- Nhiều bộ sách giáo khoa (SGK) sẽ không còn độc quyền. Tuy nhiên, thực hiện không đơn giản – mà cần một “tổng chỉ huy” có tâm và tầm để có thể huy động nguồn lực xã hội tham gia viết sách. Song song với đó là cần có cơ chế… Ý kiến của Tiến sĩ khoa học (TSKH), giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội Nguyễn Kế Hào.
Theo ông Nguyễn Kế Hào thì Bộ GD-ĐT phải thành lập Hội đồng tư vấn gồm nhiều chuyên gia giỏi, tâm huyết có vai trò tham mưu để duyệt sách. Từ đó, Bộ trưởng sẽ chọn vài ba bộ sách đạt chuẩn để có quyết định lưu hành.
Gần đây, cách làm sách cũng đã có thay đổi - Bộ GD-ĐT không còn là chủ dự án nữa. Tuy nhiên, để thực hiện được “1 chương trình nhiều bộ sách” thì phải có một “tổng chỉ huy” là người đứng đầu ngành GD có tâm và tầm.
Nhiệm vụ của "tổng chỉ huy" là phải huy động đội ngũ, các nhà GD học, tâm lý học, XHH, các nhà giáo, nhà khoa học cơ bản… tham gia Hội đồng tư vấn. Nhóm này được Bộ trưởng trả lương cao và chỉ tập trung làm: cụ thể hóa mục tiêu các cấp học ở phổ thông; xây dựng được chuẩn kiến thức, kỹ năng, sau đó mới biên soạn chương trình, SGK cụ thể.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Mặt khác, nghị định của Chính phủ quy định để biên soạn sách thì phải xây dựng được tiêu chuẩn, chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học. Do đó, để thực hiện Chỉnh phủ cần ban hành hướng dẫn.
Trước đây chỉ có 1 nhóm duy nhất làm sách nên xấu - tốt cũng phải sử dụng không có quyền lựa chọn. Cho nên sách viết sai nhiều, thậm chí sai cả kiến thức cơ bản, logic không hợp lý cũng vẫn phải dùng.
Cứ đưa ra vài ba bộ sách để chọn sẽ đem đến sự lành mạnh, không còn độc quyền nữa. Tồn tại độc quyền đồng nghĩa với vô hiệu hóa quản lý nhà nước và từ sự độc quyền dẫn đến sách kém chất lượng…
-
Kiều Oanh (ghi)