221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1189104
Có tiền, sinh viên cũng khó nối mạng
1
Article
null
Có tiền, sinh viên cũng khó nối mạng
,

 - Lo ngại SV lên mạng sử dụng sai mục đích, vướng vốn, thậm chí sợ khó quản lý..., nhiều ký túc xá (KTX) của các trường ĐH, CĐ không "nối" Internet cho sinh viên, dù đây đang là nhu cầu bức thiết của họ.

 

SV dùng Internet chỉ để chat?

 

KTX Trường Đại học Kinh tế quốc dân (ĐH KTQD) gồm 5 khu nhà với khoảng 300 phòng ở với khoảng 3.000 sinh viên (SV). Rất nhiều SV trong KTX đều đã có máy tính.

 

“Em chỉ có thể sử dụng máy tính để đánh văn bản hoặc nghe nhạc vì KTX không được nối mạng Internet. Có việc gì liên quan đến mạng là phải ra ngoài. Đi ra ngoài thì xa, có hôm về muộn, KTX đã đóng cửa. Nếu về sớm thì chưa xong việc”, bạn Hương, SV khoa Quản trị kinh doanh, cho biết.

 SV trong KTX của ĐH KTQD "tranh thủ" sử dụng wifi tại khu nhà 5.
Ảnh: Cẩm Quyên

Mỗi khu nhà trong KTX đều có một phòng Internet với khoảng 30 máy tính được nối mạng. Nhưng con số này không thể đáp ứng được nhu cầu vì trung bình, một khu có đến hàng trăm SV.

 

“Hơn nữa, mạng Internet chậm, người quản lý phòng Internet thích mở lúc nào thì mở, thái độ đôi khi không được “dễ chịu”, Hương cho hay.

 

Thời gian gần đây, các phòng Internet này còn đóng cửa hẳn. Hầu hết SV phải ra các quán Net ở cổng KTX. Ai có laptop thì có thể tranh thủ ra khuôn viên khu 5 để hưởng chút ít sóng wifi được trang bị riêng cho khu nhà này.

 

Nhiều lần, SV kiến nghị nhà trường cho phép KTX nối mạng, thậm chí, xin phép bỏ tiền ra để tự kéo đường dây Internet bên ngoài vào, nhưng cũng không được.

 

Những SV sống trong KTX của Trường Cao đẳng Xây dựng Hà Nội 1 (CĐ XD) cũng trong tình trạng tương tự.

 

Vi, SV năm 2, khoa Xây dựng, cho biết: “Em có nhu cầu sử dụng Internet cao, vì lượng  kiến thức khổng lồ trên mạng rất hữu ích. Ngoài ra, em đang là admin (quản trị) của một số diễn đàn (forum) liên quan đến học tập, vui chơi của các bạn trẻ. Không có Internet, em cũng phải “bó tay” vì không thể ngồi ngoài quán Net suốt cả ngày được”.


Vi đã vài lần đăng kí với nhà cung cấp bên ngoài để tự nối, nhưng nhà trường không đồng ý.

 

Khi SV thắc mắc thì nhà trường nói rằng chưa thể nối mạng ở thời điểm này.

 

“Hơn nữa, các thầy cho là chúng em nối mạng chỉ để chơi game, chat chit chứ không để học”, Vi nói.  

 

Cũng vì không có Internet, đã có SV Trường CĐ XD phải chuyển ra khỏi KTX để được nối mạng.

 

Không "nối" vì e khó quản lý

 

 Không có Internet, nhiều SV ở KTX phải ra các quán Net bên ngoài để "nối" mạng.
Ảnh: Cẩm Quyên
Ông Trịnh Quang Vinh, Hiệu trưởng Trường CĐ XD, cho biết: “Không phải chúng tôi không muốn nối mạng cho SV KTX. Nhưng năm 2008, đường dây cáp mạng mới vào đến khu Trung Văn (nơi Trường CĐ XD “đóng đô”)”.

 

Ngoài ra, việc nối mạng cho SV KTX cũng đang gặp phải một số vướng mắc: Nguồn vốn đầu tư sẽ do nhà trường hay SV bỏ ra? Sẽ có bao nhiêu SV muốn nối mạng? Quản lý ra sao? Chọn nhà cung cấp dịch vụ nào?…

 

Vì vậy, ông Vinh khẳng định: “Việc nối mạng cho SV KTX phải có lộ trình, nhà trường đang thực hiện điều này”.

 

Ngoài ra, nếu nối mạng Internet, nhà trường sẽ yêu cầu SV cam kết sử dụng đúng mục đích.

 

Cũng theo ông Vinh, trường không cho phép SV tự ý kéo dây mạng từ bên ngoài vào, bởi: “Như vậy sẽ ảnh hưởng đến hệ thống các đường dây đang có sẵn trong KTX. Hơn nữa, ở trong KTX nhưng nối mạng tự do, không ai quản lý thì không được”.

Còn ông Lê Anh Tuấn, Trưởng phòng Công tác Chính trị và Quản lý SV của ĐH KTQD, cho biết:  “Việc nối mạng cho SV không khó".

 

Nhưng ông Tuấn băn khoăn: “Lượng SV trong KTX lên đến hàng nghìn em, mạng Internet bản thân đã phức tạp”.


Việc không cho SV tự ý kéo dây nối từ ngoài vào, lý do ông Tuấn đưa ra là sẽ gây phức tạp cho hệ thống dây cáp.
 
Ngoài ra, nếu có hỏng hóc, đưa người lạ bên ngoài vào KTX sửa máy, nhà trường không quản lý được.

Khi đưa ra ví dụ về một số KTX đã nối mạng cho SV, ông Tuấn nói: “Có thể họ cũng gặp những cái khó trong quản lý, nhưng không nói ra. Dù vậy, họ vẫn nối cho SV. Đó là quan điểm của họ. Còn chúng tôi cũng giữ quan điểm của mình”.

Giải pháp của nhà trường là trong thời gian tới sẽ tăng cường số lượng các điểm truy cập Internet công cộng trong KTX, nâng cấp đường truyền.
 
“Hiện nay, mạng chậm là tình trạng chung ở tất cả các bộ phận trong trường, bản thân tôi cũng chịu chung cảnh đó chứ không hơn gì SV. Các em cũng phải thông cảm với nhà trường”, ông Tuấn chia sẻ.
  • Cẩm Quyên
*******************
 
Ho ten:  Nguyễn Văn Tuyến
Dia chi: Hải Dương

Truy cập internet với sinh viên là việc vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn thông tin,các sách giáo trình trong nước và quốc tế đều được đăng tải lên các trang web còn mục đích sử dụng của sinh viên là rất đa dạng nhưng với mục đích không lành mạnh có lẽ không nhiều mà đa phần phục vụ cho học tập.
 
Tôi xin có ý kiến nho nhỏ " để tiện cho việc quản lý cũng như việc học tập của sinh viên mỗi ký túc xá nên có một điểm truy cập Wifi miễn phí hoặc có thể thu tiền như thẻ thư viện để sinh viên có thể học tập được tốt hơn ". Xin cảm ơn những người đã quan tâm tới ý kiến này.
 
Ho ten: Do Thi Quynh Nga
Dia chi: Quang Ngai

Là sinh viên, mình thấy không nên cắt nhu cầu này. Đây là một nhu cầu hết sức thiết yếu, là phương tiện học tập giúp đỡ sinh viên rất nhiều trong việc học hành, đôi khi nhà ở, việc làm...
 
Bên trường mình, wifi, cable dung vô tư, tất cả mọi nơi sinh viên ngồi đều có wifi hay cable chứ không tập trung chỗ nào cả.
 
Tuy nhiên, biện pháp quản lí rất tốt. Ví như trường mình, người quản lí chỉ cho xài một số trang web nhất định. Còn lại hầu như bị khóa, các trang web đồi trị hay chat chit sinh viên không thể truy cập được vì du youtube, yahoomessenger, hay trang web đồi trị….
 
Mục đích phục vụ cho việc học là chủ yếu. Thời đại thong tin hiện nay, ai tìm được thông tin sớm, người đó sẽ trở thành người chiến thắng.
 
Không có internet sinh viên sẽ tụt hậu, han chế khả năng phát triển của SV. Như mình, khi làm luận văn, mình download journals hay papers từ internet, down rất nhiều.
 
Và qua đó, khám phá rất nhiều thong tin bổ ích. Không có internet, sinh viên chỉ có thể sử dụng tài liệu qua sách vở ( cái này rất hạn chế), tốn thời gian, và đôi khi cần thong tin mới nhất thì không thể cập nhật qua sách vở.
 
Không thể ngắt internet, như vậy sẽ lãng phí sự năng động và cả tài năng của sinh viên.
 

Ho ten: Trần Văn Dũng
Dia chi: Đông Hà - Quảng Trị

Thời đại này mà các trường đại học, cao đẳng còn tư duy như thế thì thật thiệt thòi cho sinh viên quá! Trong lúc nhà nước đang khuyến khích sử dụng thông tin điện tử để đưa đất nước nhanh bắt nhịp với thế giới thì một số người lại sợ quản lý - mà đối tượng ở đây là sinh viên, những tri thức thực sự của đất nước. Hãy tin ở lớp trẻ này. Họ biết phải làm gì cho bản thân và xã hội.

Bản thân tôi mong muốn không chỉ nhà trường bậc ĐH, CĐ mà các trường học phổ thông, các trung tâm văn hóa, tụ điểm văn hóa làng xã cần được nối mạng và khuyến khích mọi người quan tâm đến Internet, càng nhiều người sử dụng internet thì sự hiểu biết của xã hội càng được nâng cao, càng có cơ hội để đuổi kịp thế giới, không chỉ trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà sự phát triển mọi mặt của đất nước.

Ho ten: Huyen Duong
Dia chi: 2311 Crescent Creek Drive, NC

Việc xây dựng một mạng internet cho 1 trường đại học không hề đơn giản như quán cafe internet do số lượng người dùng rất lớn. Như trường đại học tôi của tôi hiện tại ở Mỹ, có cả 1 khoa  làm lĩnh vực này, phụ trách điều khiển các router, server...Các sinh viên có user ID riêng, được đăng kí máy tính theo địa chỉ MAC. Mạng không dây thì gần như phủ sóng khắp nơi ngay cả khi ngồi đợi ở bến xe bus vẫn có thể truy cập không dây tốc độ cao. Muốn tốc độ cao thì trường cần phải mua một đường truyền chính nối thẳng ra internet. Theo như mạng trường tôi thì nối thẳng đến ISP lớn của Mỹ. Không thế chỉ đơn giản kéo dây, rồi xây dựng các AP thuần túy, thực sự cần một quy hoạch để có thể mở rộng mạng, nâng cấp. Có lẽ, nhà trường nên tìm cách kêu gọi tài chính xây dựng hẳn một bộ máy thực sự có chuyên môn làm về internet.

Ho ten: ABC
Dia chi: KTQD

Các thầy cô năm nào cũgn có những buổi giao lưu với sinh viên để lắng nghe những gì SV thắc mắc. Em nhớ là có đưa ra thắc mắc này và nhà trường cũng nói là sẽ xem xét; nhưng rõ ràng là các thầy không chịu lắng nghe bao giờ. Nó chẳng khác gì với sự yếu kém trong khâu quản lý KTX của nhà trường.Các thầy chỉ nguỵ biện mà thôi.Vậy thì lãng phí cả thời gian của SV khi đi nghe những buổi gặp mặt tiếp xúc như vậy.

Ho ten: Dương Doãn Tuyên
Dia chi: Đê La Thành, Hà Nội

Mình không thể tưởng tượng ra được cuộc sống của một sinh viên như mình bây giờ sẽ ra sao nếu không có internet. Thời đại thông tin bùng nổ, hơn ai hết, sinh viên là những người cần cập nhật thông tin một cách thường xuyên để phục vụ cho việc tra cứu và học tập. Thế giới internet là một thế giới thông tin vô cùng phong phú và đa chiều. Tuy nhiên, nó cũng có những mặt xấu nếu không sử dụng đúng mục đích. Mặc dù vậy, mình vẫn tin rằng những sinh viên như mình sẽ sử dụng nó như một công cụ học tập hiệu quả. Mong các bạn sẽ được kết nối, kết nối với thông tin, với nguồn tri thức để phục vụ tốt cho việc học tập và nghiên cứu.
 

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng:               (091)356-4657        hoặc (04)3772-2729
Email:
bvkh@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;