- Đi làm về sớm, chị Thi "sững" người khi thấy con gái mình và gia sư đang hôn nhau... thắm thiết. Nhiều cuộc tình nảy nở giữa nữ sinh với nam gia sư đang khiến các bậc phụ huynh lo lắng.
Vừa học, vừa… nắm tay nhau
Vì học gia sư đã nhiều nên khi gặp anh gia sư đang là SV năm 2 khoa Toán, ĐH Sư phạm Hà Nội, Nga không có cảm xúc gì.
Nữ sinh và gia sư nam dễ nảy sinh tình cảm. (Ảnh minh họa: teenspace)
Tuy nhiên, sau những cuộc nói chuyện lúc giải lao, dần dà, Nga có thói quen muốn được tâm sự với gia sư của mình.
Cứ thế, những khoảng giải lao 15 phút được Nga chủ động kéo dài ra. Nga còn “trấn an” gia sư: “Mẹ em thấy mình nói chuyện cũng sẽ nghĩ là đang trao đổi bài”.
Anh chàng gia sư thì ngày nào đến cũng mua cho Nga một thanh kẹo sôcôla. Hành động đó khiến cô bé đang ở tuổi mới lớn càng “rung rinh”.
Còn với Oanh, học sinh lớp 10 Trường THPT Nhân Chính thì buổi học đầu tiên với gia sư lại khá căng thẳng. “Mới gặp, anh ấy đã ra lệnh nên em rất ghét”, Oanh nói.
Mỗi khi Oanh cáu, xị mặt, anh gia sư vẫn điềm nhiên khiến Oanh vừa tức vừa tò mò. Mãi về sau, Oanh mới biết đấy chỉ là “chiêu” để anh thử cô bé. Qua vài tháng, anh chàng chủ động “tấn công” cô bé kiêu kì nhưng xinh xắn, nhà lại giàu có.
Oanh nói: “Lẽ ra em nên nói với mẹ để cho anh ấy nghỉ việc, nhưng em cũng thích anh ấy mất rồi”. Từ đó, Oanh cố gắng học hơn để mẹ không nghi ngờ.
Nhưng trong một buổi học, do tình cảm quá “mặn nồng”, Oanh và gia sư đã nắm tay nhau dưới ngăn bàn, mẹ Oanh đi từ tầng dưới lên nhìn thấy đã tức tốc cho gia sư nghỉ.
Bố mẹ tá hỏa
Chị Hạnh, mẹ Nga đã “tá hỏa” khi biết con gái và gia sư có tình cảm với nhau.
Không dễ để bố mẹ kèm cặp, quản lý con cái. (Ảnh: CQ)
“Trước đây, ở cơ quan đã có người kể về trường hợp tương tự nhưng tôi chủ quan, cho là hiếm hoi mới có người như thế nên không dè chừng”, chị Hạnh nói.
Điều chị “sốc” nhất là cô con gái nói rành rọt từng chữ: “Mẹ mà đuổi anh ấy đi, thì con không học ai khác nữa, cũng không học môn đó nữa”.
Không “bó tay”, chị Hạnh tiếp tục mời một nữ gia sư cũng đang là SV về dạy cho con.
Mất hơn một tháng dỗ dành, ép uổng để đưa được con trở về khuôn khổ, chị Hạnh đang yên tâm thì bỗng một hôm chị nhìn thấy con mình đang đi với gia sư cũ.
Quá "sốc", chị Hạnh đã đứng giữa đường mắng xối xả cậu SV, rồi lôi Nga về nhà.
Còn chị Thi (tập thể Thành Công, Ba Đình) thì gặp tình cảnh "trớ trêu" hơn.
Một hôm, thấy mệt nên chị về nhà sớm. Lên tầng 2, không thấy con gái và gia sư ở bàn học, chị ngạc nhiên vì vẫn thấy xe máy, giầy của cậu SV để ngoài cửa.
Bước tiếp lên tầng 4, nơi có phòng ngủ của con, chị đứng sững khi thấy con gái và gia sư đang hôn nhau... thắm thiết.
Chị quát ầm lên, rồi giằng con ra, trong khi cậu gia sư nhanh chóng chạy... mất hút. Buổi tối, vợ chồng chị kiểm tra vở học thêm Toán của con thì "ngã ngửa" bởi chỉ thấy mấy gạch đầu dòng: “bài tập đã giải ra nháp, chưa chép vào”.
“Không biết con tôi và “thằng kia” đã đi quá đà chưa”, chị Thi lo lắng.
Mong con tự giác
Sau khi người yêu bị mẹ đuổi, Oanh bày tỏ: “Bố mẹ em làm ầm lên cũng là chuyện dễ hiểu. Vì lo em không học được, tư tưởng phân tán, hoặc bị lợi dụng này nọ…”.
Oanh băn khoăn: “Em vừa muốn bố mẹ không phiền lòng, vừa muốn tinh thần thoải mái để học tập yên ổn, lại không muốn mất anh ấy. Hi vọng đến khi vào được ĐH thì có thể công khai mọi chuyện”.
Con gái chị Thi năm nay đã học lớp 12 nên chị không thể không thuê người kèm cặp cho con. Thế nhưng, con chị thi khối A, tìm gia sư dạy Toán, Lý, Hóa là nữ không phải chuyện dễ. Mà tìm gia sư nam thì chị đã được một phen "hú vía" rồi.
Chị Thi tâm sự: "Bố mẹ còn lo trăm công nghìn việc, nếu thuê gia sư cũng phải kè kè ngồi cạnh thì còn gì để nói nữa? Con cái phải biết nghĩ, tự giác và chủ động thì chúng tôi mới yên tâm được".
-
Cẩm Quyên
*********************************************
Ho ten: Lê Tiến Dũng
Dia chi: ĐH Hàng Hải Việt Nam
Tieu de: Chuyện thật buồn cười
Tôi đang là sinh viên năm thứ 3. Chuyện đi gia sư là cơm bữa đối với tôi. Đã từng gia sư cho nhiều đối tượng học sinh -,hầu hết là học sinh cấp 3, các em gái lứa tuổi này hầu hết đang rơi vào độ tuổi khủng hoảng tâm lý. Tôi chắc những bạn gia sư như tôi thì đối với các em đang là " sao", bọn tôi nói gì, khuyên gì mà các em khong nghe chứ.Vì thế, chỉ cần tỏ thái độ quan tâm đến các em một chút thì chuyện tình cảm thân thiết của em dành cho gia sư thì rất dễ xảy ra.
Tuy nhiên, vấn đề là chúng ta đi gia sư làm gì? Ngoài mục đích kiếm thêm thu nhập thì còn mục đích gì khác? Tình cảm giữa gia sư dành cho các em thực lòng hay chỉ là sự lợi dụng trước suy nghĩ ngây thơ của các em? Nếu bạn nào đi gia sư mà nghĩ đến chuyện đó thì tôi thấy thật nực cười phải không?Riêng bản thân tôi chỉ muốn các em học tốt hơn, không muốn chuyện gì khác ảnh hưởng vào tâm lý các em. Hãy để các em tập trung vào học tập cho tốt
Ho ten: TrungLC Ho ten: Minh Hoàng Tôi cũng từng là gia sư và đã yêu cô học trò mà mình đã dạy. Bây giờ, cô ấy đã là vợ tôi, đã đỗ đạt và đang rất hạnh phúc. Về tình cảm của giới trẻ bây giờ, thật khó để có một ranh giới bất khả xâm phạm về quan hệ gia sư-học trò. Theo tô,i gia đình nên tìm gia sư đồng giới để tạo an toàn cao.Vẫn có những gia sư (chủ yếu là nam) có những toan tính mà phụ huynh không thể ngờ được: Họ chọn giải pháp "nước chảy đá mòn" để chinh phục gia chủ, chinh phục cô học trò của mình nhằm nhiều mục đích. Kết quả: Học trò học tốt + tình cảm gia sư - học trò trong sáng là rất hiếm. Ho ten: Phuong Viet Ho ten: Hồ Sơn Thành Đã là con người, không ai co thể noi trước là "tôi sẽ yêu khi nào và không yêu khi nào cả". Vì thế, nếu tình yêu đến thì hãy đón nhận vì đó là món quà mà thượng đế ban tặng. Ho ten: Lê Anh Đây là chuyện nóng bỏng, nhưng thiết nghĩ, bậc cha mẹ phải bình tĩnh khi gặp chuyện này. Không cha mẹ nào không mong con mình học hành đỗ đạt cả, nhưng cấm đoán có tác dụng tốt hay xấu? Tại sao những lúc như thế, thay vì mắng chửi con cái thì bậc cha mẹ không chỉ cho con cái cách vừa yêu mà vừa học tốt có hay hơn không? Học tốt cần có tâm lý thoải mái mà cấm rồi thì tâm lý làm sao thoải mái, học hành đến nơi đến chốn được? Ho ten: Nguyễn Sơn Tôi cũng đang là gia sư cho 1 em đang học lớp 11. Các em cần gia sư thường không phải là học sinh có kết quả học tập tốt lắm, hoặc các em lười. Thuê nam hay nữ sinh viên, theo tôi, không quan trọng mà quan trọng là gia sư cũng được coi là 1 người thầy, nên giữ đúng chuẩn mực của mình. Còn khi đã yêu rồi thì tâm hồn đâu nữa mà thầy và trò còn bàn được 1 bài Toán, Lý, Hóa nữa hả các bạn. Xin các bậc phụ huynh không nên lo lắng quá, mà tìm giải pháp thích hợp nhất. Chớ làm cho con mình lại càng học kém hơn nhé... Ho ten: Nguyễn văn Tuấn Chuyện có tình cảm với người lớn tuổi, thành công, từng trải trong cuộc sống là điều bình thường với những nữ sinh còn nhỏ tuổi. Tuy nhiên, là bậc phụ huynh, chúng ta cần phân tích cho các
Dia chi: Hà Nội
Tieu de: Nên hài hoà
Nếu việc yêu nhau thúc đẩy việc học đi lên thì sao không để nhưng khi phụ huynh mà biết thì chắc là đuổi rồi. Hãy tốt nhất yêu vừa thôi, tập trung học thì khi vào ĐH thì thoải mái công khai, không sợ phụ huynh nữa.
Dia chi: Tân Bình, TP.HCM
Tieu de: Bình thường, nhưng rất hiếm
Dia chi: Nha Trang
Tieu de: Con yêu gia su
Việc nữ sinh yêu nam gia sư là chuyện rất dễ dàng xảy ra, vì sự kèm cặp thường xuyên, gần gũi hằng ngày, sự giúp đỡ , sự biết ơn… đã tạo điều kiện để tình cảm nảy nở ở cả đôi bên. Đến khi tình cảm phát triển rồi dùng biệnpháp đuổi thì đã quá muộn, khi đó, sẽ làm tổn thương cả hai phía. Vì vậy, cách tốt nhất là nên chọn gia sư cùng giới với học trò.
Dia chi: 122 Trần Hưng Đạo - Đồng Hới- Quảng Bình
Tieu de: Không nói trước được điều gì
Dia chi: Hà Nội
Tieu de: Có nên không
Dia chi: Hà Nội
Tieu de: Nhìn theo nhiêu chiều
Dia chi: ĐHKH ĐH HUẾ
Tieu de: Nữ sinh và gia sư
em hiểu mặt tích cực và tiêu cực của nó. Để các em tự nhận thức được vấn đề. không nên cấm đoán mà nên hướng nó đến một cái đích tốt đẹp hơn.