221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1191484
Bộ Chính trị yêu cầu cải cách giáo dục từ 2011
1
Article
null
Bộ Chính trị yêu cầu cải cách giáo dục từ 2011
,

 - Cải cách giáo dục, xây dựng chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 để trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và hoàn chỉnh Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục, Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ thực hiện.

Đây là những nội dung trong thông báo kết luận của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa 8, phương hướng phát triển GD-ĐT đến năm 2020 vừa được ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị ký ngày 15/4.

"Giáo dục chưa thực sự là quốc sách hàng đầu". Ảnh minh họa: Một giờ học của HS Trường tiểu học Cát Linh, Đống Đa, HN. Ảnh: Bảo Anh

Theo đó, Bộ Chính trị giao ban cán sự đảng Chính phủ thực hiện chủ trương về cái cách giáo dục trong các Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành TW lần thứ tư, bảy và chín (khóa 10), xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn này, trình tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (diễn ra vào năm 2011) và hoàn chỉnh đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Theo kết luận này, trong thời gian qua, GD-ĐT chưa thực sự là quốc sách hàng đầu khi còn nhiều nội dung chưa đạt được yêu cầu phát triển của đất nước.

Từ đó, Bộ Chính trị chỉ đạo 7 nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục đến năm 2020 như: nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho HS, SV, mở rộng quy mô giáo dục hợp lý; đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với GD-ĐT; xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng...

Đối với đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục, Bộ Chính trị yêu cầu, tăng đầu tư nhà nước cho GD-ĐT.

Đổi mới cơ chế để góp phần nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và đảm bảo công bằng trong giáo dục.

Giải pháp nêu rõ, thực hiện chế độ học bổng, học phí và hỗ trợ học tập theo hướng học phí ở mầm non, THCS, THPT phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư và hoàn cảnh hộ gia đình; ở giáo dục nghề nghiệp và ĐH thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nước và người học.

Đồng thời, thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho HS, SV các gia đình chính sách, hộ nghèo và chế độ cho vay để học. 

Những nhiệm vụ này, Bộ Chính trị đã giao Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, cùng với Ban cán sự đảng Bộ GD-ĐT làm đầu mối theo dõi, kiểm tra, đôn đốc.

7 nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục đến năm 2020:

1. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho HS, SV, mở rộng quy mô giáo dục hợp lý. Nội dung này cần coi trọng cả 3 mặt giáo dục: dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề.

2. Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với GD-ĐT. Trong đó, đổi mới căn bản chính sách sử dụng cán bộ theo hướng coi trọng phẩm chất và năng lực thực tế. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý. Tăng cường thanh, kiểm tra, kiểm định chất lượng và giám sát các hoạt động giáo dục.

3. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng.

4. Tiếp tục đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục. Cụ thể, rà soát lại toàn bộ chương trình và SGK phổ thông, sớm khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa khuyến khích đúng mức tính sáng tạo của người học.

Nhiệm vụ này nêu rõ, cần cải tiến và nâng cao chất lượng chương trình các môn khoa học xã hội, nhân văn, nhất là các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Bãi bỏ độc quyền xuất bản và phát hành SGK của NXB Giáo dục.

Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều. Phát huy phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác; giảm thời gian giảng lý thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho HS, SV...

5. Tăng cường nguồn lực cho giáo dục. Ưu tiên các chương trình mục tiêu quốc gia, khắc phục tình trạng bình quân, dàn trải...

6. Đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục. Nhà nước sẽ tập trung đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước giảm bớt sự chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng miền.

7. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.

Có cơ chế, chính sách thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài cho giáo dục, nhất là lĩnh vực đào tạo ĐH, sau ĐH và dạy nghề; thu hút các nhà giáo, nhà khoa học giỏi nước ngoài tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học ở các cơ sở giáo dục ĐH, sau ĐH...

(Trích Thông báo kết luận của Bộ Chính trị)

  • Bảo Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,