- Khi mới đưa vào giảng dạy theo hệ thống tín chỉ cách đây gần 1,5 thế kỷ, ĐH Harvard cũng gặp những khó khăn như thiếu phòng học, và chưa phải là một cơ sở đào tạo “kếch xù” như hiện nay. Vì thế, không thể chờ "giàu có" rồi mới làm tín chỉ. Ông Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD - ĐT), chuyên gia về đào tạo tín chỉ cho biết.
-
>> Bài 1: Đào tạo tín chỉ- muốn nhanh khó đạt
-
>> Bài 2: Thầy hụt hơi, trò quen đối phó
- >>Bài 3: 1 cố vấn "cõng" 100 sinh viên
Tận dụng các phòng lớn để học lý thuyết, xây dựng thêm phòng nhỏ để thảo luận là bước đi thích hợp trong lộ trình chuyển đổi sang đào tạo theo học chế tín chỉ.
Ảnh: Lan Hương.
Lộ trình 10 năm
“Sau Mỹ, chính những quốc gia đang phát triển lại “bập vào” học chế tín chỉ bởi tính hiệu quả của hệ thống này. Theo tổng kết của Ngân hàng Thế giới thì chi phí đào tạo cho SV theo tín chỉ thấp hơn so với đào tạo theo niên chế” – Ông Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), chuyên gia về đào tạo tín chỉ khẳng định.
Trong điều kiện hiện nay, các trường ĐH, CĐ ở Việt Nam chưa thể ngay lập tức thỏa mãn hết các yêu cầu của việc đào tạo theo tín chỉ.
Vì vậy, các trường cần phải bắt tay vào làm ngay, và có lộ trình hoàn thiện trong khoảng 10 năm.
"Con nhà nghèo" vẫn làm được tín chỉ
Khi mới đưa vào giảng dạy theo hệ thống tín chỉ cách đây gần 1,5 thế kỷ, ĐH Harvard cũng gặp những khó khăn như thiếu phòng học, và chưa phải là một cơ sở đào tạo “kếch xù” như hiện nay. Vì thế, không thể chờ "giàu có" rồi mới làm tín chỉ, mà phải dựa trên điều kiện của mình, ông Khuyến phân tích.
Nếu trường có ngân quỹ lớn, đảm bảo đủ đội ngũ và phòng ốc thì làm theo kiểu “con nhà giàu”, tức là cho SV thoải mái đăng ký theo đúng quy định.
Nhưng nếu chưa đủ điều kiện thì phải bố trí 2 loại lớp học: lớp học "tĩnh" và lớp học "động".
Lớp học "tĩnh" sẽ gồm những môn bắt buộc phải học theo thời khóa biểu cứng. Còn lớp học "động" là cho SV tự đăng ký môn học, giờ học. Tùy theo điều kiện của trường mà khối lượng lớp "động", lớp "tĩnh" được mở rộng ra hay thu hẹp lại.
Đây cũng là hình thức tổ chức lớp học được áp dụng tại nhiều trường ĐH đang chuyển đổi sang học chế tín chỉ như Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Thương mại, Trường ĐH Xây dựng…
Chẳng hạn, để tận dụng phòng học, có thể phân 3 ca học/ngày. Lớp học "tĩnh" của năm thứ nhất học ca 1, năm thứ hai học ca 3. Còn ca giữa bố trí lớp học "động", học những môn SV năm 1 có thể học chung với năm 2. Như vậy SV cả 2 khóa đều có thể đăng ký học phần chung ở ca 2.
Song song với đó, các trường tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất và phát triển đội ngũ giảng viên để đáp ứng yêu cầu của việc đào tạo theo tín chỉ.
TS. Bùi Xuân Nhàn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại cho biết, trường đã có một khu nhà học 7 tầng với sức chứa khoảng 5.000 SV/một ngày dành cho học lý thuyết. Sắp tới, trường sẽ cải tạo một số dãy nhà cũ và xây thêm 1 tòa nhà mới 9 tầng để phục vụ giờ thảo luận.
Điều ông Nhàn băn khoăn là mức học phí hiện nay còn thấp, chưa đủ để các trường trang trải và phát triển.
“Theo tôi, học phí nên tăng thêm vài chục phần trăm, ít nhất cũng bù được tốc độ trượt giá trong những năm qua.
Tuy nhiên, cần tính toán tới phần đông SV nông thôn và phải có chính sách tín dụng phù hợp”, ông Nhàn nói.
Đã bước một chân vào đổi mới
“Thực tế hiện nay chúng ta đang áp dụng học chế “đi bằng 2 chân”, kết hợp mềm dẻo giữa niên chế và tín chỉ.” – TS. Lê Viết Khuyến cho biết.
Có 2 tiêu chí để xác định một hệ thống là tín chỉ hay niên chế là: sự tích lũy của người học và tổ chức đào tạo trong nhà trường.
Với tiêu chí đầu tiên, tích lũy kiến thức theo năm học là điển hình của đào tạo theo niên chế, còn tích lũy theo từng học phần và môn học là điển hình của đào tạo tín chỉ.
Theo cách hiểu này thì ngay từ năm 1989, các trường ĐH Việt Nam đã bước một chân vào đào tạo theo tín chỉ vì đã tiến hành đánh giá theo từng môn học và học phần, kiến thức được cấu trúc thành các modul và đơn vị đo lường modul là học trình.
Ông Khuyến khẳng định: “trên thực tế, các trường ĐH đã đi vào học chế tín chỉ đến 80%.”
Đầu não "phòng đào tạo"
20% còn lại chính là chuyển đổi tiêu chí thứ 2, cũng là tiêu chí dễ khiến các trường“rối như canh hẹ”.
Đó là tổ chức đào tạo sao cho SV có thể đăng ký học theo kế hoạch cá nhân, phù hợp với năng lực từng người.
Chuyển đổi sang học chế tín chỉ, việc phân lớp không còn là nhiệm vụ của các khoa mà tất cả đều phải tập trung vào “đầu não” là phòng đào tạo.
TS. Bùi Xuân Nhàn cho biết, Trường ĐH Thương mại đã tăng cường nhân lực, cơ sở vật chất và đặc biệt phải liên kết chặt chẽ với bộ phận quản trị mạng để tổ chức quản lý trên phần mềm.
Nhân viên của phòng phải có kinh nghiệm để bố trí các lớp cho phù hợp. Bên cạnh đó, toàn bộ giảng viên, SV trong trường đều phải được hướng dẫn sử dụng thành thạo phần mềm quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ.
Ông Nhàn cho hay, những phần mềm đang chào bán trên thị trường có thể không phù hợp, vì mỗi trường có đặc thù riêng.
Vì thế, nhà trường đã thành lập nhóm nghiên cứu và đưa vào sử dụng phần mềm riêng.
Thực tế, đã có cơ sở đào tạo mua phần mềm với giá hơn 1 tỷ đồng rồi “vứt xó” do không phù hợp.
Học chế tín chỉ mới chỉ là bước khởi đầu để chuyển sang hệ thống tín chỉ. Các trường ĐH, CĐ ở Việt Nam hiện nay có thể chuyển sang học chế tín chỉ ngay nhưng phải mất trung bình 10 năm mới xây dựng được hệ thống tín chỉ hoàn thiện với 12 đặc điểm: |
-
Lan Hương
TIN LIÊN QUAN |
---|