221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1192484
Tổng chủ biên: SGK Lịch sử sai sót do duyệt còn nể
1
Article
null
Tổng chủ biên: SGK Lịch sử sai sót do duyệt còn nể
,

 – GS.TS Phan Ngọc Liên, Tổng Chủ biên SGK Lịch sử từ lớp 6 đến lớp 12 đã có trao đổi thẳng thắn với VietNamNet về các góp ý cho sách giáo khoa lịch sử. 

 

Lời tòa soạn: Trước khi đăng tải ý kiến “nhặt sạn” sách giáo khoa (SGK) Lịch sử, chúng tôi đã gửi các bài viết tới GS Đinh Xuân Lâm, một trong những nhà sử học đầu ngành, đồng thời, tham gia viết sách giáo khoa và được ông cho ý kiến. Sau đó, tòa soạn tiếp tục liên lạc với Nhà Xuất bản Giáo dục và nhận được trả lời, NXB sẽ tổ chức gặp các tác giả viết sách và trả lời trên báo Giáo dục thời đại

 

Trong tháng 4, trên diễn đàn của Bộ GD-ĐT (Edunet), cũng như trên báo Gi áo dục Thời đại đã đăng tải các ý kiến tiếp nhận những góp ý đúng và bảo lưu những thông tin mà nhóm tác giả nhận thấy trao đổi chưa hợp lý.  

 

Kết thúc loạt ý kiến của các tác giả, GS.TS Phan Ngọc Liên, Tổng Chủ biên SGK Lịch sử từ lớp 6 đến lớp 12 đã có trao đổi thẳng thắn với VietNamNet. 

 

 

"Những góp ý từ bên ngoài rất hay"

 

GS-TS Phan Ngọc Liên: "SGK bao giờ cũng lạc hậu hơn hiện thực, thực tiễn" 
Việc góp ý SGK có 2 luồng: Bộ GD-ĐT tổ chức thông qua hệ thống các trường từ phổ thông đến ĐH và thông qua các Hội khoa học…

 

Do đó, những góp ý gần đây không phải là góp ý đầu tiên nhưng các tác giả chung thái độ là lắng nghe, sửa chữa.

 

Bởi có thể người làm sách lúc đó thì không thấy được lỗi hoặc trình độ hạn chế, hoặc do khách quan không phát hiện ra lỗi nhưng giáo viên đứng lớp sẽ phát hiện được.

 

Nên có thể nói để lỗi nguyên nhân do trình độ kém cũng có, và nguyên nhân tác động bên ngoài cũng có. Cho nên những góp ý từ bên ngoài rất hay.

 

Tuy nhiên, tôi cũng thừa nhận SGK có sai sót, nhưng không phải tất cả những điều đưa ra đều sai. Góp ý phải trên tinh thần tôn trọng nhau để nâng chất lượng sách tốt hơn.

 

Bản thân SGK và chương trình nói chung là công việc khoa học phục vụ lĩnh vực khoa học. Có thể nói là nơi gặp gỡ giữa khoa học giáo dục và khoa học cơ bản. SGK xây dựng ra phải dựa vào các thành tựu khoa học - cả khoa học ứng dụng và khoa học cơ bản.

 

Do vậy những ý kiến góp ý rất quý để cho những người có trách nhiệm chiêm nghiệm…

 

Sau này, chúng ta sẽ có nhiều bộ SGK – cá nhân tôi cũng ủng hộ chủ trương này. Nhưng cũng không nên đặt vấn đề sách hiện nay kém quá, mà nhiều bộ sách là tất yếu để đáp ứng nhu cầu phát triển.

 

Một điều phải thừa nhận, từ năm 1956 chúng ta chính thức có SGK lịch sử sau 6 năm cải cách (1950) - cho đến nay,  SGK đã có tiến bộ. Bộ SGK hiện hành đã cập nhật những tiến bộ, đồng thời có tính kế thừa.

 

Người viết sách phải có những hiểu biết về SGK nhất định. Theo quan niệm hiện đại của Bộ GD-ĐT chỉ đạo hiện nay thì SGK là tài liệu cơ bản, không phải duy nhất để học sinh tự học. SGK không phải là “Bách khoa toàn thư” mà chỉ là tài liệu cơ bản.

 

Tôi không chung quan điểm với 1 ý kiến của 2 tác giả Văn Hiến – Thanh Huyền khi cho rằng, SGK là “chuẩn kiến thức” mà ngoài SGK còn nhiều sách tham khảo khác.

 

Mặt khác, vai trò của người thầy phải có trách nhiệm hướng dẫn học sinh tự học.

 

SGK có tiến bộ nhưng vẫn lạc hậu 

TIN LIÊN QUAN

SGK được viết theo tinh thần tài liệu cơ bản để giáo viên hướng dẫn học sinh tự học. Mặt khác, những người tham gia viết SGK phải đảm bảo 2 điều quan trọng, là phải thể hiện được tính khoa học và tính Đảng.   

Đồng thời, viết SGK phải bám sát nguyên tắc “không đưa những vấn đề còn đang tranh cãi” và phải đảm bảo tính “kỷ luật” – bám sát các quy định.

 

Mặt khác, SGK bao giờ cũng lạc hậu hơn hiện thực, thực tiễn.

 

Ví như: có ý kiến góp ý Hà Tây nhập về Hà Nội - cần có điều chỉnh cho phù hợp. Nhưng khi viết sách thì chưa có…

 

Từ vấn đề SGK không theo kịp sự phát triển của hiện thực cho nên giáo viên trong quá trình giảng dạy phải cập nhật kiến thức truyền tải cho học sinh.

 

Trong góp ý cần chú ý đến mặt giáo dục của SGK, bởi SGK là sự kết hợp của khoa học giáo dục và khoa học cơ bản. Về mặt giáo dục cần nhìn vào đầu đề - vì sách bây giờ đưa đầu đề rất mở, còn sách cũ bao giờ cũng khẳng định như “Cách mạng tháng 10 thành công vĩ đại”. Với đầu đề như vậy đã khẳng định trước khi học sinh tìm hiểu.

 

Nay đầu đề được chuyển sang “đặt vấn đề” như: Cách mạng tháng 8 nổ ra – trong quá trình đặt vấn đề đó tự bản thân mỗi học sinh sẽ tự tìm hiểu, khám phá và đi đến kết luận.

 

Phần tranh ảnh, biểu đồ…cũng được đưa vào sách nhiều hơn, phần nhiều là những tranh gốc, giảm minh họa để tăng tính thời sự mỗi bài học…Tài liệu tham khảo có lớp đưa, lớp không đưa.

 

Về câu hỏi trong sách cũng có nhiều loại câu hỏi khác nhau vì từ lớp 5 đến lớp 12 thì cách bố trí câu hỏi cũng khác nhau. Vì học sinh lớp 5, lớp 6 nặng về nhận biết, nhưng lên các lớp cao hơn mức độ câu hỏi cũng được nâng lên.

 

Lỗi diễn đạt sai nghĩa sẽ điều chỉnh ngay

 

Bên cạnh đó SGK cũng có một số nhược điểm do có những bất cập sau:

 

- Bất cập về trình độ của những người viết sách. Thực tế, không ai dám vỗ ngực nhận mình là người viết sách hoàn hảo, bởi khoa học là sự tiếp cận về chân lý và luôn luôn phát triển.

 

Cho nên, sai sót ở đây là do sự phát triển chung của trình độ khoa học. Bởi vì SGK thể hiện bộ mặt về trình độ khoa học, kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước.

 

- Bất cập của một số tác giả vì trong đội ngũ tác giả viết sách vẫn có các nhà khoa học cơ bản đầu ngành, các nhà quản lý GD, giáo viên giỏi…Cấu tạo gồm những thành phần như vậy để viết SGK là hợp lý. Chỉ có điều là làm thế nào để điều hành nhóm tác giả làm việc cho hiệu quả thì cách điều hành hiện chưa ổn.

 

Khâu quản lý về tổ chức thực hiện chưa hợp lý. Thường thì những người viết được sách thì làm được rất nhiều việc nên thời gian đầu tư vào viết sách còn hạn chế. Nếu Bộ GD-ĐT tổ chức thành trại – quy tụ các tác giả làm sách tập trung trong một thời gian quy định cụ thể thì chất lượng sách sẽ nâng lên.

 

Mặt khác, cơ chế cũ phần nào còn bao cấp về tổ chức chỉ đạo cho nên việc phát huy tư duy, sáng tạo, khả năng của mỗi tác giả cũng khác. Mỗi người viết một phần, sau đó nhập vào cho khớp với cái chung. Thường người viết sách theo chỉ đạo đúng kế hoạch, cứ thế viết và thậm chí “nước đến chân mới nhảy”….

 

Từ những ý kiến góp ý, nhóm tác giả chúng tôi xem xét thấy rằng, cũng có những lỗi diễn đạt phản nghĩa trái khoa học thì phải sửa.

 

Nhưng với những diễn đạt cho rõ và hay hơn nếu cần sửa thì sửa chứ cũng chưa cấp thiết bằng những lỗi sai nghĩa. Hoặc diễn đạt không phù hợp với trình độ học sinh cũng sẽ có xem xét điều chỉnh…

 

Duyệt sách còn nể nang

 

Tiến tới thực hiện nhiều bộ sách, khâu tổ chức cũng rất quan trọng. Song song với đó là phải đáp ứng nguyên tắc sư phạm chung. Làm thế nào để mỗi người viết phát huy được khả năng sáng tạo trong phạm vi cho phép vừa hợp khung nhưng cũng là công trình thống nhất trong tập thể nhưng vẫn có bản sắc của người viết.

 

Khâu tổ chức thẩm định phải là 1 tổ chức độc lập, những người viết SGK không được tham gia vào thẩm định. Hội đồng thẩm định phải gồm những người có trình độ về lý luận và thực tiễn, làm việc thẳng thắn và công tâm. Tuy nhiên, phải thừa nhận trong một số công đoạn duyệt vẫn còn có nhân nhượng, nể nang, châm chước.

 

Khi những góp ý đưa lên, cũng có tác giả buồn - buồn vì sao làm thế vẫn có sai sót. Tuy nhiên, nhóm tác giả vẫn tiếp nhận với với tinh thần tiếp thu các ý kiến để có điều chỉnh nâng chất lượng SGK.

 

  • Kiều Oanh (ghi)  

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,