221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1200180
Công khai học phí, thí sinh “né” trường ngoài công lập?
1
Article
null
Công khai học phí, thí sinh “né” trường ngoài công lập?
,

 - Mức học phí của các trường ngoài công lập được công bố đã tác động khá lớn đến quyết định chọn trường của học sinh và phụ huynh. Theo ghi nhận, lượng hồ sơ ở các trường ngoài công lập đều giảm so với mọi năm.

 

Thí sinh "né" trường ngoài công lập vì học phí cao (Ảnh minh hoạ: Lê Anh Dũng)
Mùa tuyển sinh năm 2008, ĐH Thăng Long thu nhận xấp xỉ 9.000 hồ sơ.

 

Năm nay, con số này giảm mạnh, chỉ còn hơn 5.000 hồ sơ.

 

Tại Trường ĐH Dân lập Phương Đông, lượng hồ sơ có giảm nhưng không nhiều.

 

Năm 2008 có tổng cộng hơn 5.000 hồ sơ đăng kí dự thi. Tính đến thời điểm này, nhà trường đã nhận được gần 4.900 hồ sơ.

 

Ông Phan Huy Phú, Hiệu trưởng ĐH Thăng Long cho biết: “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này”.

 

Bằng nhiều biện pháp khống chế, lượng hồ sơ ảo đã giảm. Mặt khác, so với các trường ngoài công lập, điểm chuẩn của ĐH Thăng Long cao hơn.

 

Nhưng lý do quan trọng nhất là do nhà trường đã công khai học phí trước khi thí sinh nộp hồ sơ.

 

“Năm ngoái, học phí là 10 triệu/năm, thí sinh thi đỗ vào trường rồi mới biết mức học phí này. Còn năm nay, học phí từ 11-12 triệu/năm, lại được công bố trước khi thí sinh nộp hồ sơ nên ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn trường của học sinh, phụ huynh”, ông Phú nói.

 

Sự sụt giảm này không khiến ông Phú lo ngại vì Trường ĐH Thăng Long thường chỉ tuyển được 20% chỉ tiêu ở NV1. 80% chỉ tiêu còn lại đều do xét tuyển ở NV2.

 

Do “né” trường dân lập, lượng hồ sơ ở các trường công lập gia tăng.

 

Tại Viện ĐH Mở Hà Nội, lượng hồ sơ năm nay tăng 10% so với năm trước, ĐH Công nghiệp Hà Nội tăng thêm gần 23.000 hồ sơ, Đại học Thương mại tăng thêm gần 11.000 hồ sơ…

 

Ông Nguyễn Hoàng, Trưởng phòng Đào tạo, Viện ĐH Mở cho biết: “Bây giờ, học phí là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến việc lựa chọn trường của từng học sinh, phụ huynh. Nếu học phí ở các trường dân lập nhích lên thì thí sinh sẽ chuyển hướng sang những trường công lập là điều dễ hiểu”.

 

Từ đây có một mâu thuẫn nảy sinh: Học phí công lập tuy thấp hơn, nhưng điểm chuẩn sẽ cao hơn. Thí sinh sẽ chọn đường nào: Hoặc là học phí cao thì cơ hội đỗ cao, hoặc là học phí thấp thì cơ hội đỗ thấp.

 

Ông Hoàng cho rằng: “Nếu chọn trường công lập, sẽ chẳng bao giờ các em chọn trường cao hơn hẳn so với trường dân lập. Trường hợp xấu nhất là không đỗ, các em vẫn có cơ hội xét tuyển NV2 ở các trường dân lập khác”.

 

Tài chính – Ngân hàng: Vẫn rất “hot"

 

Bối cảnh kinh tế khủng hoảng không ảnh hưởng nhiều đến độ “hot” của ngành Tài chính – Ngân hàng.

 

Năm 2009, Học viện Tài chính nhận được hơn 16.000 hồ sơ đăng kí thi ĐH.

 

Toàn Học viện có 5 ngành đào tạo thì riêng ngành Tài chính – Ngân hàng đã có tới 9.000 hồ sơ dự thi.

 

Trong tổng số hơn 37.000 hồ sơ đăng kí dự thi năm 2009 tại Viện ĐH Mở, ngành Tài chính – Ngân hàng chiếm “áp đảo” với hơn 9.000 hồ sơ.

 

28.000 hồ sơ còn lại "chia" cho 12 ngành khác của trường.

 

Theo số liệu do Bộ GD-ĐT công bố sáng 13/5, bốn khối ngành “hot” được nhiều thí sinh đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2009 gồm: Khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh (gồm các chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Kinh tế, Quản trị kinh doanh) với trên 814.000 hồ sơ, chiếm 38%. 

 

  • Cẩm Quyên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;