221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1204236
Đừng hỏi Bộ trưởng vì sao trường học thiếu nhà vệ sinh
1
Article
null
Đừng hỏi Bộ trưởng vì sao trường học thiếu nhà vệ sinh
,

 - Đề án đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục sẽ tạo áp lực cạnh tranh lành mạnh để các trường phát triển. Bộ GD-ĐT chỉ quản lý 5% ngân sách cho giáo dục, 74% ngân sách do địa phương quản. Những thắc mắc vì sao trường học không có nhà vệ sinh, thiếu trường mầm non, tiểu học... phải được gửi đến chủ tịch UBND các tỉnh, thành, không phải hỏi Bộ trưởng.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân nói rõ tại hội nghị thông báo về đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009-2014  tổ chức qua mạng, diễn ra tại 63 điểm cầu trên cả nước sáng 23/5.

Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Hội nghị thông báo về đề án Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009-2014. Ảnh: Bảo Anh

Hà Nội sẽ có 5 mức học phí phổ thông

Đề án "Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục" gồm 8 nội dung cơ bản. Hầu hết những ý kiến đóng góp của lãnh đạo các Sở GD-ĐT, trường ĐH, CĐ đều đồng tình với việc đổi mới cơ chế tài chính.

Theo bà Phạm Thị Hồng Nga, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cần phải giải thích vì sao phải đổi mới cơ chế tài chính trong đề án. Cũng như đề nghị có thêm câu: "Ngân sách phải hỗ trợ các trường học ở những vùng khó khăn".

Bà Nga  cho rằng, mức học phí thấp, từ năm 2004 phải chi lương cho giáo viên và gây khó khăn nhiều trong hoạt động hỗ trợ giảng dạy. Từ đó, phát sinh nhiều khoản thu không có trong quy định, gây thắc mắc cho phụ huynh và HS mà không thu thì không đủ chi.

Hà Nội xin làm thí điểm mức thu học phí mới và sẽ chia làm 5 mức. Cụ thể, các hộ nghèo và gia đình chính sách thì miễn hoàn toàn và cấp thêm cả tiền học phẩm. Học phí ở các xã miền núi với Hà Nội mở rộng sẽ không khác so với hiện nay. HS có cha mẹ làm nông nghiệp không thay đổi mức học phí mà chỉ thay đổi với những người có khả năng đóng góp cho xã hội nhiều hơn.

Ví dụ, ở nội thành cũng chỉ ở mức 100-120.000 đồng/tháng, vùng ngoại thành khá khoảng 70-90.000 đồng/tháng. "Mức này nhân dân Hà Nội chịu đựng được", bà Nga nói rõ.

Riêng học phí cho học nghề từ THCS, bà Nga nhấn mạnh, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ nhiều hơn vì ta đang tính phân luồng.

Cần có định mức chi trên đầu HS, SV

Đề nghị có thêm chế tài, tính nghiêm minh trong điều hành cơ chế quản lý chính sách cho giáo dục, ông Bùi Văn Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hậu Giang nói.

Đồng tình với ý kiến trên, Giám đốc Sở GD-ĐT Bạc Liêu Hồ Quang Huy tiếp tục đề xuất, Bộ cần có định mức chi trên đầu HS, SV thay cho quyết định từ năm 1998. Đồng thời, hỗ trợ có mục tiêu xây dựng phòng học chức năng theo điều lệ trường học. Kinh phí đào tạo phải quy định Nhà nước cấp 100% cho đối tượng nào...

GS Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương thì đề nghị nên khống chế mức thu đối với các trường ngoài công lập để tạo sự cạnh tranh bình đẳng và đảm bảo công bằng cho người học.

74% ngân sách giáo dục do địa phương quản

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân cho hay trách nhiệm của các cơ quản quản lý nhà nước về sử dụng kinh phí cho giáo dục từ ngân sách và của người dân trong thời gian qua không rõ ràng. Người đứng đầu cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý nhà nước các cấp sử dụng, phân bổ, giám sát sử dụng ngân sách không hợp lý, không hiệu quả nhưng trên thực tế hầu như không bị chế tài gì.

"Ngành giáo dục không có điều kiện đánh giá hiệu quả chi của Nhà nước cho giáo dục, nhân dân không đánh giá được chất lượng giáo dục trong tương quan với chi của Nhà nước và người dân cho giáo dục".

Theo ông Nhân, 74% ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục do các tỉnh quản lý, 21% do các Bộ, ngành khác quản lý, Bộ GD-ĐT chỉ quản lý 5%. Mà quy định về báo cáo và chế độ báo cáo sử dụng ngân sách giáo dục cho Bộ GD-ĐT không có.

Đối với mức học phí ở ĐH, chi phí để trở thành kỹ sư, cử nhân mà người học phải trả là 7,2 - 9 triệu đồng. Trong khi, ra trường năm đầu tiên đi làm thu nhập của những người này là 1,2-3 triệu đồng/tháng, khoảng 14,4-36 triệu đồng/năm. Như vậy, chỉ cần 3 - 8 tháng lương đã bằng toàn bộ kinh phí của quá trình đào tạo.

Tăng học phí ĐH: tạo sức ép cạnh tranh

Trong giai đoạn 2009 - 2014, việc thực hiện đề án "Đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục" sẽ có tác dụng vì xác định trách nhiệm của các cấp quản lý trong việc lập kế hoạch ngân sách cho giáo dục, được đánh giá công khai, tạo tiền đề cho việc xử lý trách nhiệm cá nhân và tổ chức, Bộ trưởng nói rõ.

Đồng thời, các cơ sở giáo dục phải thực hiện "3 công khai": công khai cam kết và thực tế chất lượng giáo dục, công khai nguồn lực của cơ sở đào tạo, công khai tài chính.

Đời sống thầy cô giáo và điều kiện làm việc sẽ được chăm lo tốt hơn. Chất lượng đào tạo được tăng thêm, từ đó, hiệu quả lao động của người tốt nghiệp cao hơn.

Ông Nhân nói, đây là căn cứ quan trọng để phụ huynh và người học chọn trường, tạo áp lực cạnh tranh lành mạnh để các trường phát triển và để Nhà nước kiểm tra.

Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục đã bắt đầu được hơn 2 năm (từ 9/2007) và nhận được nhiều ý kiến đóng góp; đã trình Bộ Chính trị, trình Quốc hội và tiếp tục lấy ý kiến.

 Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, các địa phương tiếp tục có ý kiến và gửi đến đại biểu quốc hội của tỉnh để góp ý kiến cho phiên họp Quốc hội tuần tới.

"Vì sao phải đổi mới cơ chế tài chính giáo dục?"

Trả lời câu hỏi trên, người đứng đầu ngành giáo dục phân tích, trong hơn 10 năm qua, từ lần đổi mới gần nhất (năm 1998), tình hình kinh tế - xã hội của đất nước đã có nhiều thay đổi. Tổng sản phẩm nội địa bình quân đầu người tăng 4,7 lần (từ 3,6 triệu đồng năm 1999 lên 17 triệu đồng năm 2008).

Lương tối thiểu cũng tăng theo quy định của nhà nước là 1,86 lần. Bên cạnh đó, ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục tăng 5,8 lần.

Quy mô HS học nghề, trung cấp chuyên nghiệp, SV CĐ, ĐH tăng 2,3 lần (từ 1,84 triệu lên 4,3 triệu).

Chỉ số giá cả tiêu dùng tăng gấp 2 lần, nhưng khung học phí 10 năm không thay đổi, dẫn đến hậu quả tổng nguồn lực của đất nước huy động cho giáo dục đào tạo vẫn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Năm 2006, chi bình quân cho 1 HS, SV ở nước ta là 723 USD, quy đổi sức mua tương đương chỉ bằng 1/4 của Thái Lan, Malaysia, bằng 1/8 của Hàn Quốc, chưa bằng 1/10 của Đức, Nhật và chỉ bằng 1/16 của Mỹ.

Năm 2001, tổng thu học phí ở tất cả các cấp giáo dục công lập từ mầm non đến ĐH chiếm 8,2% tổng chi cho giáo dục (gồm từ ngân sách và học phí), năm 2005 là 7,3%, năm 2006 là 6,7%, năm 2008 là 5,5% và khung học phí vẫn giữ đến 2011 thì tỷ lệ này còn 4% (bằng 1/2 năm 2001). Đồng thời, học phí ĐH năm 2008 là 180.000 đồng tháng, so với năm 1998, khi khung học phí ban hành thì chỉ có giá trị 90.000 đồng.

Như vậy, lương tối thiểu đã tăng 1,86 lần, song lại yêu cầu các trường giải quyết trong thu học phí là chủ yếu, mà học phí thì không tăng nên các trường phải dành tỷ lệ trong tổng thu của trường cho trả lương ngày một cao.

Rõ ràng, lúc đó, phần dành cho giáo trình, CSVC phục vụ giảng dạy sẽ tỷ lệ nghịch.

  • Bảo Anh 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>