221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1212968
Cấm nữ sinh mặc váy đồng phục ngắn trên đầu gối
1
Article
null
Cấm nữ sinh mặc váy đồng phục ngắn trên đầu gối
,

- Nếu dùng váy làm đồng phục thì chiều dài váy phải trùm quá đầu gối. Còn chọn áo dài thì chỉ thực hiện đối với nữ sinh  từ bậc trung học phổ thông. Đồng thời, cả nam sinh và nữ sinh không được phép dùng dép lê làm đồng phục.

Đây là những quy định về tiêu chuẩn đồng phục theo dự thảo mà Bộ GD-ĐT vừa thông báo hôm nay, 16/6.

Đồng phục của sinh viên Khoa Du lịch (ĐH Duy Tân). Ảnh: svdanang

Theo dự thảo, ngoài trường hợp váy, áo dài như đã quy định ở trên, đồng phục mùa hè của học sinh sẽ là áo sơ mi hoặc bộ áo dài truyền thống, quần âu, giày hoặc dép có quai hậu.  Đồng phục mùa đông bao gồm áo khoác, quần âu hoặc váy như đồng phục mùa hè.

Đồng phục của học sinh Trường Tiểu học Kim Liên (Hà Nội). Ảnh: Lê Anh Dũng

Vị trí gắn phù hiệu của trường cũng được quy định rõ ở ngực áo bên trái hoặc mặt ngoài giữa cánh tay áo bên trái (đối với học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông); gắn ở ngực áo bên trái (đối với học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học).

Đồng phục học sinh sinh viên phải đạt các tiêu chuẩn: Bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giới tính, lứa tuổi của học sinh, sinh viên và bản sắc văn hóa của dân tộc, của từng địa phương, đồng thời đảm bảo tính ổn định, thể hiện truyền thống của nhà trường.

Đồng thời, phù hợp với điều kiện thời tiết, thuận tiện cho việc học tập, sinh hoạt ở trường và tham gia các hoạt động khác.

Ngoài ra, còn phải bảo đảm tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, từng trường.

SV Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) trong lễ tốt nghiệp. Ảnh: Lê Anh Dũng

Dự thảo cũng quy định trang phục mặc trong lễ tốt nghiệp.

Theo đó, lễ phục phải bảo đảm tính thống nhất trong từng trường hoặc từng ngành đào tạo; đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục trong các buổi lễ trao bằng tốt nghiệp; phân biệt rõ người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cử nhân (hoặc tương đương), thạc sỹ, tiến sỹ và thể hiện được những nét cơ bản của truyền thống văn hoá Việt Nam.

Một kiểu đồng phục của nữ sinh Nhật Bản. Ảnh: ichinews

Ngoài những ngày bắt buộc mặc đồng phục, các ngày còn lại, khi đến trường, học sinh, sinh viên phải mặc gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo tính nghiêm túc.

Đồng phục theo nhóm do các nữ sinh "tự sáng tác". Ảnh: VTC

Dự thảo cũng nêu rõ, trường hợp được các tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài nước tài trợ kinh phí thì đồng phục, lễ phục cũng không được lạm dụng việc tài trợ để quảng cáo.

  • Ngọc Khanh

**********

Ho ten: Ngân
Dia chi: ĐH Thuỷ lợi

Quy định về tiêu chuẩn đồng phục do Bộ GD-ĐT đề xuất chẳng khó khăn gì để học sinh, sinh viên thực hiện. Vì vậy, theo tôi là nên thực hiện và không bàn cãi nhiều.

Tôi đã chứng kiến cảnh dở khóc dở cười trên giảng đường cách đây hơn chục năm. Có một nữ sinh diện bộ áo dài thướt tha đứng trước Hội đồng bảo vệ đồ án tốt nghiệp. Ôi, bộ đồ cô ấy sao mà khủng khiếp, tất cả rõ mồn một. Làm sao bây giờ, chẳng lẻ tất cả quay đi chỗ khác để cô ấy trình bày?

Ai can đảm chăm chú theo dõi phong cách thuyết trình của cô ấy?

Thầy tôi nóng mắt không chịu được, yêu cầu cô xuống dưới (ngồi tại chỗ) trình bày!

Ho ten: Tùng
Dia chi: Hà Nội
Tieu de: Đã qua thời chủ nghĩa đồng phục

Thời bao cấp, mọi người ai cũng nghèo nên chuyện ăn mặc đễ dàng hơn. Nay hoàn cảnh đã khác và sở thích đã khác. Mỗi trường, thậm chí mỗi khoa hoặc lớp có quyền chọn đồng phục của mình. Bộ GD ĐT nên dành thời gian cho việc khác hơn là áp đặt ý chí của mình dành cho sở thích người khác.

Ho ten: Tran Van Hung
Dia chi: Tokyo

Bộ GD-ĐT nên để công sức làm việc khác có ý nghĩa hơn. Việc ăn mặc đồng phục nên để các trường tự quy định, đồng phục là nét riêng của mỗi trường.

Ho ten: Thuỳ
Dia chi: Hà Nội

Ở nước ngoài, họ có thể mặc đồng phục váy ngắn trên đầu gối là chuyện bình thường. Nhưng liệu ai dám đảm bảo ở Việt Nam, chuyện này cũng "bình thường" như họ? Người Việt Nam khác người nước ngoài. Cứ nhìn vào vụ triển lãm hoa anh đào thì biết.
 

Ho ten: Hoàng Thị Hồng Hạnh
Dia chi: Nam Định

Nói đến đồng phục là chúng ta đang hướng tới sự hoàn thiện, sự đồng nhất trong cách ăn mặc. Mỗi trường đều có những đồng phục nhất định, đại diện cho trường mình. Đồng phục nên áp dụng theo từng bậc học khác nhau, phù hợp với từng lứa tuổi. Đặc biệt là lứa tuổi đang học tiểu học, thì không nên đồng phục là váy ngắn. May đồng phục đều là quần thì hay và thuận tiện nhất đối với các em nhỏ.

Ho ten: Hoàng Tiến
Dia chi: Huế

Tôi thấy về việc đồng phục tốt nhất là cứ như cũ là được. Tuy nhiên, nên kết hợp một số ý tưởng mới vào, như: nam sinh có thể đeo cà vạt khi đi học, mặc áo vét đồng phục vào mùa đông. Còn đối với nữ sinh thì tốt nhất nên mặc áo dài là đẹp nhất (nhưng nên kết hợp mặc sơ mi và quần tây vào những ngày trời mưa). Tôi ở Huế, được học trường Hai Bà Trưng nên thấy các bạn nữ sinh thật sự dịu dàng khi mang trên mình trang phục áo dài truyền thống.

Ho ten: Harrison Ford
Dia chi: UK

Chuyện đồng phục là của mỗi tổ chức, không phải là chuyện của Bộ GD -ĐT. Quản lý nhà nước mà ban hành ra chuyện qui định quần áo thế nào cho đúng thì không cần thiết.

Ho ten: Nguyễn Doãn Dương
Dia chi: Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách-Thanh Chương-Nghệ An

Ngành giáo dục (kể cả học sinh và cán bộ, giáo viên) có một lực lượng rất đông đảo. Tuy nhiên, vấn đề đồng phục cho cán bộ, giáo viên của ngành đến nay vẫn chưa, trong khi các ngành khác như Bưu điện, Điện lực, Xăng dầu, Thuế ... đã có. Thiết nghĩ, đồng phục cùng với phù hiệu có một ý nghĩa rất quan trọng, nó biểu hiện sự nghiêm túc trong công việc, tinh thần tự hào về ngành mình công tác, biểu hiện tính tập thể, thương hiệu ngành ...Với ý nghĩa trên, ngành giáo dục nên thiết kế riêng cho cán bộ, giáo viên một kiểu đồng phục thống nhất trên cả nước (có thể tổ chức 1 cuộc thi thiết kế rộng rãi để chọn mẫu ). Đối với đồng phục của học sinh cũng vậy, nên có những bộ đồng phục thống nhất cho các bậc học, cấp học trên cả nước (có thể mỗi bậc học, cấp học có 1 hoặc một số mẫu thiết kế phù hợp với địa phương, vùng miền).

Ho ten: Trung Hải
Dia chi: Đồng Nai
Tieu de: Có ngoại lệ

Có ngoại lệ cho trường tư thục không ...? Vì tôi thấy có trường tư thục ở Đồng Nai chỉ cho HS bận đồng phục là một bộ quần áo thun có 3 sọc xanh...từ lớp 6 cho đến lớp 12, hàng ngày và hàng tuần,  giầy dép đủ loại. Tôi thấy học sinh không ra dáng học sinh, sao không là một cái áo so mi trắng, một quần tây đen ...Tôi thấy các sở giáo dục cần quan tâm tới vấn đề này. Bởi vì con người nhìn qua cách ăn mặc thì tư cách cũng gần như đi đô. Hãy tập cho các em sự chỉnh tề và lịch thiệp.

Ho ten: Thanh Hà
Dia chi: Quy Nhơn
Tieu de: Đồng phục của khoa

Tôi rất ủng hộ việc mặc đồng phục. Theo tôi, đồng phục đẹp chỉ cần váy dài đến ngang gối, áo có thể là sơ mi, màu trang nhã hoặc may áo cách điệu một chút nhưng không quá ngắn, quá mỏng và hở hang. Tôi rất muốn sinh viên khoa ngoại ngữ - ĐH Quy Nhơn - sẽ có bộ đồng phục như thế.

Ho ten: 8x
Dia chi: Hà Nội
Tieu de: Cần nhìn dưới nhiều góc độ

Cái gì cũng có tính hai mặt. Nếu vấn đề gì cũng đem ra cân đo đong đếm, nâng lên đặt xuống thế thì chắc gì đã giải quyết được triệt để? Vấn đề là mục đích của chúng ta là gì? Nói cho sướng mồm hay kết quả? Thực tế cần gì? Chúng ta không thể ngăn được dòng văn hóa mới, nhưng vẫn không thể bỏ đi văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, không pải cái gì cũng có thể kết hợp được hai yếu tố hiện đại và truyền thống. Xin mọi người nghĩ thoáng lên một chút.

Ho ten: Anh
Dia chi: Sinh viên Trường Ngân hàng

Tôi thấy mặc váy ngắn qua đầu gối là bình thường mà (đừng ngắn quá là được), mặc đồng phục phải làm tôn thêm vẻ đẹp, năng động và thông minh của tuổi trẻ chứ đừng làm già nua đi. Các nước châu Á phát triển như Hàn Quốc, Nhật, Thái Lan...làm rất tốt điều này. Thiết nghĩ, dự thảo của Bộ GD-ĐT cũng nên lấy ý kiến của học sinh, sinh viên. Đừng áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác, bởi lẽ đồng phục thiết kế cho học sinh, sinh viên chứ đâu phải cho thiết kế cho các bác.

Ho ten: Tovin
Dia chi: Bắc Giang
Tieu de: Quá cổ hủ

 Thừa nhận là văn hóa Việt Nam không đồ sộ, nhưng có một chút gì đó quá cứng nhắc. Đồng phục nếu cũng được đưa vào dự thảo như thế thì thôi khỏi phải suy nghĩ chuyện đồng phục làm gì. Khi ấy, đồng phục chả thể hiện được cái gì ngoài việc là một thứ mang tính " luật pháp " và tất nhiên không thỏa mãn được đối tượng chính là học sinh, sinh viên.

Ho ten: Trần Khánh
Dia chi: 266/130, Tôn Đản, phường 8, quận 4, TP.HCM

Tôi thấy thì việc mặc váy là 1 hình tượng trẻ trung năng động cho lứa tuổi học sinh hiện nay, rất hợp. Nhưng cũng đừng nên mặc váy qua đầu gối nhiều quá như vậy, nhìn không đẹp lắm và đi đứng cũng không tiện lắm. Như vậy, các bạn học sinh sẽ không thích và không được thoải mái. Theo tôi, mặc váy vừa cao hơn đầu gối 1 chút xíu là vừa. Còn màu sắc thì sọc ca rô càng đẹp. 

Ho ten: Hoàng Văn Thảo
Dia chi: Thanh Hóa

Đồng phục, theo tôi đó không đơn thuần chỉ là thể hiện của cái đẹp, nét đẹp hiình thức, mà còn thể hiện nét văn hoá, tiính văn hoá, sự thoải mái và tự tin trong hoạt
động, một yếu tố góp phần hoàn thiện nhân cách người mặc nó.

Cho nên theo tôi, chúng ta phải nhất quán trong quy định nói chung và quy định đồng phục nói riêng.

Thứ nhất: Là về chất liệu vải: Nó phải đủ dày, phù hợp với nhiệt độ từng mùa, không nhăn.

Thứ hai: Áo phải có hàng khuy áo dày, cao nhằm tránh những tình huống hở da và hở ngực. Không được bó sát, không được quá ngắn (vấn đề này ta nên tham khảo ở các số áo có cỡ chuẩn) bởi nó dễ dẫn đến các tình huống mang tính sexy.

Về quần: cũng thế, là mẫu quần âu, không được bó sát, không được trễ cạp, vải đủ cứng và bền.

Thứ ba: Về gắn huy hiệu: Tôi thấy gắn huy hiệu ở cánh tay bên trái là phù hợp và tránh những tình huống đùa thật khi các em trêu nhau.

Thứ tư: Về màu áo: HS Tiểu học và THPT là tuổi ham chơi nên tránh mặc quần và áo màu sáng hoặc trắng bởi nó dễ gây bị các vết bẩn bám vào làm HS bị hạn chế tính thoải mái trong hoạt động vui chơi.

Ho ten: Lan
Dia chi: Hà Nội


Tôi thấy việc mặc đồng phục qua đầu gối thật sự là...chẳng đẹp chút nào. Mặc đồng phục qua đầu gối đâu có nghĩa là sexy, là mất lịch sự đâu. Chẳng phải mục đích chung vẫn là đẹp à. Nếu đã đẹp và lịch sự thì đâu nhất thiết gì phải như thế.


Ho ten: Nam
Dia chi: Hà Nội


Việc cho học sinh cho mặc váy thì tôi đoán phụ huynh không đồng ý. Nhưng do có nhiều nước châu Á (Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc...) có mặc váy thì bạn trẻ lại rất thích, đặc biệt các bạn đang ở thế hệ 9X. Hiện, có nhiều phim teen đang mặc đồng phục váy (Thiên thần Áo trắng, Bộ tứ 10A8) nên các bạn không thể bỏ qua mong muốn được mặc. Ngoài ra, các bạn nam lại thích đeo cà vạt nữa.
 

Các bạn có thể chia sẻ hình ảnh về đồng phục, lễ phục tại đây:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>