221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1213728
Sôi động "học kỳ trong quân đội"
1
Article
null
Sôi động 'học kỳ trong quân đội'
,

 - Suốt "học kì quân đội", các "tân binh" phải “giã từ” điện thoại, MP3, ti vi… Phương tiện liên lạc chủ yếu là thư viết tay. Các em được tập nhảy Dance-for-life, huấn luyện 16 động tác võ thể dục, phổ biến kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng xã hội…và sống theo "kỉ luật nhà binh".

Đến giờ, “số lượng “chiến sỹ” ở Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam đã vượt quá chỉ tiêu đề ra do nhu cầu quá cao từ phía phụ huynh. Hè này, lần đầu tiên, "học kỳ trong quân đội" triển khai ở miền Bắc, dự kiến chiêu sinh khoảng 50 em. Sát ngày hết hạn đăng ký 17/6, lượng đăng ký đã tăng gấp đôi.

Tập làm "chiến sỹ nhỏ"

Một buổi sinh hoạt của các tân binh tại lớp "Học kỳ trong quân đội".
 

Với mong muốn trở thành chiến sỹ cảnh sát, Nguyễn Xuân Đại và Dương Đức Toàn (lớp 12 Trường THPT Chu Văn An, Lạng Sơn) đã ghi danh vào lớp học trong quân đội ngay từ hè này.

Dự định của Đại là học để lượng xem sức chịu đựng của mình đến đâu, rồi mới quyết định có nên ghi tên dự thi vào Học viện Cảnh sát. Còn Toàn cũng vừa kết thúc đợt tập huấn làm quen với súng trong chiến đấu tại trường.

Trong suốt thời gian "mặc áo lính", các "tân binh" phải “giã từ” điện thoại, máy nghe nhạc mp3, ti vi… Phương tiện liên lạc chủ yếu của các "tân binh" này với bố mẹ và bạn bè là thư viết tay.

Ba của "chiến sỹ" Thùy Linh (Cần Thơ) không thể tin nổi những dòng chữ ông đọc được là do cô con gái bé nhỏ của mình viết. Ông cứ ngỡ đó là bức thư do một "người lớn" nào đó đang trải lòng...

Mẹ Linh kể: “Thay đổi lớn nhất ở nó là biết quan tâm, chăm sóc người khác. Trước đây, nó chỉ biết có mình thôi. Vậy mà tham gia khoá học về, nó tự rước em trai đi học về, tự giặt giũ quần áo, đi chợ, nấu ăn… Nó có ý thức và trách nhiệm với bản thân và tương lai hơn”.  

Cũng từ ngày đó, Linh bỏ luôn “bệnh ghiền” điện thoại di động. Thay vì thích ra khỏi nhà như trước đây, Linh lại thích ở nhà nhiều để dành nhiều thời gian động viên em trai học tập, tâm sự với cha mẹ.

Còn với "chiến sỹ" Lê Đinh Hoài Dũng - đến từ Trường THPT Chu Văn An, Đắc Lắc, khóa học 10 ngày đủ dài để học được nhiều thứ, nhưng dường như vẫn quá ngắn để được sống cùng "đồng đội". 

“Năm nay, em tiếp tục tham gia chương trình. Năm ngoái, khi về nhà, em thấy mình thay đổi nhiều như tự sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, sống tự lập hơn…” - Dũng chia sẻ.

Có lẽ, kỷ niệm sâu sắc nhất của các "chiến sỹ" cũng như người tổ chức chương trình này chính là đêm “Giã từ sự gian dối”.

“Những câu chuyện, lời hối lỗi, lời biết ơn với gia đình… từ các chiến sỹ sau 10 ngày tham gia khoá học cho thấy  sự trưởng thành của các em", bà Trần Thị Kim Liên, Phó Giám đốc Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam bày tỏ.

“Tân binh” là con một

Tham gia lớp học, các "chiến sỹ nhỏ" được trang bị các kỹ năng thực hành nhiều hơn, sau khi đã được học về.
Năm nay, cô Nguyễn Thị Thúy Anh - Hiệu trưởng THPT Yên Hòa (Hà Nội) - cũng gửi gắm con gái duy nhất của mình tham gia lớp "học kỳ trong quân đội".

Cô chia sẻ: “Trong giáo dục, phải đưa vào thực tế mới trưởng thành được. Tôi mong cháu có điều kiện tiếp xúc với xã hội, xa bố mẹ phải tự lo cho mình cơm ăn, áo mặc, từ đó rèn tính tự giác, biết nghĩ và thương bố mẹ nhiều hơn”.

Tuy nhiên, cô cũng khuyên: "Nếu các cháu có tính tự lập, đủ tự tin, có cá tính, dễ hòa nhập thì cha mẹ mới nên cho đi".

Mặc dù đối tượng tuyển sinh của lớp "Học kỳ trong quân đội" chủ yếu là học sinh THPT, nhưng có nhiều em THCS cũng hăng hái đăng ký tham gia. Đặng Giang - sinh năm 1995, học sinh Trường THCS Việt Úc -là một trong số đó.

Chị Thái Tiên - mẹ Giang - cho biết: “Khi cháu học lớp 3 bên Đức, trường tổ chức trại hè cho học sinh trong 10 ngày. Gia đình chỉ phải đóng 10 Euro (tương đương 250.000 đồng), chủ yếu chi phí mua tem thư của các cháu. Mỗi ngày, các cháu đi bộ xuống chân núi gửi thư về cho bố mẹ. Qua hoạt động ngoại khóa này, cháu rèn tính tự giác rất cao”.

Dự tuyển "tân binh": 1 "chọi" 2

Một trong những nội dung của lớp "Học kỳ trong quân đội" là... trồng rau. 
 

“Nhiều phụ huynh nằn nì quá, mình đành phải nhận vượt chỉ tiêu ban đầu. Ở lớp hải quân, việc tuyển chọn học viên khắt khe hơn do số giường ngủ trên tàu bị hạn chế, chỉ có 63 giường cho 63 học viên. Những người đăng ký sau đành phải giữ lại danh sách cho năm sau.” - bà Trần Thị Kim Liên, Phó Giám đốcTrung tâm Thanh thiếu niên miền Nam cho biết. 

Cũng theo bà Liên, trong hè này, các “chiến sỹ” sẽ học sâu hơn kĩ năng sống, kĩ năng thực hành như làm bếp Hoàng Cầm, sơ cấp cứu, tự xử lý khi bị thương, bắn súng, trồng vườn cây lưu niệm…  

Trung ương Đoàn hỗ trợ cho mỗi chiến sỹ tham dự lớp học kỳ trong quân đội 3 triệu đồng. Ngoài ra, mỗi chiến sỹ phải đóng thêm khoản học phí 1 triệu đồng.

Nhiều trường THPT đã bao cấp phần học phí còn lại cho mỗi học sinh tham gia lớp học.

Lần đầu tiên trong hè này, "Học kỳ trong quân đội" được triển khai ở miền Bắc.

Anh Hoàng Minh Tân - Trưởng phòng Đào tạo kỹ năng và CLB Thanh niên của Trung tâm Thanh thiếu niên Miền Bắc - cho biết: “Nhu cầu học của học sinh và phụ huynh gửi gắm con đi học lớn quá. Sau khi “so bó đũa chọn cột cờ”, trung tâm tuyển được khoảng 55 chiến sỹ trong số hơn 100 hồ sơ đăng ký”.

Lớp học năm nay tại miền Bắc sẽ tổ chức tại H28, thuộc đoàn B65 Quân chủng Phòng không Không quân, đóng tại thị trấn Kép, tỉnh Bắc Giang từ ngày 13-20/7.

Nội dung của chương trình rất linh hoạt với các hoạt động như: tập nhảy Dance-for-life, huấn luyện 16 động tác võ thể dục, phổ biến kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng xã hội…

“Tôi cùng đoàn đi khảo sát thực tế ở Suối Mỡ - Bắc Giang, khi thấy điều kiện khó khăn quá, nhiều đồng chí đề xuất cho chiến sỹ ngủ nhà sàn. Nhưng tôi yêu cầu hành quân dã chiến phải để các chiến sỹ dựng lều trại, ngủ đất, ăn cơm núi, tắm suối” - anh Minh, Phó Giám đốc chia sẻ.

Các tân binh sẽ được gặp cha mẹ một ngày trong quá trình học. Bên cạnh đó, các tình nguyện viên được trang bị kỹ năng tâm lý và xã hội cũng “sát cánh” cùng chiến sỹ trong suốt đợt học.

Đây là năm thứ 2, chương trình “học kì trong quân đội” tổ chức ở miền Nam. Diễn ra từ 28/6 - 8/7 dành cho lứa tuổi 12 - 18, chương trình có 2 lớp: lớp Bộ binh diễn ra ở Đồng Nai và lớp Hải quân diễn ra ở huyện đảo Phú Quốc.  

Tân binh ở lớp Bộ binh tại Đồng Nai sẽ có 6 ngày trong quân đội, 1 ngày đi rừng và 3 ngày ở Trung tâm TDTT Thanh thiếu niên miền Nam để giao lưu thể thao, văn hoá, tham gia công tác xã hội…  

Tân binh ở lớp Hải quân tại Phú Quốc sẽ trải qua 6 ngày trong quân đội, 1 ngày hành quân sống trên đảo và 3 ngày tại Trung tâm THTT Thanh thiếu niên miền Nam.

  •  Minh Quyên - Lưu Vân

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,