221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1214286
Điểm Văn thấp bất thường do giáo viên chấm "sít" đáp án?
1
Article
null
Tốt nghiệp THPT 2009:
Điểm Văn thấp bất thường do giáo viên chấm 'sít' đáp án?
,

 - Kết quả điểm thi tốt nghiệp môn Văn thấp bất thường có thể do biểu điểm quá chi tiết, hoặc giám khảo thiếu linh hoạt, dung hòa trong quá trình chấm bài.

Sau khi thông tin, điểm văn thấp bất thường, nhiều nơi chưa công bố tốt nghiệp, VietNamNet nhận được ý kiến của một giáo viên dạy môn Văn ở Sóc Trăng dự đoán nguyên nhân của hiện tượng này. Để giúp độc giả có thêm một góc nhìn của "người trong cuộc", VietNamNet giới thiệu ý kiến của độc giả.

Thí sinh làm bài thi tốt nghiệp năm học 2008 - 2009. Ảnh: Phạm Hải
Những ngày vừa qua, báo chí thông tin phản ánh một số tỉnh khu vực ĐBSCL muốn phúc khảo môn Ngữ văn vì tỷ lệ học sinh (HS) trên điểm 5 quá thấp.

Cụ thể, tỉnh An Giang chỉ có trên 40% thí sinh đạt điểm trên trung bình. Tỷ lệ này tại tỉnh Kiên Giang là 20%. Đồng Tháp có tỷ lệ trên trung bình chưa đến 30%.

Trong khi đó các năm trước, điểm môn Văn trên trung bình của học sinh tỉnh này cũng thường cao hơn 70%.

Sau khi tham gia chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2009, tôi thấy tỷ lệ môn Văn của các tỉnh nói trên như vậy là bất bình thường.

Là một giáo viên dạy văn, tôi nhận xét đề thi năm nay không khó, chỉ hơi bất ngờ. Để đạt từ 5 đển 6 điểm môn Văn là không quá khó đối với các em học sinh.

Nhưng, vì sao ở các tỉnh nói trên lại có tỷ lệ thấp đến không ngờ như vậy?

Theo tôi, nguyên nhân thứ nhất là do đáp án. Biểu điểm năm nay của Bộ GD-ĐT quá chi tiết, thậm chí nêu quá rõ từng ý một cho từng câu. Khi chấm, nếu giám khảo chỉ căn cứ vào các ý đó để chấm thì chắc chắn HS khó có điểm cao, bởi vì làm sao các em làm bài giống hệt như đáp án, biểu điểm của Bộ được?

Nguyên nhân thứ hai, có lẽ do tổ chấm môn Văn ở các tỉnh được phân công chấm bài có phần thiếu “linh hoạt, thiết thực, dung hòa”, chỉ căng theo hướng dẫn của Bộ để từ đó chấm một cách cứng nhắc, máy móc, bỏ qua sự sang tạo của HS và tinh thần xem toàn cục bài làm của HS để cho điểm (hay nói khác đi là chấm bài theo kiểu “đếm ý cho điểm”).

Tại Sóc Trăng, ngay trong ngày chấm đầu tiên, giám khảo môn Văn cũng bị “vướng” khi các thanh tra yêu cầu chấm và ghi điểm cho từng ý vào bài làm (theo hướng dẫn chấm của Bộ). Điều này khiến việc chấm thi vừa chậm, vừa điểm thấp.

Yêu cầu này ngay lập tức bị giám khảo phản đối vì nó làm mất "chất văn" và mất đi sự sáng tạo của HS. Ngoài ra, theo ý kiến của một số đồng nghiệp của chúng tôi, không ngoại trừ yếu tố tâm lý chấm bài HS tỉnh khác nên cứ thoải mái…

Tôi cho rằng, cần phải chấm lại để đảm bảo quyền lợi cho HS.

Vì vậy, theo ý kiến tôi, đề nghị Bộ GD-ĐT cho thành lập tổ chấm lại môn ngữ văn của các tỉnh nói trên và xem xét trách nhiệm của giám khảo trong việc chấm này xem đã khách quan chưa?

Tôi là giáo viên dạy ở một trường của tỉnh Sóc Trăng - được xếp vào dạng…trường cá biệt, học sinh có lực học yếu, kém nhất trong tỉnh (tỷ lệ tốt nghiệp lớp 12 năm nay chỉ đạt 45%, trong khi tỷ lệ chung của toàn tỉnh là trên 63%).

Kết quả điểm bài thi môn Văn của học sinh trường chúng tôi đạt gần 40% số HS có điểm thi từ 5 trở lên.

  • Xuân Lương

Ông Trần Văn Nghĩa - Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng cho biết: Bộ GD - ĐT đã cử đoàn thanh tra xuống làm việc để làm rõ nguyên nhân khiến tỷ lệ điểm thi tốt nghiệp môn Văn thấp bất thường.

Theo ông Nghĩa, trong những ngày chấm thi, Bộ GD-ĐT đã liên tục có công văn nhắc nhở hướng dẫn chấm theo đúng quy chế. Đối với bài thi tự luận, đảm bảo quy định chấm 2 vòng độc lập.

Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên Bộ đề nghị giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. Nhưng để câu văn đạt điểm tối đa, ngoài việc làm đủ ý, học sinh phải có kỹ năng làm bài như diễn đạt ý rõ ràng, đúng ngữ pháp. Với các câu đủ ý nhưng diễn đạt kém, không trau chuốt thì chỉ được một phần điểm.

Ở GD-ĐT Kiên Giang chưa công bố kết quả cho thí sinh và đã gửi công văn đề nghị Bộ xem xét lại.

Theo ông Lữ Văn Nhựt - Giám đốc Sở GD-ĐT Kiên Giang, tỉnh sẽ chờ Bộ vào chấm và cho kết luận cuối cùng.

Băn khoăn với kết quả thi của môn Địa, ông Bùi Văn Dũng - Giám đốc Sở GD-ĐT Hậu Giang - cho biết, có thể sẽ đề nghị Bộ xem xét vì kết quả môn này chỉ đạt 30% trên trung bình, trong khi hàng năm là 50-60%. Tỷ lệ tốt nghiệp của Hậu Giang năm nay giảm hơn 10% so với trước và gần như "áp chót" trong khu vực.

  • Bảo Anh

*******************************

Ý kiến bạn đọc

Ho ten: Phương Anh
Dia chi: Hà Nội
Tieu de: Chấm thi môn Văn tốt nghiệp có thực là chính xác?

Theo ý kiến của em, không chỉ riêng năm nay mà những năm trước, việc chấm điểm môn Văn thi tốt nghiệp luôn để lại rất nhiều tranh cãi. Bản thân em là một học sinh chuyên Văn, nhưng theo như em nhận thấy học sinh chuyên Văn thường không làm 100% giống form đáp án của bộ nên điểm thi tốt nghiệp thường thấp. Cá
biệt, lớp chuyên Văn của em năm trước có bạn thi tốt nghiệp điểm tổng các môn trên 50 nhưng chỉ vì môn văn mà phải xếp loại trung bình. Em có thể khẳng định bạn đấy rất có năng khiếu viết văn ( bằng chứng là thi đại học khối D năm đó bạn ý được 8.5 Văn) thế nhưng vì lối viết quá "thoáng", không theo khuôn mẫu mà kết quả thi tốt nghiệp môn Văn có thể nói là rất tồi.

Ho ten: Hương Thảo flower
Dia chi: HS Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM
Tieu de: Hay nhưng dở!

Em cũng là 1 học sinh vừa tham gia kì thi tốt nghiệp THPT vừa qua, và môn văn, trở thành vấn đề tranh luận nhiều nhất sau khi thi.

Đầu tiên, phải công nhận 1 điều, đề văn năm nay hay. Ngay từ lúc phát đề, đã gây ngạc nhiên sững sốt cho mọi thí sinh khi đọc đề từ câu đầu tiên tới câu cuối cùng. Đây là 1 đề văn thật sự sáng tạo và tôn trọng sự sáng tạo của học sinh, không đi theo những khuôn mẫu, những con đường cũ như từ trước tới giờ.

Không dễ, nhưng rất thú vị, không hề có cảm giác nhàm chán khi làm 1 đề thi thế này.

Ho ten: Hãy đứng dậy
Dia chi: Hà Nội
Tieu de: Vì tổ quốc hãy học tập cho tốt

Tôi nghĩ, chúng ta phải cho học sinh chúng ta biết sự thật về học lực của mình. Tuy nó rất đau nhưng sẽ giúp chúng ta cố gắng hơn nữa để làm người.Và tự các bạn học sinh cũng phải suy nghĩ về chính cách học tập của mình. Đừng đổ lỗi cho ai hết, đừng chối bỏ trách nhiệm cho ai hết.

Ho ten: Nguyễn Thanh Hà
Dia chi: Kiên Giang
Tieu de: Không nên ngụy biện

Gửi bạn Hiền và các vị!

Là học sinh, học văn là học cách viết bài theo mẫu mực quy phạm, suy nghĩ theo định hướng chuẩn mực. Vì thế, một học sinh được đánh giá là giỏi, là khá.. là phải theo các chuẩn mực quy phạm thể hiện trong đáp án.Bài viết muốn được điểm tốt, dù ý nghĩ có mới mẻ gì gì đi nữa cũng phải thể hiện các ý đã được định hướng trong đáp án, nếu bài ấy không thỏa mãn yêu cầu trên thì không thể nào có điểm cao được. Nếu nói việc các giám khảo chấm bài sát theo đáp án làm bài học sinh có điểm thấp là hoàn toàn ngụy biện.

Ho ten: phantrang
Dia chi: Huế
Tieu de: Một vài ý kiến nhỏ

Trong những ngày vừa qua, theo dõi thông tin trên các báo đài và đặc biệt là bài viết về kết quả môn văn ở một số tỉnh ÐBSCL thấp, tôi cảm thấy rất buồn và tiếc cho điều đó. Thực tế trong những năm giảng dạy tại một trường THPT ở Huế, bản thân tôi luôn cố gắng hướng các em học văn theo lối "phát huy cá tính sáng tạo" của cá nhân mỗi em. Bên cạnh nội dung kiến thức cơ bản phải có, sự sáng tạo trong mỗi bài viết là vô cùng quan trọng. Ðã qua rồi kiểu dạy học truyền thống "thầy đọc - trò chép" xưa cũ, mà tôi thiết nghĩ chúng ta cần áp dụng những phương pháp dạy học mới, trong đó yêu cầu quan trọng là phát huy vai trò chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. Chính vì lẽ đó, tôi hoàn toàn không đồng ý với một số ý kiến của các đồng nghiệp cho rằng phải "dựa ý cho điểm" trong khi chấm.

Thêm vào đó, nên chăng, Bộ GD-ÐT cần có định hướng riêng cho cách chấm của bộ môn đặc thù này?

Ho ten: Nguyễn Văn Diệp
Dia chi: Hà Nội
Tieu de: Đó là sự thật

Theo tôi đó là kết quả thật nhất từ trước tới nay, vì trước kia khi chấm thi tốt nghiệp của tỉnh mình, thường có sự "nhắc nhở" của thanh tra thi về điểm số của bài thi của thi sinh sao cho có một con số tốt cho sở mình. Nay, chấm chéo có kết quả thấp hơn mọi năm là đúng, do vậy đừng có đổ lỗi cho ai nên tự xem lại mình.

Ho ten: Lê Thanh Thông
Dia chi: Phường II, thị xã Bến Tre
Tieu de: Đề hay nhưng đâu có dễ

Điểm môn Ngữ văn thấp, khiến nhiều người quan tâm. Truy tìm nguyên nhân, tôi nghĩ nên “nhìn” lại đề một chút, nhìn lại thực trạng học môn Ngữ văn của học sinh phổ thông  sẽ rõ. Đề hay nhưng đâu có dễ đối với học sinh học môn Ngữ văn hiện nay.

Không đọc kĩ truyện ngắn "Thuốc" thì làm sao biết được chuyện ở quán trà. Có biết được chuyện ở quán nhưng hiểu đúng điều nhà văn muốn nói qua chuyện ấy và trình bày lại cho người khác hiểu quả là chuyện không dễ chút nào. Thi xong, nhiều thí sinh cho là dễ. Làm tốt câu này (câu 1) không dễ chút nào.

Câu 2 yêu cầu các em viết bài văn nghị luận xã hội phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách. Không khó, nhưng các em ít đọc sách dẫn đến thiếu vốn hiểu biết thực tế về việc đọc sách thì làm sao phát biểu thành luận điểm. Nói qua loa, đại khái thì được. Câu 2 chỉ dễ đối với các em ham đọc sách, biết tự học, học giỏi.
Câu 3a) không khó, rất quen thuộc. Vợ chồng A Phủ có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo nhân đạo sâu sắc. Nói thế, em nào cũng nói được ; nhưng làm rõ giá trị nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ thì… Bởi các em thiếu “kiến thức nền”. Nhân đạo là gì ? Muốn xác định một tác phẩm có giá trị nhân đạo phải căn cứ vào đâu ? Mới chỉ có thế cũng đã khó. Câu này làm sao mà dễ được. Học sinh lười suy nghĩ, khả năng vận dụng kiến thức kém… khó lòng làm tốt được.

Ho ten: Trương Minh Nghĩa
Dia chi: ĐăkLăk
Tieu de: Lời đề nghị

Tôi nghĩ, việc điểm thi tốt nghiệp vừa qua ở một số tỉnh miền Tây thấp là chuyện bình thường. Năm nay đề ra cũng như yêu cầu của đáp án có sự khác trước, do vây học sinh có thể làm bài chưa đạt yêu cầu. Nếu lãnh đạo ngành giáo dục của các địa phương trên thấy thế cho là không bình thường và đề nghị
Bộ GD-ĐT cho chấm lại, thì theo tôi nên chấm lại bài thi của các năm trước, biết đâu đó trong những năm trước giám khảo là giáo viên tỉnh nhà chấm còn thoáng quá cho nên có kết quả cao, còn năm nay giám khảo là các tỉnh khác chấm có thể khách quan hơn, nghiêm túc hơn nên có kết quả thực chất hơn.Qua đây tôi cũng đề nghị chúng ta đừng quá quang trọng hoá vấn đề và đừng nên có nhìn nhận tiêu cực nhất là cho giám khảo các tỉnh khác trù dập hoặc làm khó học sinh tỉnh mình.

Thực tế cho thấy, các em làm rất tốt việc phân tích nhân vật Mỵ, kể tường tận chuyện Vợ chồng A Phủ. Còn phân tích giá trị nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ các em mất phương hướng ngay từ đầu.

Theo tôi, đề bài như thế, học sinh học môn Ngữ văn như thế thì điểm 5 trở lên quá ít cũng là lẽ thường. Chúng ta nên nghĩ lại… Người thầy giáo dạy “Văn” chấm thi môn Ngữ văn đâu đến nỗi nào.

Ho ten: Minh Châu
Dia chi: TP.HCM
Tieu de: Một chút ý kiến

Theo đáp án của Bộ cho câu 1 của đề thi tốt nghiệp Văn thì có 0,5 điểm cho ý “Phản ánh và phê phán sự ngu muội, thiếu hiểu biết của người dân Trung Quốc đương thời về người cách mạng.” Em thắc mắc không biết nếu viết là “cách mạng xa rời quần chúng” thì có được tính điểm hay không, vì đó là ý theo sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12, tập 2, trang 102, dòng 12 có ghi “những người cách mạng thì hoàn toàn xa lạ với nhân dân…”.

Môn Văn không chỉ đòi hỏi kiến thức mà kĩ năng diễn đạt cũng là một phần quan trọng. Có nên chấm môn Văn chỉ chú ý theo đáp án một cách cứng nhắc thì chẳng khác nào sẽ khuyến khích học sinh học thuộc lòng môn Văn như là những môn Sử hay Địa, đồng thời đánh mất đi tính sáng tạo mà chỉ môn Văn mới có được.
có công bằng hay không với những bạn viết văn hay, diễn đạt tốt nhưng lại không có phần điểm dành cho điều ấy!

Ho ten: Vinh
Dia chi: Hà Nội
Tieu de: Mâu thuẫn ở đâu?

Điểm môn văn thấp là điều dễ hiểu bởi vì môn văn rất khó tiếp thu.

- Nếu là một học sinh chuyên về xã hội thì chuyện tự làm một bài văn là bình thường. Nnhưng đối với những học sinh không chuyên thì vấn đề này lại là rất khó, mà xét cho cùng thì mấy trăm nghìn thí sinh dự thi tốt nghiệp chỉ có khoảng 30% là hiểu môn văn. Nguyên nhân ở đây chính là những người giáo viên chưa biết hướng học sinh mình học văn thế nào cho tốt. không những năm nay điểm văn yếu, mà có thể các năm sau là môn Lịch sử, Địa lý, ngoại ngữ...

Ho ten: Minh Long
Dia chi: Tây Ninh
Tieu de: Kết quả tốt nghiệp không có gì đáng ngạc nhiên

Theo tôi, đề thi năm nay sát với chương trình học, chủ yếu là lớp 12. Đây là cách làm đúng đắn của Bộ GD-ĐT. Nếu tiếp tục làm tốt như thế thì sẽ góp phần giải quyết những tiêu cực trong giáo dục như dạy thêm, dạy luyện thi, gây tốn kém cho phụ huynh, tước mất thời gian nghỉ ngơi giải trí của học sinh sau giờ học chính thức trong ngày.

Xem kết quả thi tôi thấy đa số xếp loại trung bình. Với đề thi như năm nay, lẽ ra đa số phải xếp loại khá, nhưng thực tế đã không phải như vậy. Điều này cũng
dễ hiểu, bởi vì giáo viên đã không dạy đúng theo chương trình SGK, mà họ đã cố tình thêm thắc nhiều thức vào để ép học sinh học thêm kiếm tiền. chương trình SGK vốn đã nặng về khốilượng, giờ còn bị thêm vào nhiều thứ bên ngoài, đương nhiên sẽ gây ra hiện tượng học trước quên sau.

Do đó nhiều trường chuyên, trường điểm cho kết quả thi hầu như toàn bộ là xếp loại trung bình. Hy vọng Bộ tiếp tục ra đề theo nguyên tắc như năm nay, để
những trường dạy đúng theo chương trình thì thi đạt kết quả cao, còn những trường cố tình thêm thắc, gây khó dễ cho người học thì gánh lấy hậu quả như kết quả thi năm nay, bị xã hội phát hiện và lên án.

Ho ten: Nhựt Loan
Dia chi: Đồng Tháp
Tieu de: Chấm điểm văn là chấm 1 tác phẩm nghệ thuật.

Nếu như toán a+b=c => b=c-a thì văn lại có những cảm quan khác. Cùng 1 vấn đề, có người diễn đạt trực khởi nhưng cũng có người nói khéo, nói ẩn để gợi suy nghĩ sâu xa... Như thế thì lại k khớp với đáp án "ý nào ra ý đấy". Vậy chẳng phải 1 bài khuôn mẫu, chính xác như toán lại được chấm điểm cao trong môn văn?

Không còn "chất văn" nữa, sáng tạo không mang lại kết quả, học sinh học tốt cảm thấy thật không công bằng. Học sinh năm nay thất vọng còn lớp đàn em sau này sẽ "rút kinh nghiệm" để học thuộc lòng đáp án như "ý bộ"... sau vài năm. Thế hệ học sinh sau này sẽ toàn là những "cái máy"!

Ho ten: Vinh
Dia chi: Kon Tum
Tieu de: Kết quả có lẽ là đúng

Chúng ta không thể so sánh tỉ lệ điểm trung bình của môn văn năm trước với lại năm nay được. Bởi vì mỗi năm lại có một lứa học sinh khác nhau: ghét học môn văn nên học cho có miễn là đậu tốt nghiệp. Hoặc thực sự các bạn ấy không có khả năng về văn học.

Ho ten: RD
Dia chi: TP.HCM
Tieu de: Ý kiến của em

Thực tế 1 điều là lâu nay, học sinh bọn em thường phân biệt 2 kiểu học văn là học để thấy hay và học để thi tốt nghiệp. Nếu chấm văn mà chứ chấm ý chứ không coi trọng lời chữ của học sinh thì sẽ càng ngày, học sinh càng chú trọng vào việc học để thi tốt nghiệp. Khi đó, môn văn sẽ chẳng khác nào môn Địa hay Sử. Rất nhiều bạn học khá trường em tốt loại khá vì môn văn, và cũng chết đúng ở mức 6.5[phải chăng có vấn đề ở đây? Và đặc biệt, có bạn Bùi Tứ Quý, giải 3 văn quốc gia, giải 3 đường lên đỉnh Olympia 2009, vậymà văn có 5 điểm.

Ho ten: Hồ Hoàng Anh
Dia chi: Nghệ An
Tieu de: Chúng ta nên nhìn vào sự thật

Tỷ lệ học sinh thiếu điểm môn văn nhiều là điều tất yếu. Bởi vì học sinh đến lớp không hề học văn. Học sinh học văn không tập trung, đưa các bài tập khác ra làm trong giờ văn. Như vậy lấy đâu ra điểm văn cao.

Mặt khác, năm nay bài thi được tỉnh khác do vậy tính trung thực cao hơn,chính xác hơn so với năm trước.Do vậy, chúng ta nên nhìn vào kết quả để có hướng khắc phục chứ không nên đổi cho người chấm.

Ho ten: Hoàng Sơn
Dia chi: Ngọc Khánh - Hà Nội
Tieu de: Giáo dục là mục tiêu hàng đầu!

Tôi nghĩ tương lai của đất nước dựa vào thế hệ trẻ nên việc cải cách giáo dục là cấp thiết. Việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh cả nước cần thiết thực hơn nữa.

Năm nay, nước ta đã chấm điểm chéo tỉnh là một tiến bộ. Theo tô, việc các tỉnh có tỷ lệ tốt nghiệp cao đồng nghĩa với báo cáo thành tích cao. Nhưng để chất lượng thực tế hơn thì Bộ GDĐT nên tổ chức hội đồng coi thi chéo giữa các tỉnh.

Ho ten: Dân Hùng
Dia chi: 42 Bạch Đằng - Đà Nẵng
Tieu de: Không có gì lạ

Kết quả môn văn như vậy, theo tôi là phản ánh đúng chất lượng môn văn của các em học sinh. Những năm trước khi tỉnh nào chấm tỉnh đó, sẽ có sự du di, nương nhẹ nên kết quả chưa phản ánh đúng hết chất lượng môn văn. Năm nay thì chuyện đó không thể xảy ra vì việc chấm chéo cũng như không có chấm qua chấm lại giữa tỉnh này viới tỉnh kia. Phải nhìn nhận  vào sự thật thôi. Cái cách dạy văn làm sao để học sinh thuộc lòng càng nhiều bao nhiêu càng dễ có điểm như hiện nay không thể tạo tính sáng tạo cho các em để cho ra những dòng văn hay. Chưa kể là có em còn học tủ. Nói xa hơn, văn hóa đọc (cũng là một nội dung có trong đề thi năm nay) trong đối tượng học sinh THPT là một vấn đề đáng quan tâm khi đa số các em ham mê đọc truyện tranh, trong đó có khá nhiều truyện có nội dung nhảm nhí, giá trị văn học gần như là con số 0.

Đọc những bài văn có nội dung ngô nghê, khôi hài của các em mà một số báo đã nếu phải cười ra nước mắt. Cười đấy những xót lắm.Mong các nhà sư phạm, các giáo viên dạy văn của nước nhà và cả những người có trách nhiệm về thế hệ tương lai của đất nước nhìn nhận lại mình một cách nghiêm túc.

Nếu không, dễ dẫn đến tình trạng sẽ có một thế hệ trẻ bị "máy tính hóa", không còn đâu sức sáng tạo, sự thăng hoa về trong cảm nhận về nên văn học của đất nước nữa.

Ho ten: Trang
Dia chi: Hà Nội
Tieu de: Cái chính là ở bản thân học sinh

Em là một thí sinh đi thi năm nay và thực sự cảm thấy không bất ngờ vì điểm Văn thấp. Ngày càng có nhiều học sinh Việt Nam coi thường và bỏ bê môn Vă,
từ đó dẫn đến những câu văn "chết người" và rồi là điểm kém.

Theo em, đáp án của Bộ GD-ĐT là hợp lí, hoàn toàn là những ý cơ bản đã được thầy cô giảng trên lớp, đảm bảo những ý này có thể đạt 6-7 điểm. Bản thân em dù không thực sự tâm đắc với bài làm cũng đạt 8,5 điểm.

Hơn nữa, em tin rằng không có giáo viên Văn nào chấm thi mà lại không linh hoạt và cố tình "trù dập" học sinh tỉnh khác cả. Cái chính bây giờ là cần xem xét lại cách nhìn nhận và học Văn của học sinh mà thôi.

Ho ten: NgôHữuHưng
Dia chi: Hà Nội
Tieu de: Thắc mắc

Chào các bạn và các cô các chú trong ban biên tập, tôi xin có ý kiến:

Việc dạy và học môn Văn học tại cái trường THPT ở Việt Nam hiện nay mang nặng tính lý thuyết; một bài văn khi học không khác gì một phép tính tóan học, nào là ý lớn A, ý nhỏ b. Cũng chính vì cách dạy như thế cho nên khi kiểm tra kiến thức hay thi môn Văn thì đáp án cũng sẽ phải có các ý A, ý a.

Quả thật nếu xét trên phương diện giáo dục lòng yêu nước ,tình yêu đồng loại, môn Văn có quá ít hiệu quả. Nhưng nếu xét trên phương diện "học thuộc lòng" thì nó quả là phương pháp hữu hiệu, giống các môn chính trị ở giảng đường đại học lắm.

Tôi không biết bên nước Anh, nước Tây Ban Nha, nước Nga ...người ta dạy các môn tiếng Anh, tiếng Tây, tiếng Nga ra sao, chứ dạy như ở nước ta thì thật : năm
nào cũng có chuyện để bàn..

Ho ten: Trương Minh Nghĩa
Dia chi: Trường THPT Krông A na-ĐăkLăk
Tieu de: Lời đề nghị

Ở các địa phương có điểm thi tốt nghiệp môn văn hay môn khác thấp hơn các năm trước đây và bị cho là không bình thường và đề nghị được chấm lại. Theo tôi, Bộ nên cho phép chấm lại, nhưng không phải chấm bài thi các môn trên của năm nay mà chấm lại bài thi các môn Văn, địa của các năm trước. Vì biết đâu trong những năm trước do tình trạng "cơm chấm cơm" giám khảo chấm thi là giáo viên của tỉnh nhà có thể dễ dãi cho điểm nên có kết quả cao, năm nay giám khảo các tỉnh khác châm nghiêm túc cho nên điểm thấp và ảnh hưởng đến thành tích của ngành giáo dục của các tỉnh như báo nêu.

Nếu làm được theo đề nghị của tôi, có thể chúng ta sẽ biết được thực chất lực học và khả năng làm bài của học sinh các tỉnh này như thế nào.

Ho ten: Nguyễn Hoa
Dia chi: ĐHQG Hà Nội
Tieu de: Ngay cả chúng ta vẫn lẫn lộn "Văn' và "Ngữ văn" thì điểm thi "môn văn" của thí sinh Thấp là đương nhiên. SOS!

 Nguyên nhân điểm thi "môn Văn" của thí sinh quá thấp vì:
1. Trong đào tạo ở Phổ thông thường lẫn lộn giữa "môn Văn" và môn "Ngữ Văn"
2. Kỹ năng dạy tiếng Việt giao tiếp và nhận thức qua văn chương còn yếu.
3 Kỹ năng tiếng Việt qua văn chương của giáo viên phổ thông không rõ ràng.
4. Phương pháp dạy ngữ văn ở phổ thông hiện nay là có vấn đề.
5. Câu hỏi đặt ra là thi " môn Văn" hay thi "môn ngữ văn"

Kết luận: Vấn đề đặt ra là ngay cả chúng ta vẫn lẫn lộn "Văn' và "Ngữ văn" thì điểm thi "môn văn" của thí sinh Thấp là đương nhiên.
 

Ho ten: Kingchess
Dia chi: Đồng Tháp
Tieu de: Không có gì bất thường

Theo tôi, điểm thi năm nay thấp là bình thường. Có chăng, chỉ là kết quả trung thực hơn các năm trước. Đã qua rồi thời kỳ gởi gắm, nương tay vì bài của tỉnh này do tỉnh khác chấm.

Thay vì ngạc nhiên với kết quả thấp, lãnh đạo giáo dục nên nhìn thẳng vào thực tế dạy và học của tỉnh mình thì hơn.

Ho ten: Nguyễn Lê Tường Duy
Dia chi: Trường THPT Châu Thành B
Tieu de: "Tập sống với sự thật"

Không có lí do gì mà Bến Tre hay bất cứ Hội đồng chấm thi nào lại chấm ép học sinh đâu. Đạo đức của người làm thầy không cho phép làm thế. Học trò nào chẳng là học trò. Nhìn các em Đồng Tháp rớt, những thầy cô ở Bến Tre đâu vui gì.

Bấy lâu nay, dường như ta quen sống dối. Giờ, Bộ GD-ĐT cho mình cái quyền sống thật, thì hãy mạnh dạn mà sống, đừng lăn đùng ra chết như vậy.

Cuộc giải phẩu nào cũng đau đớn. Nhưng đó là điều cần thiết để chữa lành căn bệnh thành tích của chúng ta.

Ho ten: Nguyện
Dia chi: Nam Định

Tôi không đồng ý với việc công bố tỉnh nào chấm bài tỉnh nào. Cho dù khi chấm bài thì không biết, nhưng nếu điều chuyển giáo viên coi thi chéo thì sao? Sẽ có tâm lý năm trước chấm bài tỉnh mình, năm nay coi thi lại tỉnh đó sẽ cơ hội làm khó dễ....

Ho ten: Hiền
Dia chi: Hà Nội
Tieu de: Ý kiến của em

Em là 1 học sinh vừa tham gia kì thi tốt nghiệp vừa qua. Theo em, học sinh đến trường học văn không phải chỉ để có một dàn bài chung chung, để phải nhất nhất theo 1 thang điểm với từng ý quá cụ thể.

Thi tốt nghiệp không có nghĩa là "vì đây là chấm tốt nghiệp chứ không phải là chấm văn năng khiếu". Đó là cách suy nghĩ sai của rất nhiều giáo viên dạy văn. Nhiều giám khảo môn Ngữ văn bức xúc vì yêu cầu chấm điểm chi tiết như trên sẽ “giết chết” những thí sinh có năng khiếu viết văn.

Chúng em học văn theo tinh thần văn học là nhân học. Chính vì những suy nghĩ thực dụng của nhiều người như cô Trương Thị Minh Trị mà một phần lớn chúng em học văn thật sự rất khó khăn.

Đặc thù của môn học, theo em lúc nào cũng phải đề cao sự sáng tạo của chính những người viết như bọn em. Thật sự là không nên quá khắt khe về từng ý một. Vì nói cho cùng, không thể có một quan điểm chung cho tất cả các vấn đề cần được giải quyết.

Đứng trước một sự việc, mỗi người lại có một suy nghĩ riêng, cảm xúc riêng, làm sao mà trăm người đều có chung một cảm xúc đúng với cái đáp án được? Sao lại phải phân biệt giữa thi tốt nghiệp và thi năng khiếu văn?

Kỳ thi tốt nghiệp, yêu cầu về khả năng của học sinh sẽ thấp hơn, nhưng ko có nghĩa là phải đúng từng câu từng ý mới được đủ điểm. Thế thì quá thiệt thòi cho những bạn có giọng văn hay mà chưa đủ ý so với đáp án. 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,