221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1215068
"Râu" Pá Tra cắm "cằm" Bá Kiến
1
Article
null
'Râu' Pá Tra cắm 'cằm' Bá Kiến
,

 - "Mị về làm dâu nhà Pá Kiến, bị cha con Pá Kiến hành hạ rất dã man, họ coi Mị như một con súc nô trong nhà". Một thí sinh đã viết như vậy trong kỳ thi tốt nghiệp THPT môn Văn năm 2009. Trong khi đó, thí sinh khác lại nghĩ rằng: nhân vật Mị trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" là... con gái của An Dương Vương. 

Cùng với những tranh luận "nóng" về kết quả bài thi môn văn ở một số địa phương thấp bất thường, VietNamNet còn nhận được "những tiếng thở dài " của các giám khảo chấm văn từ những bài thi "cười ra nước mắt". Cứ mỗi mùa thi, "những câu văn chết người" của thí sinh lại được tái hiện. Với những giám khảo - cũng là các thầy cô giáo dạy môn học này - năm nào cũng chấm thi, năm nào cũng phải đọc, phải chấm những bài văn như vậy, thật buồn.

Các thí sinh làm bài thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2009. Ảnh: Phạm Hải

Sáng tạo trên mức tưởng tượng

Chỉ mới chấm thi trên dưới 100 bài Văn của thí sinh nhưng chúng tôi - những giám khảo chấm bài - không nén được tiếng thở dài về kiến thức của các em…

Ở đề thi của hệ giáo dục phổ thông, câu số 1 hỏi về chuyện bàn tán của người trong quán trà nhà lão Hoa Thuyên (tác phẩm “Thuốc” của Lỗ Tấn), nhưng nhiều thí sinh (TS) trả lời chẳng ăn nhập gì.

Ngay từ phần mở bài, có thí sinh đã kết luận "xanh rờn": "Đất nước Trung Hoa "ốm yếu, què quặt" nên Lỗ Tấn phải làm nhiều nghề để đến với nghề viết văn".

Sang tới thân bài, thí sinh này tiếp tục "phóng bút": "Ngày mai, em trai bà cụ Tứ là Hạ Du sẽ bị đem ra pháp trường xử tử". "Còn với con trai lão Hoa, mọi người thúc giục cậu bé ăn bánh bao tẩm máu đồng loại, ăn xong, cậu đổ ụp xuống và lăn đùng ra chết".

Có thí sinh viết: “Người trong quán trà kể cho nhau nghe chuyện một người tử tù bị xử bắn và họ rủ nhau đi xem”.

Có em lại hạ bút: “Họ bàn tán với nhau về cái chết anh dũng, đầy khí phách của tên tử tù Hạ Du”…

Câu số 2 là bài tự luận, yêu cầu thí sinh bàn về tác dụng của việc đọc sách.

Không ít em đều chung kết luận là: “Đọc sách rất có lợi nhưng nếu ta đọc sách quá nhiều thì sẽ bị ảnh hưởng xấu về mắt, vì thế bạn đừng đọc sách nhiều, đừng đọc sách quá lâu”.

Nhiều em cũng "thật thà" chia sẻ kinh nghiệm của bản thân: “Ngày nay, ít ai đọc sách bởi đọc sách rất tốn thời gian, chỉ cần lướt web một cái thì tha hồ mà đọc, muốn đọc gì cũng có, mà lại ít tốn tiền hơn mua sách”…

"Râu" Pá Tra cắm vào "cằm" Bá Kiến

Bài làm văn là câu 3a, yêu cầu TS phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (của Tô Hoài).

Không ít TS biểu lộ sự ngây ngô đến mức khó tin trong bài viết của mình.

Một thí sinh đã "kể" lại truyện: “Mị là một cô gái đẹp, nhưng bị bố mẹ gả cho A Sử, con trai thống lý Pá Tra để trừ nợ. Về làm vợ A Sử được một thời gian thì mẹ Mị chết nên Mị muốn trở về nhà với bố”.

Trong khi đó, có TS lại đổi họ và bê nhân vật Bá Kiến (tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao) đặt vào truyện "Vợ chồng A Phủ": “Mị về làm dâu nhà Pá Kiến, bị cha con Pá Kiến hành hạ rất dã man, họ coi Mị như một con súc nô trong nhà. Mị bị A Sử trói vào khúc cây rồi đánh đập dã man. Có lần, vào mùa xuân Mị muốn đi chơi thì bị A Sử ngăn cản, bị A Sử trói vào cây bỏ đói suốt mấy ngày sau khi đánh cho Mị một trận đòn dữ dội”.

Thậm chí, một TS lại tưởng tượng: “Mị bị trói, A Phủ thấy Mị, lúc đầu Mị không để ý nhưng khi nghe A Phủ nói trong nhà này đã có người bị trói cho đến chết thì Mị bỗng dưng sợ chết”.

Hay như đoạn kể về việc A Phủ bị thống lý Pá Tra trói vào cột, một bài văn khác có đoạn: “Mị thấy A Phủ bị trói, mấy bữa đầu Mị không quan tâm tới A Phủ, nhưng hôm sau, Mị ra thổi lửa, thấy A Phủ khóc, Mị lại gần trò chuyện với A Phủ rồi Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ chạy trốn khỏi Hồng Ngài. Được Mị cởi trói, nhưng do bị trói lâu ngày A Phủ không đứng vững, ngã xuống đất, Mị đỡ A Phủ dậy và nói: “A Phủ, hãy chạy đi, ở đây thì chết mất”.

Chưa hết, có thí sinh khác lại cho rằng: “Mị cùng A Phủ chạy sang Phiềng Sa, gặp bộ đội rồi A Phủ vào bộ đội, Mị đi du kích đánh giặc”.

"Vợ chồng A Phủ" ở Tây Nguyên?

Cá biệt, có thí sinh còn khẳng định: “Tô Hoài là nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Trong thời kỳ chống Mỹ, ông vào Tây Nguyên cùng bộ đội và viết tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.

Một thí sinh khác lại không thể phân biệt nổi Mị và con gái của An Dương Vương: "Mị Nương bị bắt về trả nợ cho cha nàng. Nàng xuất hiện từ đầu tác phẩm với vẻ "thân tàn ma dại". Cái cảnh nhà Pá Tra - một địa ngục trần gian đã dội gáo nước lạnh vào trái tim nóng bỏng căng tràn sự sống của cô giái trẻ đẹp. Nhưng nàng vẫn không bỏ trốn, có lẽ nàng thương mình đã già yếu... cho đến khi gặp A Phủ..."

"Mị đêm nào cũng ra hơ lưng cho đỡ ngứa. A Phủ nhìn thấy, Mị vẫn hơ... Rồi A Sử xuất hiện, túm lấy áo Mị, nhốt vào buồng, rồi khóa trái cửa lại..."

Trong câu 3b “Phân tích vẻ đẹp của sông Hương”, không ít TS nhầm với sông Đà: “Sông Hương chảy theo hướng Đông-Bắc, nhìn từ xa, dòng sông như một áng tóc của một cô thiếu nữ. Có lúc dòng sông cuộn chảy dữ dội với bao thác ghềnh”.

Hay như: “Nước sông Hương thay đổi theo mùa. Mùa xuân nước xanh, mùa hè nước đỏ, mùa thu nước trong”…

Theo ý kiến của nhiều giáo viên và học sinh, đề thi môn Văn năm nay không khó, nhưng hơi bất ngờ với TS và cả giáo viên.

Năm nào cũng chấm thi, năm nào cũng phải đọc, phải chấm những bài văn như vậy, thật buồn…

  •  Anh Ngọc

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>