221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1217442
Trung Quốc: Thủ khoa có thể trượt đại học vì nói dối
1
Article
null
Trung Quốc: Thủ khoa có thể trượt đại học vì nói dối
,

Một học sinh đỗ hàng đầu vào đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) có thể sẽ không được vào đại học vì đã nói dối về loại hình dân tộc của mình. 

He Chuanyang học tại Trường Trung học Nankai đã đạt được 659 điểm - số điểm cao nhất ở thành phố Trùng Khánh.

Tuy nhiên, phòng tuyển sinh địa phương vừa cho biết, Chuanyang và 30 học sinh khác vừa bị phát hiện đã nói dối là “dân tộc thiểu số” để được cộng thêm 20 điểm ưu tiên.

Với những cuộc thi tuyển sinh ngày càng gay gắt để vào đại học và phân loại các nhóm được ưu tiên cộng điểm thì các bậc phụ huynh và con cái họ sẽ không từ bỏ bất cứ khả năng nào để giúp các sĩ tử được hưởng điểm ưu tiên. (Ảnh: THX)

“Kết quả cuối cùng sẽ được thông báo sau khi có cuộc điều tra kĩ hơn”, phòng tuyển sinh tiết lộ với tờ nhật báo Beijing Youth hôm qua. Ông Feng Zhiyue, Giám đốc chi nhánh tuyển sinh của Đại học Bắc Kinh ở Trùng Khánh, nói với tờ tin tức Beijing Evening rằng, phòng tuyển sinh sẽ cân nhắc và quyết định có tuyển những sinh viên gian lận trong kì thi này hay không.

Còn ông Qiu Ke - lãnh đạo văn phòng tuyển sinh thành phố - lại cho biết: họ vẫn đang thảo luận để quyết định có công nhận điểm số của học sinh này hay không.  

Xu Mei - phát ngôn viên của Bộ Giáo dục Trung Quốc - phát biểu: kết quả cuối cùng sẽ phụ thuộc vào cuộc điều tra của chính quyền địa phương. 

Theo một lời cảnh cáo hồi tháng 4, những học sinh thay đổi loại hình dân tộc của mình sẽ bị truất quyền dự thi tất cả các kì thi hoặc tuyển sinh. Ngay cả khi đỗ vào đại học, những em này cũng vẫn bị loại. 

Ông He Yeda - bố của học sinh He Chuanyang hiện đang là Trưởng phòng Tuyển sinh thành phố Wushan cho biết, ông cảm thấy rất tiếc vì việc làm sai trái và sẵn sàng chấp nhận mọi hình phạt, nhưng con trai ông không hề biết gì về sự thay đổi tình trạng dân tộc nói trên. 

Mẹ của cậu, bà Lu Linqiong hiện đang là Phó phòng Tổ chức thuộc Đảng ủy thành phố Wushan. 

He Chuanyang nói rằng, không biết chắc mình thuộc dân tộc gì vì gia đình ông bà cậu sống giống như người dân tộc thiểu số Tujia. 

Trường hợp này đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng, một số thể hiện sự thông cảm cho cậu bé và đổ lỗi cho hệ thống giáo dục hiện thời. 

“Với những cuộc thi tuyển sinh ngày càng gay gắt để vào được trường đại học và phân loại các nhóm được ưu tiên cộng điểm như hiện nay thì các bậc phụ huynh và con cái họ sẽ không từ bỏ bất cứ khả năng nào để giúp các sĩ tử được hưởng điểm ưu tiên” - Lan Yuhong - một sinh viên Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Kinh nói. 

Xia Xueluan - nhà Xã hội học của Trường Đại học Bắc Kinh nói rằng: các bậc cha mẹ nên hiểu rằng vào được những trường đại học tốt không có nghĩa là sẽ có được một tương lai xán lạn. 

Đây không phải là trường hợp đầu tiên thí sinh ghi sai loại hình dân tộc để được cộng điểm trong kì thi tuyển sinh. Tháng 7/2007, có 3 thí sinh đạt điểm số cao nhất cũng không được vào đại học vì đã nói dối về tình trạng dân tộc của mình.

  • Nhật Anh (Theo Chinadaily)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,