221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1217736
Bài văn bị điểm 4 vì coi mèo là... "người bạn"
0
Article
null
Bài văn bị điểm 4 vì coi mèo là... 'người bạn'
,

Bài văn của một học sinh lớp 8, được nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đánh giá "xúc động vì lời lẽ chân thực và giản dị" lại bị cô giáo phê "lạc đề" và cho điểm 4. Nguyên nhân là do đề bài yêu cầu viết về: "Người bạn ấy sống mãi trong lòng tôi" và cậu bé đã viết về một con mèo.

Sau đây chúng tôi xin được đăng toàn bộ nội dung bài văn nói trên để bạn đọc rộng đường đánh giá:

Con Miu xấu số!

Năm nay bố mẹ cho tôi về ở hẳn nhà bà ngoại và chuyển đến học ở Trường ĐN. Xa trường cũ QM sau 7 năm học, tôi cũng buồn lắm. Nhiều khi ngồi học mà những thằng bạn trong nhóm “G5” cứ hiện lên trong đầu óc tôi. Tôi nhớ thằng Phương ma lanh, lúc nào cũng ăn mặc gọn ghẽ như người lớn, luôn đầu têu đủ trò, được cái học hành cũng chẳng đến nỗi nào. Cả một mùa hè, cậu ta toàn nói dối xin được tiền bố mẹ đi học bơi ở Công viên Tuổi Trẻ, nhưng chỉ là để đãi bọn tôi ăn kem. Còn thằng Quỳnh hiền lành, nhút nhát, toàn bị đám con gái trong lớp bắt nạt. Thằng Quân học thì lười, mà chỉ mong sinh nhật để bố mẹ tặng quà. Thằng Dụ to xác nhất lớp, tốt bụng, nhưng đầu óc thì u mê, có mấy câu hỏi kiểm tra môn Đạo đức mà học mãi không thuộc… Rồi còn mấy đứa con gái cùng lớp, hay ăn quà, miệng lúc nào cũng bóng nhẫy, nhưng mà cũng tình cảm.

Mèo không thể thành... "người bạn sống mãi trong lòng tôi"?
 
Lần tôi nghịch, vẽ bậy lên áo đứa bạn ngồi bàn trước, bị cô giáo phạt đuổi học một buổi, thế mà chúng nó cũng bày đặt thăm hỏi, thư từ… Mỗi lần tôi buồn, nhớ trường cũ, bạn cũ, bà tôi thường lẩm bẩm như vẫn cầu kinh buổi sáng: “Rồi tất cả sẽ quen dần thôi cháu ạ, cháu sẽ có bạn mới ở Trường ĐN, bạn bè có ai ở bên nhau mãi được đâu…”

Bà tôi nói đúng. Mấy hôm đầu, bài vở ít, chúng tôi còn “chát chít” với nhau. Bây giờ đứa nào cũng phải lo học hành, tôi cũng ít nghĩ tới chúng nó hơn. Cô giáo văn bảo về nhà viết bài “Người bạn ấy sống mãi trong lòng tôi”, tôi cũng chẳng muốn viết riêng về một đứa nào trong đám bạn học cũ cả. Mà chúng nó đều sống nhăn nhở cả đấy. Tự nhiên tôi nhớ đến con mèo xấu số của nhà tôi. Nó đã chết cách đây gần một năm, trong một đêm mùa đông.

Dạo ấy, khu tập thể của chúng tôi không biết lũ chuột từ đâu kéo về mà nhiều thế. Gia đình tôi sống trong một căn hộ trên tầng 4 của một dãy nhà lắp ghép cũ kỹ. Ban ngày, chuột leo trèo trên ống nước, trên sân thượng, ban đêm chúng đuổi cắn nhau chí chóe trên bể treo đựng nước, cả nhà tôi mất ngủ vì chuột. Cuối cùng mẹ tôi quyết định nuôi mèo.
Sợ nhà tôi không biết chăm mèo “mẫu giáo”, bà tôi mang cho toàn mèo nhỡ. Vì không quen được với chủ mới, cả 3 con mèo trước đều chỉ ở nhà tôi được mấy hôm rồi đi mất tăm, mất tích. Chỉ có con mèo thứ tư là ở lại. Tôi nhớ, hôm bà ngoại tôi mang đến, nó chỉ nhỏ bằng nắm tay. Bà tôi bảo đây là giống mèo tam thể, vì nó có ba màu trắng, vàng và đen. Mấy hôm đầu, nó còn nhút nhát, cứ trốn biệt dưới gầm tủ lạnh, tôi phải gọi “miu, miu” mãi nó mới chịu chui ra. Rồi cũng quen, cả nhà tôi gọi nó là con “Miu”.

Nhà tôi có 4 người: bố mẹ tôi, anh trai tôi và tôi. Từ hôm có con Miu, nhà tôi như có thêm một thành viên nữa. Mẹ tôi lại thêm một việc: hàng tuần mua cá cho Miu. Còn tôi nhận nhiệm vụ ngày hai lần dằm nhỏ cá trộn với cơm cho Miu ăn và thay chậu xỉ than hàng ngày. Bố mẹ tôi đi làm, vắng nhà từ sáng đến tối. Anh trai tôi cũng suốt ngày hết học ở trường, lại học ôn thi ở ngoài. Chỉ có tôi với con Miu ở nhà nhiều nhất.
 
Suốt từ năm tôi học lớp 1 đến lớp 5, ngày nào cũng vậy, hễ nghe tiếng bước chân tôi đi học về là Miu lại chạy ra, miệng kêu “meo, meo”, dụi đầu vào chân tôi, ra cái vẻ nhớ nhung lắm. Những hôm bị điểm kém, sợ bố mẹ mắng, đi học về tôi buồn thiu, con Miu như cũng muốn chia sẻ, cứ quanh quẩn bên tôi. Còn những hôm tôi được cô giáo khen, về nhà với bộ mặt tươi tỉnh, Miu cũng xăng xớn chạy ra, chạy vào, cứ y như là nó cũng được cô cho điểm cao vậy.

Cứ thế suốt 5 năm trời, tôi và con Miu cứ quấn quýt bên nhau. Có hôm hè, nắng nóng như lửa, tôi đi Công viên Lênin, vớt được cả một xâu cá nổi, con Miu được cả tuần no nê. Có hôm vào nửa đêm, con Miu cứ chạy ra, chạy vào, kêu toáng toàng. Cả nhà tôi phải thức dậy. Thì ra Miu vừa lập chiến công, săn được một con chuột nhắt, muốn khoe chiến lợi phẩm.

Tôi nhớ một lần, vào lúc xẩm tối, nghe tiếng mèo hoang ở dưới đất, con Miu đứng trên ban công nhà tôi cũng cất tiếng kêu, nghe não nề khác thường. Rồi nó bỏ nhà đi bụi đời mất cả tuần. Mẹ tôi bảo có lẽ nó đã bị bán cho cửa hàng “tiểu hổ”, nhà mình phải tìm con mèo khác thôi, không thì lũ chuột lại kéo đến. Tôi thì bảo chắc nó chỉ đi đâu mấy hôm, rồi nó lại về.
Và con Miu về thật. Chỉ có mấy ngày xa tôi mà trông nó thiểu não quá chừng. Lông nó xù xì, người nó gầy tong teo, mặt mày ủ rũ ra chừng cũng biết ăn năn, hối lỗi. Tôi phải mang xà phòng kỳ cọ cho nó mất cả buổi, rồi cho ăn bù mấy hôm, Miu mới lấy lại phong độ.

Đợt rét đậm cuối năm ngoái, không hiểu sao, con Miu bỏ ăn suốt cả tuần. Tôi lấy cá trong tủ lạnh, nướng lại trên bếp ga, đặt trước mặt, nó lắc đầu. Tôi lấy sữa “Vinamilk” đun nóng cho nó uống, nó cũng quay mặt đi. Nó cứ tập tễnh, xiêu vẹo bước đi từng bước khó nhọc, với bộ mặt nhăn nhó đáng thương.

Tôi hiểu là nó đang cầu cứu "Hãy làm cho tôi bớt đau đi". Tôi thương nó đến phát khóc, gọi 1080 hỏi địa chỉ bệnh viện mèo, nhưng chỉ nhận được câu trả lời “Cậu bé ơi, mèo là loài vật sống dai lắm, nó ốm vài hôm rồi mai kia nó lại khỏi. Mà đến người ốm đây còn chưa đủ bệnh viện nữa là…”. Tôi cứ sùi sụt ôm lấy nó, còn con Miu thì cứ nằm bất động, đôi mắt nhìn vào xa xăm...

Tôi nhớ như in cái buổi sáng mùa đông đáng ghét ấy. Mẹ tôi bảo con Miu chết rồi. Tôi bật dậy, nhìn con Miu nằm bất động trong cái thùng giấy lót vải rồi òa khóc. Mẹ tôi bỏ nó vào túi nhựa. Tôi bảo để tôi mang nó đi chôn. Mẹ bảo tìm đâu ra chỗ chôn mèo ở cái khu tập thể này, đến mấy cái gốc cây bằng lăng cũng bị rải bê tông hết rồi, không biết có nước nào có nghĩa trang mèo hay không. Rồi mẹ mang nó xuống cái xe rác ở đầu nhà tập thể.

Tôi đã vào lớp 8. Bà tôi lại mang cho nhà tôi con mèo khác, nhưng tôi chẳng bao giờ quên được đôi mắt đờ đẫn của con Miu nhìn tôi trong cái đêm mùa đông năm ngoái với những đợt gió cứ mang hơi lạnh về từ những miền xa lắc, xa lơ...

Một người bạn đã gửi cho nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên bài văn trên với lời nhắn sau:

"Tôi gửi ông bài tập làm văn của con trai tôi, học lớp 8, đề bài cô giáo cho là: “Người bạn ấy sống mãi trong lòng tôi”.

Trước khi làm bài, nó cũng đã hỏi tôi và tôi đã gợi ý cho nó viết về con mèo. Tôi cũng đã cho nó tham khảo bài văn viết về con chó, được người Việt mình truyền tụng như là bài văn hùng biện nhất mọi thời đại!
 
Cô giáo cho nó điểm 4 với lời phê: “Lạc đề, Người bạn ấy sống mãi trong lòng tôi”, không có phần mở bài”. Cậu con tôi có vẻ buồn. Tôi bảo nó đừng cay cú điểm chác. Nhưng thực sự tôi cũng thấy có lỗi với nó. Mong ông đọc qua và cho tôi lời khuyên. Tôi vẫn nghĩ lẽ ra cô giáo có thể cho nó 5, 6 điểm”.

Theo Bee.net.vn

 

*****************************

Huyền Châu, Poitiers, Pháp 

Viết về mèo không những không lạc đề mà còn rất sáng tạo.  Tôi thật sự rất ngạc nhiên nếu bài văn này là do một học sinh lớp 8 viết, nếu em thật sự không có sự giúp đỡ nào từ Bố.

Và tôi không hiểu lý do cô giáo cho em học sinh 4 điểm. Tôi còn không tin chuyện này xảy ra vì nó quá ngớ ngẩn. Không nói đến chuyện mèo có phải bạn hay không, mà một bài văn hay như vậy thì người chấm văn cứ coi là lạc đề cũng ko thể không động lòng mà cho 5, 6 điểm.


Còn nói về chuyện lạc đề, thì cậu bé này quả được sự mách nước rất thông minh từ Bố, đó là viết về một con mèo. Cực kỳ sáng tạo, và cực kỳ thật. Tôi cho rằng, ai đã từng thật sự có một tuổi thơ, ai đã từng nuôi động vật thì đều đồng ý mèo là con vật ta yêu mến cưng nựng nhất, hơn mọi người bạn, chỉ
là trước giờ ta chưa từng có ý nghĩ phá cách là viết về nó mà thôi.

Chỉ riêng ý tưởng viết về mèo, đừng nói viết hay hay dở, đã là một viên ngọc sáng rồi. Huống hồ cậu bé lại viết rất trơn tru, mạch lạc và biết xen một số triết lý trưởng thành vào cái không khí nên thơ của ký ức một cách khéo léo như thế.

Tôi không tin chuyện này. Trừ phi cô giáo kia trù úm cậu này vì lý do gì đó, không thì tôi không tin có cô giáo lại ... ngớ ngẩn và cứng nhắc đến mức đó. Mà nếu trình độ cảm văn của cô này tệ thế, thì thật khổ thân cho cậu bé này.


Bùi Phương, 50- Đường Hùng Vương- Quảng Ngãi

Tôi đọc bài văn nhiều lần mới thấy được giá trị đích thực của nó. Điều này đã cho ta thấy được việc dạy và học ngày nay đã có nhiều tiến bộ, tạo cho học sinh có tính suy nghĩ độc lập, tự chủ trong việc học và hành. Vấn đề ở đây được đưa lên công luận là ca cách làm hay để mọi người cùng nhau học tập. Do vậy vấn đề này ta không nên đánh giá ngườichấ m bài ( hẹp)mà phải nghĩ theo nghĩa rộng để phát huy.

Nguyễn Văn Tiến, 1, Hàng Đậu, Hà Nội

Theo tôi cô giáo này chắc là tuổi tý nên không ưa mèo!

Thanh Tung, Quảng Ninh

Tất nhiên là cách chấm điểm của người giáo viên kia theo tôi là không ổn (Như phân tích của đa phần các quý vị trong mục phản hồi này). Tuy nhiên tôi nghi ngờ nội dung bài viết của em học sinh này. Đồng ý là bài viết hay, xúc động nhưng như bố em ấy nói là có tham khảo qua bài văn mẫu. Cần xem và so sánh cụ thể bài văn mẫu đó mới có ý kiến kết luận sau cùng.

Ly Tuấn Hưng, Hà Nội

Em cũng là hs lớp 8, Em thấy việc cô giáo cho điểm thấp và phê " lạc đề" là hoàn toàn đúng. Mọi người khônh biết chứ lớp 8 tập làm văn học về thuyết minh chứ có phải là biểu cảm đâu.  Biểu cảm chỉ là
yếu tố xem kẽ vào để tăng sức hấp dẫn mà thôi. Nếu viêt văn biểu cảm thì một bé học sinh giỏi văn cũng có thể viết hơn thế này ất nhiều.

Dẫn chứng cụ thể như bài văn của bé cấp 1 kể về tình cảm và chú thằn lằn và rút ra được bài học tiết kiệm rất đáng yêu và súc tích.

Em cũng không hiểu tại sao người bố lại hướng người bạn thân của con tới con mèo xấu số ??? Trong khi có những hình ảnh cao đẹp và thiêng liêng hơn rất nhiều như hình ảnh người bà, người ông, người mẹ thậm chí là ông cũng có thể  gợi í cho con mình viết về chính người bố thân thương của con.

Nhận xét của em về bài văn này là không hay nếu như không muốn nói là loạn. Mở bài bằng 1 câu cảm về con mèo để rồi đoạn sau viết về bạn bè; đây là thể loại gì vậy ??? Thân bài không có một hình ảnh thuyết minh hay miêu tả nào về chú mèo mà chỉ có kể, sau đó là là biểu cảm. Rất "nhạt"!

Kết bài cũng chả để lại cho em ấn tượng gì sâu sắc cả; đơn thuần chỉ là chú mèo này chết thì nuôi chú khác, nhớ về con mèo đã không còn nữa ... Điều này hết sức vô vị.

13 tuổi, ở tuổi này, chúng em đã đủ cứng cáp và có thể viết những bài văn "thật" hơn rất nhiều.

Nếu là em, em còn cho 2 điểm chứ chả phải là 4 ... 

Hoàng Công Vượng, THPT Đạ Tông-Lâm Đồng 

Tôi không tin có câu chuyện bài văn rất hay và việc cô giáo cho bài văn đó điểm 4 như đã nêu trên.

- Phải nhận rằng trong ngành giáo dục của chúng tôi còn có những giáo viên còn hạn chế về năng lực nên khi chấm bài cho học sinh còn chưa đánh giá đúng học trò.
- Nhưng với bài văn hay như trên , thầy cô nào cũng rung động và quý mến tác giả của nó và đánh giá rất cao.
- Đừng nên tạo ra những câu chuyện như thế này để bêu riếu giáo viên  Câu chuyện trên do ai tạo ra thì người đó chưa thực hiểu rõ nghề dạy học .

Đỗ Hoàng Chính, Hà Nội 

Tôi thấy bài văn có 1 cấu trúc rất chặt chẽ. Phần mở đầu của bài văn rất dài, cũng là phần giải thích tại sao cậu học trò lại viết về con mèo cưưs không phải là về người bạn nào đó cùng trang lứa.

Tuy trong bài văn không nói ra, nhưng đọc nó ta thấy cậu bé đã nói nên được một chân lý: người có thể
sống mãi trong lòng ta chỉ là người có sự gắn kết với ta lâu về thời gian và có những hành động tốt với ta. Trong bài văn này, "người" đó chính là chú mèo suốt ngày luẩn quẩn bên cậu trò nhỏ, bắt chuột cho gia đình.

Cái sai lầm của cô giáo chính là sự hời hợt trong suy nghĩ. Hẳn cô nghĩ "người bạn" là phải biết nói
tiếng người. Cậu học trò nhỏ đã cho tôi nhận ra rằng, những trò ăn kem bằng tiền tập bơi, những cuộc thăm hỏi vì những lý do vớ vẩn, những câu chát chít...thật ra chỉ là những kỷ niệm thoảng qua vì đó là những trò vô bổ. Khi mới xa bạn bè, cậu đã từng rất đau khổ, buồn bã. Nhưng thời gian đã làm cậu học trò của chúng ta nhận ra được những tình cảm nông nổi của mình, và không hề hổ thẹn khi tự nhận người bạn sống mãi trong lòng mình là 1 chú mèo.

Cái đáng hổ thẹn là chúng ta đã làm gì để cậu bé kia không có nổi 1 người bạn đồng trang lứa "sống mãi trong kỷ niệm". Các nhà xã hội, các nhà giáo dục, thậm chí cả những người lãnh đạo cũng nên suy nghĩ về điều này. Nếu là người chấm bài, tôi sẽ không ngần ngại cho điểm tuyệt đối. Còn điểm 4 kia là dành cho cô giáo!

Trần Thị Minh, Đà Nẵng:

Là một giáo viên dạy văn, tôi ngạc nhiên hết sức với nhận định của cô giáo. Lẽ nào cô không nhớ chúng ta đã dạy cho các em tình yêu thương, lòng trắc ẩn và sự đồng cảm không chỉ giữa con người với con người mà còn cả với thế giới quanh ta?

Tại sao con người lại phải dùng phép tu từ nhân hóa để tạo sự gần gũi giữa người và vật? Một chú mèo không thể là bạn của trẻ thơ? Nếu thật là như thế, xã hội ngày nay lo lắng về việc dạy và học văn là có cơ sở thật rồi..

Tôi buồn...

Nhật Huy, 64 Hòa Bình 

Tui không biết vị phụ huynh này do tức giận hay quá uất ức?

Sao vị phụ huynh này không liên hệ với giáo viêncho điểm đó để trao đổi thẳng thắn và cụ thể hơn! Hay là vị giáo viên này quá quắc? trình độ quá thấp kém? - không đáng để gặp?... Tui tin rằng ko một thầy cô nào điềm nhiên như không có chuyện gì trước sự quan tâm chính đáng của phụ huynh với con em
họ...

Lê Hưng, 271/1 An Dương Vương,P3,Q5,TP HCM 

Bài văn thật giàu cảm xúc,một cảm xúc chân thật của 1 em bé lớp 8. Khi tôi bằng tuổi em,tôi cũng đã có
người bạn là một chú miu như vậy,nhưng tôi không thể nào viết được một bài văn giàu cảm xúc như vậy. Mong các thầy cô đừng quá cứng nhắc trong cách đánh giá học sinh,hãy để cho các em phát huy những cảm xúc của mình.


Bùi Trung Hiếu, Lớp DHDT2AHN đại học kinh tế kĩ thuật công nghiệp 456 Minh Khai, Hà Nội

Trong cuộc sống loài người chúng ta không chỉ làm bạn với đồng loại ,mà chúng ta còn có những người bạn đặc biệt ... đó có thể là những gì bao quanh chúng ta . Cậu bé viết bài văn này là một trong số những người có được người bạn như thế.

Phải thấy rằng cậu bé đã gắn bó rất thân thiết với chú mèo mới có thể viết nên bài văn hay như thế .Những chi tiết  về chú mèo được truyền tải rất thật rất sống động đã chứng tỏ tình cảm mà cậu dành cho chú mèo này là rất nhiều.

Cuộc sống của con người sẽ là vô vị khi thiếu đi những người bạn như chú mèo này, nhất là thế giới thơ ngây của con trẻ. Chúng cần có những bài học từ cuộc sống và học qua những người bạn  như  thế là điều rất cần và quý giá.

Tại sao chỉ cho điểm 4 ? Câu hỏi này dành cho người chấm bài văn này .Học tập cần thiết phải có sự
sáng tạo không nên dập khuôn như giáo dục nước nhà nhiều năm về trước .Tôi mong rằng cậu bé nên phát huy hơn nữa ,xã hội cần những người như cậu .Với bài văn này với tôi tôi cho cậu 9 điểm .Chúc cho nhưng bài văn hay không bị chấm nhầm, chúc cho những tâm hồn viết văn không còn bị ấm ức .

Nguyễn Hồng Mạnh, Nha Trang

Tôi thấy nhà phê bình có vẻ bịa chuyện. Chứ viết văn mach lạc như em bé này thì có mà đáng được điểm 8.

Nghiêm Phú Bình,Tokyo, Nhật Bản 

1. Chấm điểm bài làm:

- Kết cấu: bài viết có đủ 3 phần. Mở bài quá dài, đưa ra nhiều vấn đề hơn vấn đề chính. Thân bài kết cấu theo trình tự thời gian, có đầy đủ sự kiện và lý lẽ để minh chứng cho vấn đề chính đặt ra. Kết bài ấn tượng, cô đọng được cảm xúc.

Cách hành văn mang dấu ấn văn nói, nhưng là chủ ý, nhất là cách bỏ dấu.

- Sáng tạo: bài văn là sản phẩm của chính học sinh, không sao chép.Quan niệm về người bạn là quan niệm rộng. Tính sáng tạo cao.

- Cảm xúc: chân thành, cảm động.

- Đánh giá chung: 9.5.

2. Chấm điểm cô giáo

- Đề bài: mới, mở

- Chấm bài: cô giáo không xác định được phần mở bài của bài viết, chấm điểm dựa trên quan niệm của bản thân chứ không đánh giá tính thuyết phục của bài viết.

 - Đánh giá chung: 5 (cô giáo đứng giữa gianh rới của đổi mới và không đổi mới)

3. Vài nét về nguời nhận xét

- Không phải giáo viên dạy văn

- Là giảng viên đại học đang đi học

- Cũng nuôi một con mèo trong hơn 10 năm.

trangtp@...

Bài viết quá chân thực và từ ngữ quá uyển chuyển, xuất sắc nếu đây chính xác là bài văn của học sinh lớp 8. Cách dạy văn của nhà trường là dựa vào barem điểm đánh giá chứ không đọc kỹ bài, quá cứng nhắc, trong khi văn chương là phải uyển chuyển. Không hiểu cô giáo đã đọc kĩ bài văn hay chưa hay cô cũng chỉ dựa vào barem mà đánh giá 4 điểm. Thật là kì lạ!

Ngo Trong Hiep, Đống Đa, Hà Nội, nthiep5@...

Tôi thực sự cảm động khi đọc bài tập làm văn của cháu học sinh lớp 8. Thực ra bài văn không lạc đề chút nào. Bố cục bài văn cũng đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài và kết luận như mọi bài văn khác. Tôi thấy bài văn này thậm chí mở bài còn hay nữa. Lối viết giản dị, tự nhiên, gãy gọn, súc tích... như nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã nhận xét. Nếu tôi được chấm điểm bài văn này, tôi sẽ chấm cho cháu được 8 điểm, để khuyến khích có thể cho cháu 9 điểm. Rất mong cô giáo của cháu xem, đọc lại bài văn để động viên sự sáng tạo, không khuôn mẫu của các cháu.

Nguyen Huu Le, Bình Định, lenguyen@...

Theo tôi, bài văn của em học sinh này viết rất hay, xúc động và rất sáng tạo. Tôi nghĩ cách dạy và học văn theo kiểu thuộc lòng, rập khuôn, máy móc như hiện nay sẽ dần dần giết đi sự tư duy, sáng tạo và cảm xúc văn học của học sinh.

Lê Văn Vương, Tam Kỳ, Quảng Nam, vuiluongvn@...
Bài tập làm văn của con gái tôi cũng đã bị "lạc đề"

Hồi con gái tôi học lớp 5, cô giáo ra đề tập làm văn "Thuật lại một sự kiện thể thao". Sau khi tham khảo ý kiến bố, con tôi viết về các buổi tập, thi đấu cầu lông ngay tại khu phố đang ở. Và bài văn đó cũng bị cô phê: "Lạc đề"!

Hồi đó, cả khu phố tôi ở rất mê đánh cầu lông. Nhà nào cũng tập, sân cầu được kẻ ngay dưới lòng đường, có lưới hẳn hoi. Sáng nào cũng vui vẻ rộn rã cả khu phố... Sau khi bị cô giáo phê bài văn, cháu rất buồn và từ đó không nghe hướng dẫn làm bài của tôi nữa. Tôi cũng buồn vì tôi giảng dạy ở trường CĐSP của tỉnh đã lâu, những giáo viên ở các trường phổ thông trong thành phố đều là đồng nghiệp, một số là sinh viên cũ.

Bài văn "Con Miu xấu số" thật xúc động, chân thực. Cô giáo phê lạc đề có lẽ do trong suy nghĩ của mình, cô chỉ nghĩ học sinh sẽ chỉ viết về những bạn cũ là con người. Thật đáng buồn cho việc đào tạo GV chưa tới nơi tới chốn của chúng ta (có trách nhiệm của tôi, của trường sư phạm nơi tôi đang dạy).

Đặng Hảo, 11/270 Trường Chinh, Hà Nội, dt_hao2000@...
Không lạc đề

Không hề lạc đề. Bài viết rất xúc động, câu cú rõ ràng, truyền cảm. Sao cô giáo không hiểu cỏ cây, hoa lá, chó mèo... đều là bạn bè của con người. Cô giáo hãy đọc "Sao không về Vàng ơi". Con Vàng ở bài thơ đó có phải là bạn của cậu bé Khoa không?

Le Hung, Quảng Bình, minhrauo8@...
Cô giáo thiếu linh hoạt

Đọc bài văn viết về "Người bạn sống mãi trong lòng tôi", tôi thấy bài văn viết được, nội dung chân thực như nó vẫn thường xảy ra trong đời sống. Tôi nghĩ, khi viết về một nhân vật "sống mãi trong lòng tôi" có nghĩa là người đó đã không còn ở với mình, có thể đi xa, cũng có thể đã mất... nói khác đi bài này viết về kỷ niệm. Vì vậy, viết về con Miu đã chết mà tác giả yêu mến là hợp lý. Xét về nhân vật của kỷ niệm tác giả chọn con mèo cũng không sai, chứ chưa nói là học sinh này đã rất nhân văn khi chọn bạn mình là mèo. Đề nghị phúc khảo bài thi này!

anhselamtatca_deemduochanhphuc85@...
Người bạn không có nghĩa là phải con người

"Người bạn" không có nghĩa là phải con người mà đó có thể là động vật hoặc thực vật. Điều quan trọng là "người bạn" đó đã lớn lên cùng mình, đã chia sẻ những tình cảm và là nơi để mình có thể tâm sự. Bài văn trên của một cậu bé học lớp 8 là rất hay, cậu ấy biết nhìn nhận sự việc và sử dụng từ ngữ phù hợp. Theo tôi, cậu bé phải được cô giáo cho điểm 8 trở lên. Tôi không hiểu tại sao cô giáo lại phê là "lạc đề".

Tôi đã, đang và sẽ sống mãi với người bạn thân nhất của tôi, đó là một cây bút và tôi có rất nhiều kỷ niệm với nó. Ngay giờ đây khi tôi ngồi viết những dòng chữ này thì người bạn của tôi cũng đang chăm chú nhìn tôi làm việc. Cuối cùng, tôi rất mong cậu bé sẽ nhận được điểm cao và một lời xin lỗi từ phía cô giáo. Hãy nhớ rằng "người bạn" không có nghĩa chỉ có con người đâu, cô giáo ạ.

Nguyễn Đăng Mừng, TX Đông Hà, Quảng Trị, nguyendang1964@...
Bài văn giàu cảm xúc

Tôi đã đọc bài văn bị điểm 4 vì coi mèo là bạn. Trong thế giới ngày nay, khi việc học đã choán hết thời gian của con trẻ, việc gắn kết trẻ em với môi trường tự nhiên xung quanh mình là một vấn đề cần quan tâm đúng mức. Trở lại với bài văn, nếu cô giáo cho rằng bài văn bị lạc đề thì thật đáng buồn. Bài văn gây cho tôi xúc động thực sự ở tính chân thật, giàu cảm xúc.

Em đã biến con mèo thành người bạn gần gũi và thân thiết của mình, giữa chú bé và con mèo không còn khoảng cách người với loài vật mà là bạn, bạn thân thiết. Tôi cũng đã từng đọc "Cái Tết của mèo con" của Nguyễn Đình Thi và lần này được đọc bài văn này, tôi thấy đây là một tác phẩm hay và xúc động về những con vật thân quen gần gũi xung quanh mình. Hi vọng em sẽ là một người viết văn hay sau này.

Nguyen Anh Van, Hai Bà Trưng, Hà Nội, anhvan@...

Tôi không phải làm nghề văn, cũng không có năng khiếu văn. Tôi khá khoa hoc tự nhiên hơn và đang công tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ, cũng có chút hiểu văn học nghệ thuật, thể thao. Tuy nhiên, khi đọc bài văn này, tôi hơi ngỡ ngàng về trình độ, tính nhân văn của cô giáo.

Khái niệm "người bạn" phải hiểu rất rộng lớn về không gian. Ở các nước có nền nhân đạo cao, văn minh xã hội thì có khi loài vật gắn bó với người trong nhà còn hơn là người bạn. Thật đáng tiếc cho tư duy và nhận thức của cô giáo. Và cũng không phải ít thầy cô giáo có "tầm" như vậy. Sống trong một cơ chế thị trường không hoàn chỉnh, quản lý xã hội quá yếu kém, chỉ chạy theo thành tích và đồng tiền... sẽ làm tàn lụi dần những mầm non.

Tôi cũng không tin bài văn đó hoàn toàn do một học sinh lớp 8 tự viết vì lớp 8 tâm hồn còn nhiều ngây thơ. Ở đây, nhiều đoạn văn quá "khôn", quá triết lý... người lớn chúng ta hãy đừng "giáo huấn" trẻ thơ. Từ lớp 1 đã dạy học sinh những gì của người lớn cứng nhắc, duy ý chí... thì làm sao con người phát triển theo quay luật tự nhiên? Tóm lại các thầy cô giáo hãy đọc kỹ bài văn và góp ý cho cả cô giáo, học sinh và phụ huynh.

Đặng Quang Linh, Quảng Trị, dangquanglinh03@...

Thật dễ hiểu khi đội ngũ giáo viên có một số người không có khả năng văn chương, không biết "thẩm" văn, thơ. Tôi cam đoan rất nhiều giáo viên vô cảm với văn chương và nhiều người không thuộc nổi một bài thơ... Vì vậy, cho điểm 4 một bài văn quá hay như thế là lẽ thường.

Bài văn làm cho tôi xúc động, viết có nghề. Cậu bé này sau này sẽ là một nhà văn, nếu không tiếp tục học một cô giáo dạy văn như thế.

Hoang, mhbaby1234@...

Nội dung bài văn quá hay với một học sinh lớp 8, người đọc dễ dàng cảm nhận và chia sẻ với những tình cảm hết sức chân thật của em với những gì diễn ra xung quanh. Cô giáo cho là lạc đề phải chăng cô cho rằng chỉ có con người mới là bạn của con người? Phải chăng thiên nhiên, động vật tồn tại quanh chúng ta không phải là bạn?

Cô giáo dạy văn mà nghĩ như vậy thì làm sao có thể truyền thụ cho các em lòng yêu thiên nhiên, đất nước, con người, làm sao có thể dạy cho các em sự rung cảm văn học với vạn vật diễn ra xung quanh mình? Theo tôi, trong trường hợp này cô giáo là người xứng đáng nhận điểm 4 thay vì em học sinh, sâu xa hơn hãy nghĩ về hậu quả của cách dạy và học như vậy.

Văn Đức, Bắc Giang, hoangtuyeu_ix@...
Bài văn quá hay!

Tôi cũng là một người rất yêu động vật, nhất là vật nuôi trong nhà. Đọc bài viết của em, tôi rất cảm động và nhớ đến con mèo nhà tôi mới bị... nấu cao năm ngoái. Vì nó là mèo đen lại già nên ông tôi nấu cao. Tôi đi học xa nên về mới biết. Thương nó quá!

Nó sống với gia đình tôi từ năm 2000, nghĩa là cũng được 8 năm rồi. Tôi nghĩ cô giáo này hơi cứng nhắc và rập khuôn. Bài viết sáng tạo và hay như vậy mà lại cho là lạc đề. Học văn mà không tưởng tượng, không bay bổng thì không bao giờ đưa ra những bài viết hay được. Chó, mèo không là bạn của con người được hay sao?

pvhailuu@...
Một bài viết xúc động

Đến giờ, mình vẫn không thể hiểu nổi tại sao nhiều giáo viên dạy văn vẫn máy móc như thế! Viết văn không chỉ là sự trình bày, dẫn dắt vấn đề mà còn là cách để người viết bày tỏ cảm xúc và sự tinh tế trong cảm nhận. Mình không nghĩ rằng cứ làm một bài văn là phải nhất nhất theo trình tự "mở - thân - kết". Những sáng tạo hợp lý thì nên được đánh giá đúng mực.

Đọc bài văn của em ở trên, tôi thực sự cảm thấy rất xúc động bởi tình cảm chân thành và rất thật của người viết. Lâu nay, tôi cũng thấy nhiều người coi con vật nuôi trong nhà là những người bạn cưng, những em học sinh coi những dụng cụ học tập, chỗ ngồi trên lớp là những người bạn thân thiết và có bài hát "Sách bút thân yêu ơi" nổi tiếng được các em hát vang mỗi ngày... Bởi thế, không lẽ gì, mèo lại không thể trở thành "người bạn sống mãi trong lòng tôi" được.

Nguyễn Minh Vương, ĐH Bách Khoa TP.HCM

Tôi thấy bài văn đó rất hay, rất trong sáng. Điều đáng nói ở đây là cách chấm điểm của thầy cô giáo. Chúng ta đang nói đến đổi mới giáo dục: đổi mới sách giáo khoa, đổi mới chách dạy và học... Tôi rất muốn thầy cô thay đổi cách dạy của mình. Đầu tiên là cách chấm điểm để học sinh có thể năng động, sáng tạo. Không nên gò bó các em trong một chuẩn kiến thức mà người đi trước đã tiếp thu.

Tôi có một người thầy mà tôi nhớ mãi. Thầy ấy dạy cho tôi biết cách "cãi lời thầy". Thầy cho phép học sinh tự nêu lên ý kiến về bài giải của thầy. Thậm chí lúc đầu thầy ấy còn cố tình giải sai một bài gì đó rồi gợi ý cho học sinh tìm ra lỗi sai của mình. Dần dần, học sinh nhận ra cách giải của thầy cô chưa hẳn là  tốt nhất. Xin thầy cô hãy lắng nghe ý kiến của học sinh một cách tích cực.

Nguyễn Thành Trung, Bắc Giang, trungnt_stc@...

Tôi không phải là người học giỏi văn, ngày học phổ thông, điểm văn tôi không quá 6 nhưng khi đọc xong bài văn này tôi tự hỏi thế nào là bạn? Tôi nghĩ, bạn ở đây cỏ thể là người, có thể là vật vì dù vật hay người nếu là bạn đều chia sẻ với ta cả niềm vui, nỗi buồn. Vậy có nhất thiết bạn phải là người không?

Đọc bài văn trên, ta có thể thấy được tình cảm của cậu bé với một người bạn đặc biệt, câu ta đã diễn tả được tình cảm của mình, suy nghĩ... Cô giáo phê "lạc đề" đối với bài văn trên đã chỉ rõ lối giáo dục dập khuân, sao chép, không sáng tạo... Cần phải xem lại cách giáo dục, kiến thức của một số đội ngũ giáo viên được gọi là thầy khi truyền đạt kiến thức cho học trò, một thế hệ của tương lai đất nước.

Nguyễn Đức, ducnguyen1970@...
Bài văn hay

Tôi đã đọc bài văn của cháu bé. Tôi làm việc trong môi trường kinh doanh từ lâu nhưng đã rất ngạc nhiên khi đọc bài văn này. Nó đã làm tôi nhớ lại thủa thơ ấu của mình. Và tôi cũng ngạc nhiên với điểm 4 cô giáo đã cho cháu.

Tôi còn nhớ câu chuyện kể về Thomas Anva Edisson, khi còn đi học, cô giáo của cậu đã gọi cậu là "con lợn", ám chỉ sự ngu dốt. Nhưng sau đó, Edisson trở thành nhà bác học lỗi lạc của nhân loại. Cho tôi gửi lời khen ngợi cháu bé và chia sẻ với cháu (và cả bố cháu) vì điểm 4 không đáng này!

Nguyễn Hương, ĐH Bách Khoa Hà Nội, red_river_1607@...
Tôi thích bài văn này

Tôi rất nhớ những lần học và làm văn khi còn là học sinh phổ thông, các thầy cô tôi khuyên dạy rằng: Một bài văn hay ngoài việc làm đúng ra, còn phải có sự sáng tạo, cảm xúc và thể hiện được sự riêng biệt của người làm bài văn đó. Những lời dạy dỗ của các thầy cô tôi luôn luôn nhớ, thậm chí nó còn là tiêu chí để tôi hình thành phong cách sống của mình: chân thành, đúng mực nhưng cá tính.

Đọc bài văn về "người bạn ấy sống mãi trong lòng tôi" của em học sinh trên, tôi thấy rất xúc động trước hết bởi tâm hồn trong sáng của em. Tại sao em không chọn kể về những người bạn thân với nhiều kỷ niệm mà chọn chú mèo? Theo tôi nghĩ em có một suy nghĩ nghiêm túc về tình bạn, biết yêu quý động vật, thể hiện tâm hồn trong trẻo, chân thành của một em bé được gia đình quan tâm, giáo dục đúng đắn. Không ít người coi động vật là bạn, thậm chí những người già hoặc người gặp hoàn cảnh về tinh thần, thể chất coi động vật là những chỗ dựa tinh thần không thể thiếu được. Ai đã từng đọc bài văn về chú chó của một diễn giả Mỹ chắc hẳn bị thuyết phục vì sự thật đó.

Ở đây, cô giáo thể hiện sự cứng nhắc của mình, theo cô, đã là "người bạn" thì phải là con người chứ không phải con mèo, con chó nào cả. Cô giáo đã quên rằng trước khi có bạn bè ở trường, ở xóm, trẻ em kết thân với những chú gấu bông, cô búp bê, trò chuyện với cây cỏ, thậm chí là tâm sự với những con kiến, gọi mèo là bạn, là em, gọi chó là anh, gọi gấu là bác... Vậy thì tại sao lại bắt các em chia tay với những người bạn trung thành đó, khi các em bày tỏ tình cảm rất dung dị, hồn nhiên như em học sinh lớp 8 kia?

Về ngôn ngữ văn phong, em học sinh viết gọn gàng, súc tích. Câu văn đúng, đầy đủ và có cảm xúc. Một bài văn phải đúng phải có 3 phần mở, thân, kết. Tuy nhiên, kết cấu một bài văn như em học sinh trên theo tôi vẫn có thể chấp nhận được, nó giống như một bài tuỳ bút hay tản văn không cần phải dẫn dắt dông dài. Với các em học sinh, văn trước hết cần phải đúng. Cô giáo có thể nhận xét như vậy, song để cho em đó điểm 4 quả là oan và có thể khiến cảm xúc văn chương của em lại đi vào lối mòn của khuôn mẫu.

Bình Minh, Bình Dương, Binhmaicand@...

Bài văn này mà bị cô giáo cho điểm 4, bản thân tôi cũng thấy buồn. Chúng ta hay theo một khuôn mẫu, đó là mở bài giới thiệu khái quát, thân bài phân tích sâu hơn, kết bài chốt lại vấn đề và không quên liên hệ bản thân. Điều đó cũng là để cho học sinh nắm rõ, hiểu rõ nội dung bài văn. Ở bài văn của em trai này, tôi thấy hai điều đáng khích lệ.

Một là, không những em phân tích nội dung rất rõ, lời văn vừa dí dỏm, vừa tình cảm, thể hiện rất rõ tính nhân văn, cuốn hút người đọc. Hai là em viết về con mèo một cách chân thật, người đọc cảm nhận đó là một tình cảm rất thật của em khi xem con mèo là một người bạn gắn bó.

Xem mèo là bạn bị cho là lạc đề chẳng lẽ giáo viên khuyến khích trẻ nói dối, nguỵ tạo cảm xúc bởi nếu em viết về một con người cụ thể chắc không bị điểm 4 như thế. Theo tôi, có thể cô giáo không thể cho em điểm cao vì chấm theo sườn bài văn gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết luận nhưng với nội dung và tính diễn cảm, tính nhân văn của bài văn này không đáng bị điểm 4.

Nguyễn Dũng, Hà Nội, jupito1000@...

Tôi không hiểu tại sao 1 bài văn lại bắt buộc phải có "mở đầu - thân bài - kết luận". Một bài văn hay như vậy mà được có 4 điểm có lẽ giáo viên nên xem xét lại trình độ của mình. Hãy thử làm 1 bài rồi đưa cho giáo viên khác chấm xem có được nổi 7-8 điểm hay không?

Lớp 8 mà em học sinh có thể viết được những lời súc tích, chân thật và cảm động thế này quả rất đáng trân trọng. Còn giáo viên chấm bài này điểm 4 có lẽ nên xem lại tâm hồn và khả năng cảm nhận của mình.

Trần Quốc Khởi, Cà Mau, quockhoi@...
Hãy thận trọng khi đặt bút phê

Đọc qua bài làm văn trên, tôi thấy cậu học trò ấy thật có tấm lòng nhân hậu. Cậu đã san sẻ tình cảm của mình cho "người bạn" từ đầu cho đến cuối. Cần giáo dục cho trẻ lòng yêu thiên nhiên.

Hơn nữa, để cho trẻ có óc quan sát và nói lên được suy nghĩ của mình mà không bị bó buộc vào khuôn khổ nào thì mới phát huy được tư duy. Bài văn, theo tôi nghĩ, không nhất thiết phải có đủ 3 phần như thông lệ, quan trọng là ý tứ, diễn đạt... Vậy nên những người dạy văn phải thận trọng khi đặt bút phê vào bài làm của học sinh!

impe_qn_nguyenhaikhanh@...

Thật giản dị và xúc động! Bài viết quá hay giống như những bài tập đọc ngày xưa tôi từng học. Có lẽ nên đưa bài này vào SGK, nếu không ở trong phần bắt buộc thì cũng nên đưa vào phần đọc thêm.

Lê Thanh Quân, ĐH Đà Lạt, thanhquandlu@...

Sau khi đọc bài văn, tôi thấy xúc động trước tình cảm của một học sinh lớp 8 với con vật yêu quý của mình. Lời lẽ, câu từ chân thực và giản dị. Cô giáo cho rằng lạc đề, vậy thế nào mới là một người bạn sống mãi trong lòng ta?

Theo tôi, có thể cô giáo chưa hiểu hết được nghĩa của "người bạn" và "sống mãi trong lòng". Khi biết cô cho điểm như vậy, tôi cũng thấy thất vọng, huống gì một cậu bé lớp 8. Vô hình trung cô giáo đã làm cho trẻ có một quan điểm khác về người bạn của mình, thật là có lỗi.

Nguyễn Thị Thanh, Vinh, Nghệ An, ankhanhna@...

Thuở còn đi học, có lần tôi đã viết về tình cảm của mình vói một cô giáo trường làng. Đề bài yêu cầu viết thư cho cô giáo cũ bây giờ đã chuyển công tác đi nơi khác. Cô giáo dạy tôi lớp vỡ lòng ở cùng khu tập thể giáo viên với mẹ tôi, chăm sóc tôi từ nhỏ nên tôi vẫn quen gọi là "dì". Vì vậy, trong bài văn (thể loại viết thư) của mình, tôi mào đầu bằng câu: “Cháu chào dì Khoa, dù dì là cô giáo của cháu nhưng cháu quen gọi dì mất rồi nên bây giờ cháu lại xin phép gọi cô là dì nhé!”.

Trong bài văn, tôi cũng đã cố gắng khắc họa chân dung của một cô giáo giỏi, yêu thương học sinh nhưng vói đại từ xưng hô thay đổi. Bài văn đó của tôi cũng bị cho là lạc đề, bị điểm kém. Thậm chí, thầy hiệu trưởng còn bóng gió nói rằng lần thi kiểm tra chất lượng để chọn học sinh giỏi lần trước tôi đạt điểm cao là do mẹ tôi đã để lộ đề. Mẹ tôi mắng tôi một trận vì tự nhiên làm một bài thi kém như vậy làm cho mẹ tôi bị hiểu lầm, trong khi bài thi lần trước tả về con gà trống tôi được điểm cao nhất trường. Tôi rất buồn và cảm thấy bị tổn thương khi tình cảm, hi vọng của mình bị thay đổi ngược lại.

Bây giờ tôi cũng là cô giáo, tôi đã làm mẹ của 2 cậu con trai như người mẹ trong câu chuyện kia nên tôi hiểu và chia sẻ với chị. Đọc bài văn của cậu bé, tôi xúc động đến rơi nước mắt. Tôi không phải là nhà phê bình, nhưng với tình cảm của một bạn đọc, một người mẹ, tôi trân trọng bài văn ấy vô cùng. Tôi nghĩ, cậu bé này không chỉ giỏi giang, có một phông ngôn ngữ rất rộng mà còn là một người giàu tình cảm, chân thành và rất có tâm hồn. Tôi chia sẻ với suy nghĩ của chị (dù chị không nói ra) và tôi chúc mừng chị có một cậu con trai rất tuyệt. Tôi sẽ lấy bài văn này làm bài văn mẫu cho con trai của tôi.

Đặng Đức Thái, Lào Cai, ttktth@...

Theo tôi, bài văn của cháu viết rất súc tích và truyền cảm. Cháu tỏ ra có năng khiếu quan sát và diễn đạt hình ảnh rất hay. Tôi nghĩ cháu không nên buồn mà hãy tự tin và cố gắng phấn đấu. Một người không có nhiều giáo viên dám thoát ra khỏi các qui định hình thức và đủ khả năng phát hiện năng khiếu, cá tính của học sinh đâu.

Trần Quỳnh Lam, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, lapda5@...
Sao mèo không thể là bạn?

Tôi chưa từng là một học sinh giỏi văn nhưng quả thật khi đọc bài văn của cậu bé này tôi thấy thật cảm động. Tôi không hiểu tại sao con mèo lại không thể là một người bạn của con người? Có thể nói hơi khó nghe nhưng con chó, con mèo đôi khi sống còn có tình cảm hơn giữa con người với con người.

Cô giáo này hình như chưa bao giờ nuôi động vật trong nhà nên có lẽ không hiểu được thứ tình cảm này hay là bản thân cô không có tình cảm dành cho thiên nhiên và động vật xung quanh mình, vậy mà cô vẫn có một học sinh viết văn khá, thế có phải là may mắn cho cô lắm không?

Nguyen Van, c0511h_nvan@...

Ngày xưa tôi còn học phổ thông, tôi cũng viết một bài văn về khu rừng tôi yêu thích và tôi đã miêu tả khu vườn nhà mình vì đối với tôi nó như một khu rừng đầy lý thú. Cô giáo tôi đã khen hay và đọc cho cả lớp nghe và tôi được 8 điểm vì chữ tôi viết không được đẹp. Đến giờ tôi mới thấy cô giáo mình thật tuyệt vời.

Nguyễn Đình Đại Dương, CĐSP Huế, megamyt@...

Bây giờ khi đa số học sinh đều "ngậm ngùi" với môn Văn, không viết nổi một câu ra hồn và toàn bị ngôn ngữ "chít chát" làm mất đi vẻ đẹp của Tiếng Việt thì đọc bài văn của em, tôi không ngờ được em chỉ mới học lớp 8. Không biết sự định hướng và can thiệp về mặt từ ngữ của ba mẹ đối với em trong bài văn này như thế nào nhưng ngôn từ của em rất giản dị và trong sách, lời văn súc tích, chứa đựng nhiều tình cảm. bố cục tương đối rõ ràng, mạch lạc.

Tôi từng là dân chuyên Văn của trường Quốc học Huế. Nếu là giáo viên chấm bài văn này, tôi sẽ không ngần ngại cho em điểm 10, thậm chí sẽ photo lại cho đồng nghiệp của mình đọc.

Phạm Châu Hợp, 92 Trần Phú, Kon Tum, pchop@...

Mèo vẫn có thể là người bạn sống mãi trong lòng của con người. Bài văn rất hay, xúc tích và giàu tình cảm với những lời văn rất chân thật. Cô giáo nên cho điểm 10.

Lan Dao, USA, daohoanu@...
Bài văn rất hay

"Tự nhiên tôi nhớ đến con mèo xấu số của nhà tôi. Nó đã chết cách đây gần một năm, trong một đêm mùa đông", đây chính là nội dung và phần mở bài cho bài văn về con mèo xấu số của em học sinh. Tiếp theo đó em viết rất là mạch lạc. Em đã nói lý do tại sao em có con Miu đó và tình cảm của em và Miu sâu đậm đến dường nào. Sau này mặc dầu em có con mèo khác, nhưng em không thể quên được Miu Miu. Bài văn rất hay là cảm động. Em học sinh này viết như một nhà văn chuyên nghiệp.

Phần đầu của bài văn không phải là lạc đề mà là khúc dạo đầu của một kiệt tác. Nếu phân tích bài văn cho kỹ thì thấy em nêu lên lý do vì đã chuyển nhà nên nhớ tới bạn bè. Người đọc có thể hình dung đám bạn G5 của em như thế nào. Tuy vậy, tình cảm của em dành cho các bạn vẫn không sâu sắc như em đã dành cho chú mèo thân yêu. Đó là lý do tại sao em lại viết về Miu. Tuy Miu đã chết nhưng trong lòng em Miu vẫn sống mãi. Em cũng đã nói lý do tại sao em không viết về đám bạn vì "chúng nó đều sống nhăn nhở cả đấy".

Quang Nguyễn, Sydney, Úc, quangdang.nguyen@...

Tôi lấy làm ngạc nhiên đến sửng sốt là tại sao cô (thầy) giáo nào đã phê bài văn của em học sinh trên đây viết về con mèo của mình là người bạn lại lạc đề! Em học sinh này hoàn toàn không lạc đề chút nào, mà chính người thầy đã "phê lạc bút". Mặc dù bài văn có thể diễn đạt tốt hơn nhưng rõ ràng đây là một bài văn hết sức chân thật và đã trả lời sát với đề ra. Về ý tưởng, bài văn này xứng đáng được điểm cao. Cách hành văn của một học sinh lớp 8 như vậy là hoàn toàn không tệ một chút nào nếu so với cả mặt bằng trình độ viết văn hiện nay của học sinh trung học ở ta.

Không biết phụ huynh có giúp em không nhưng rõ ràng hành văn khá sạch và không thấy lỗi chính tả nào. Theo ý của phụ huynh là cho 5, 6 điểm, nhưng nếu tôi được phép chấm bài văn này, tôi có thể cho em 8 điểm rưỡi thậm chí 9 điểm. Một thông điệp lớn trong bài văn là em đã kêu gọi sự bảo vệ và đối xử bình đẳng với vật nuôi ở đoạn cuối bài. Rất đáng khen ngợi.

Phan Vũ Diễm Hằng, Hà Nội, phanvudiemhang_vietnam@...

Tôi thấy thật buồn khi cô giáo đi dạy học nhưng lại chưa thấu hiểu được sự phát triển tâm lý của trẻ. Việc cháu coi con mèo yêu quý là bạn chẳng có gì sai, nó chỉ khác với hiểu biết của cô giáo cháu mà thôi. Chúng tôi vẫn gọi lũ mèo là "con ơi", nhiều hàng xóm lúc đầu cũng thấy lạ lắm nhưng sau họ hiểu ra đó là do chúng tôi yêu chúng. Về mặt cảm xúc, cháu bé xứng đáng được điểm 9, 10. Tuy nhiên, về mặt cấu trúc văn bài, cháu làm chưa đạt chuẩn. Tôi đồng ý với nhận xét của ông Nguyên và bố cháu bé.

huongphanmai@...
Cần tôn trọng tình cảm của con trẻ

Tôi là giáo viên dạy Văn. Khi đọc bài văn này, tôi có cùng quan điểm với nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên. Đọc bài văn, tôi thấy cháu bé có tâm hồn thật nhạy cảm và giàu cảm xúc. Trong thế giới mà rô bốt, siêu nhân đang chiếm lĩnh tâm hồn thơ ngây của trẻ thì tình cảm được nói đến trong bài văn này thật xúc động và đáng trân trọng. Tôi nghĩ cô giáo nên đánh giá đúng năng lực của học trò và khuyến khích con trẻ để nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp.

Nguyễn Khánh Duy, Hà Nội, nguyenkhanhduy@...

Thật không ngờ một học sinh lớp 8, là học sinh nam lại viết được bài văn hay như vậy. Chỉ có thể là tình cảm chân thật mới viết được như vậy. Nếu cho bài văn này điểm 4 thì thật là buồn cho giáo dục phổ thông.

H.Minh, TP.HCM, minh119@...

Đọc bài văn, tôi thấy rất đồng cảm vì tôi rất yêu thương vật nuôi. Tôi cũng đã nhiều lần khóc khi những con chó nhà tôi bị bệnh, nhìn ánh mắt buồn thiu của nó mà thấy thương. Một lần một chú chó nhà tôi ăn trúng thuốc của bọn bắt chó, nhìn nó đau đớn quằn quại mà tôi thấy căm thù bọn vô lương tâm đó dễ sợ. Đêm đó, 2 chị em tôi vừa khóc vừa cầu trời cho nó qua khỏi.

Sáng mai, khi thấy nó đã đỡ chút đỉnh, hai chị em tôi mừng quá trời. Khi buồn, tôi cũng thường tâm sự với những chú chó, chúng rất biết lắng nghe. Đối với tôi, chúng có một vị trí quan trọng trong lòng không gì thay thế được. Cô giáo đã quá cứng nhắc theo khuôn mẫu khi chấm bài văn như thế này. Cô làm như vậy là làm cho tâm hồn trong sáng của trẻ con có một dấu hỏi lớn là chẳng lẽ yêu thương thú vật, xem chúng như những người bạn thât thiết là sai?

Nguyễn Văn Quảng, Bình Phước, quangnv1@...
Gò ép trong sáng tác sẽ giết chết sáng tạo

Tôi thấy đây là một bài văn rất độc đáo và đầy tính nhân văn. Trong trường hợp này, tôi thấy cô giáo nên biểu dương cậu học trò ở hai điểm lớn: Thứ nhất, sự độc đáo trong lựa chọn đề tài; Thứ hai, lòng yêu thương những con vật sống quanh ta. Có thể xét về bố cục bài văn trên chỉ có thể đạt điểm 7 nhưng xét về tính sáng tạo trong văn học thì phải cho điểm 9.

Nguyễn Trọng Thịnh, Hải Phòng, thinh191@...

Quả thực đây là bài văn rất xúc động. Suy nghĩ của em hơn một học sinh lớp 8 rất nhiều. Cũng phải công nhận rằng giáo viên dạy văn nói riêng và giáo viên các môn nói chung còn khá khô khan và máy móc đối với học sinh. Với bài văn này, em xứng đáng được thông cảm, động viên và khen ngợi. Hi vọng các tiết kiểm tra Văn của nước ta sẽ có nhiều đề "mở" hơn để học sinh có nhiều cơ hội bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ thực của mình.

Dương Toàn, Hà Nội, dngtoan@...
Một bài văn tốt

Nếu tôi là giáo viên của cháu, về bài văn này, tôi sẽ có lời phê: Hiểu đề bài, sáng tạo, tình cảm chân thật, hồn nhiên, diễn đạt chững chạc, câu văn sáng sủa, súc tích, nắm vững cú pháp. Bố cục không cứng nhắc, mạch ý hợp lý. Bài văn nhẹ nhàng nhưng tạo được cảm xúc cho người đọc. Bài văn đáng được điểm 7-8. Với lớp cuối cấp THCS không phải có nhiều HS cảm thụ và diễn đạt được như bài văn này.

Mai Thương, Quảng Ninh, clover_twoleaf@...
Máy móc trong chấm văn

Tôi đã đọc đi đọc lại bài văn này rất nhiều lần. Đó thực sự là một bài văn hay, giản dị và mang trong đó  sự ngây thơ trẻ con thật dễ chịu. Vậy mà cô giáo đã chấm cho em học sinh điểm 4, lại còn nói em làm lạc đề. Thật không thể hiểu nổi mèo không thể là một người bạn của con người sao và không thể sống được ở trong lòng của con người sao? Một người bạn thì cứ phải là "người" sao?

Em học sinh còn nhỏ tuổi, chưa có nhiều trải nghiệm làm sao có thể có ngay được "người bạn sống mãi trong lòng"? Một bài văn chân thực, xúc động như vậy lại bị đánh giá là lạc đề. Tôi nghĩ cần phải xem lại việc dạy, học và những quan điểm về viết văn trong nhà trường hiện nay, nhất là với học sinh cấp tiểu học và THCS. Không thể để kiểu dạy học sinh như vậy được, đừng đánh mất sự hồn nhiên của trẻ nhỏ bằng những hành động như vậy.

Đặng Trần Khoa, Bạch Mai, Hà Nội, t3ha@...

Tôi thấy bài văn quá hay. Dù cô giáo có cho là lạc đề thì cô cũng phải nhận thấy giọng văn lưu loát, bố cục chặt chẽ. Phần mở bài mà cô giáo chê thì lại rất được, rất logic để dẫn đến việc tả con mèo.

Nhà tôi nuôi nhiều con vật (có lúc trong nhà có 4 con chim, 2 con chó và 9 con mèo cả lớn cả bé) nên tôi biết con vật cũng tình cảm lắm. Con Kitty nhà tôi thì õng ẹo như một nàng công chúa, ai cũng yêu. Khi phải gửi cho người khác nuôi vì tôi có cháu ngoại, cả nhà tôi nhớ nó, thỉnh thoảng lại hỏi thăm. Còn cô giáo văn mà tâm hồn khô cằn quá. Thế mới hiểu vì sao mà nhiều bài thi văn quá kém.

Trần Thị Thủy, Quận 9, TP.HCM, thuytienbt06@...
Gửi em trai lớp 8

Có lẽ giờ này em còn buồn vì điểm 4 của mình. Đừng buồn nữa em nhé! Chị rất tự hào về tấm lòng của em dành cho thế giới xung quanh. Khi chấm điểm bài làm của em có lẽ cô giáo đã quên mất nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả của người thầy "vì sự nghiệp trăm năm trồng người". Em thật may mắn vì được bố mẹ nuôi dưỡng cho em 1 tấm lòng, tấm lòng dành cho thiên nhiên em ạ.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng bây giờ, người ta thường giáo dục con người phải có ý thức bảo vệ môi trường. Làm được như thế trước hết phải có tình yêu dành cho nó. Thật đáng trách khi mà cô giáo đã không phát huy tinh thần này của em cho tập thể để nó được nhân rộng ra cho cả cộng đồng. Em hãy nuôi dưỡng tình yêu của mình để làm những việc có ích cho nhân loại em nhé. Theo chị muốn làm được việc gì đó trước hết phải có tình yêu và lòng đam mê em à. Em có đồng ý với chị không? Theo cách nhìn và cách suy nghĩ của chị thì em xứng đáng được nhận điểm 10 mặc dù bài làm không có mở bài và kết luận như cô giáo phê bình, chỉ là thiếu sót nho nhỏ về mặt hình thức thôi, quan trọng là tấm lòng nhân hậu của em được thể hiện đầy đủ và trọn vẹn.

Nguyễn Tân Duy, Hà Nội, nguyentanduy_k50dialy@...

Tôi không phải là người giỏi văn nên không nhận xét về điểm mà chỉ có một nhận xét về khái niệm "người bạn" mà bài viết trên đề cập đến. Theo tôi, một người bạn không nhất thiết phải là một con người mà có thể là một vật nuôi luôn xuất hiện trong niềm vui hoặc những lúc buồn như trong lời văn trên: "hễ nghe tiếng bước chân tôi đi học về là Miu lại chạy ra, miệng kêu “meo, meo”, dụi đầu vào chân tôi, ra cái vẻ nhớ nhung lắm" hay "Những hôm bị điểm kém, sợ bố mẹ mắng, đi học về tôi buồn thiu, con Miu như cũng muốn chia sẻ, cứ quanh quẩn bên tôi".

Lý do thứ hai tôi đồng ý với bạn là qua những gì bạn làm với con Miu: "nhiệm vụ ngày hai lần dằm nhỏ cá trộn với cơm cho Miu ăn và thay chậu xỉ than hàng ngày", "tôi đi Công viên Lênin, vớt được cả một xâu cá nổi, con Miu được cả tuần no nê". Những việc trên chứng tỏ Miu đã trở thành một thành viên trong gia đình. Có lẽ cảm động nhất là phần cuối lúc tả về lúc con Miu bị bệnh bạn đã rất lo lắng để tìm cách chữa bệnh nhưng rồi nó vẫn chết: "Tôi bật dậy, nhìn con Miu nằm bất động trong cái thùng giấy lót vải rồi òa khóc". Nếu không coi Miu là người bạn thì sao có thể viết nên một bài văn cảm động như vậy. Mình học văn không khá lắm nhưng bài bạn viết thật khiến mình khâm phục, mình cũng có mèo tuy nhiên chăm sóc không được như ban nhưng chắc chắn chú mèo nhà mình cũng là người bạn thân thiết giống bạn.

Chu Huỳnh Thảo Anh, Quận 5, TP.HCM, caothuhong1708@...

Tôi là giáo viên hiện đang giảng dạy ở 1 trường chuyên của thành phố. Thật ra không quá ngạc nhiên khi cậu bé bị cô giáo cho 4 điểm vì chắn chắn cô giáo là sản phẩm của lối tư duy truyền thống áp đặt, thầy dạy câu gì, học trò chỉ được biết câu đó, vô cảm, miễn sáng tạo, miễn cảm xúc. Thật kinh khủng nếu họ vẫn cứ tiếp tục lối dạy như vậy.

Đỗ Thị Thanh, Quận Tây Hồ, Hà Nội, dogiangthanh@...

Đọc được bài văn của 1 em học sinh lớp 8 viết về “người bạn ấy sống mãi trong lòng tôi”, tôi thật sự xúc động. Lời văn nhẹ nhàng tình cảm, bố cục chặt chẽ, tình tiết giản dị chân thực. Tôi không thể tin một học sinh lớp 8 lại có tư duy mạch lạc đến thế, vì hiện nay tôi đã đọc nhiều bài văn dành cho học sinh phổ thông mà lời lẽ ngô nghê, vậy và khi đọc bài văn này, tôi thấy lại những cảm xúc mới mẻ, trong sáng. Và tôi ngạc nhiên, bài văn này chỉ được điểm 4. Tôi không hiểu cô giáo của em được đào tạo ở đâu, sống trong môi trường nào mà lại có lời phê buồn cười thế? Điểm 4 vì bài văn thiếu về bố cục (thiếu mở bài) hay vì đề bài ra là “người bạn ấy sống mãi trong lòng tôi” trong khi tác giả viết về con mèo? Cả 2 lí do trên thì điểm 4 đều không đúng.

Trước đây tôi học văn, mở bài được tính điểm tối đa là 1,5 điểm, nhưng chúng tôi không mấy khi được điểm tối đa, vậy nếu trừ của tác giả hãy cứ coi như trừ 1,5 điểm đi. Còn nội dung bài viết, rất mới lạ và trong sáng tại sao lại chỉ được 4 điểm?

Nếu vì quan điểm con mèo không thể coi là người bạn thì có lẽ nên đưa cô giáo này đi học thêm, bổ sung thêm kiến thức nếu không cả 1 thế hệ tương lại sẽ không biết yêu thương muôn loài, trong khi các loài vật luôn sống quanh ta như một phần không thể thiếu của cuộc sống. Với tư duy của các em, việc coi những con vật là người bạn luôn luôn xảy ra và người lớn chúng ta, nếu muốn giáo dục con em trở thành người tốt, sống yêu thương con người thì trước hết phải giúp các em biết yêu thương muôn loài.

Lê Hoàng Nguyên, Thanh Xuân, Hà Nội, nguyenlh1702@...
Bài văn thật cảm động

Một học sinh lớp 8 đã có thể viết được 1 bài văn như thế này, cá nhân tôi nghĩ rằng cần phải khuyến khích em hơn nữa vì em đã viết 1 cách rất tự nhiên, chân thực và cảm động, cách diễn đạt câu văn cũng rất hay. Cô giáo em có lẽ đã chấm điểm 1 cách quá cứng nhắc. Nói xa hơn thì có lẽ chúng ta nên nhìn nhận lại cách dạy và chấm điểm môn tập làm văn, có như vậy thì mới phát huy được sự sáng tạo ở học sinh của chúng ta.

Lê Phương, Hải Phòng, hoanglamk27@...
Hãy để học sinh thể hiện cảm xúc chân thực của mình!

Tôi đã đọc bài văn trên, cảm xúc người viết rất chân thực và lời văn giản dị. Tôi có thể hiểu tại sao em lại được điểm 4 cho bài viết này. Thủa tôi còn đi học có lẽ cũng không khác gì em mấy. Một bài viết văn yêu cầu 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài và kết bài thì ngắn, thân bài thì dài. Mở bài thì giới thiệu, đặt vấn đề, thân bài thì nêu cảm xúc, đã là văn tả người thì phải nêu dáng người, nét da, chiều cao, giọng nói, tính cách… Dường như tất cả là một khuôn mẫu và nhiều người trong số chúng tôi cứ có một đề văn nào thì lại nháo nhào lên đi tìm sách tham khảo, ghép nối những câu rời rạc từ đủ loại sách văn mẫu để thành một bài văn.

Năm tôi học lớp 5, tôi đã từng bị viết lại bài văn tả chú bộ đội vì không theo đúng khuôn mẫu ấy. Trong suốt 12 năm học phổ thông, tôi cảm thấy may mắn nhất là những năm cuối cấp 2. Bởi lúc đó các thầy cô giáo của tôi thật sự rất chú trọng việc sáng tạo của học sinh. Với môn Văn, tôi cũng được tự do thể hiện cảm xúc thật của mình mà không bị áp đặt theo một quy tắc cứng nhắc nào cả. Nhưng khi chúng tôi lên cấp 3 thì lại khác. Một khi cô giáo tôi đã phân tích một bài văn nào thì khi lên bảng chúng tôi phải đọc y nguyên những gì mà cô đã cho chép, quanh đi quanh lại cũng chỉ là những từ ngữ giống nhau. Nhiều bạn học của tôi đã không còn hứng thú trong môn Văn và đã chuyển sang học những môn khác.

Một kỷ niệm sâu sắc trong đời học sinh của tôi mà tôi cũng muốn kể ra đây. Năm tôi học lớp 12, với đề bài “Trong các tác phẩm em đã học, hãy phân tích một nhân vật mà em yêu thích nhất”. Với tất cả cảm xúc chân thật của mình tôi đã phân tích nhân vật con sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân, tác phẩm gần như tôi thuộc lòng, và kết quả tôi cũng được điểm 4 vì lạc đề. Trở lại với bài văn trên, tôi không nghĩ em đáng được điểm 4, điểm 5 hay điểm 6. Có thể một người bạn nào đó của em, viết một bài văn chau chuốt về một nhân vật cũng chỉ được lắp ghép từ những cuốn sách văn mẫu, sách tham khảo lại nhận được điểm 8, điểm 9. Vậy thì lần sau, ai dám đảm bảo các bạn em và ngay cả chính em lại không tìm đến những cuốn sách như thế mà không thể tự viết nổi một bài văn của chính mình.

Thân Toàn Thắng, thantoanthang8392@...

Nếu người giáo viên ấy xem bài văn trên là một bài văn sai đề thì quả là một sai lầm lớn trong nghiệp dạy học hoặc là một sự lạnh lùng không đáng có của một người giáo viên. Nhiều người trong chúng ta đã biết bài văn hùng biện được xem là hay nhất mọi thời đại là bài văn của một luật sư viết về chính con chó của mình.

Ông đã xem con chó như một người bạn thật sự, một người bạn không cùng loài nhưng lại chung tâm hồn. Nói như vậy để thấy việc người giáo viên kia đã cho rằng một con mèo không thể là bạn của con người là một sự sai lầm rất đáng tiếc. Nói đáng tiếc bởi vì em học sinh kia chắc chắn rằng sẽ không bao giờ dám viết lại những bài văn như thế nữa, những bài văn thấm đẫm tình cảm nhưng lại bị đánh giá một cách hết sức lạnh lùng: "Lạc đề".

Thật tiếc thay cho em, nếu tôi là một người thầy và là người chấm bài văn của em, tôi sẽ cho em 8.5 (quả thật em đã viết thiếu mất đề bài nhưng điều đó có thể chấp nhận được trong một bài văn biểu cảm xuất sắc như vậy).

nguyen_nx@...
Đó là 1 bài văn hay!

Một học sinh lớp 8 đã viết một bài văn như vậy là hay đấy chứ. Đúng như lời nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, bài văn rất chân thực và cảm động. Tư duy và các trình bày bài văn của cậu bé rất tốt. Lời phê của cô giáo là thiếu mở bài, theo tôi đó là ý kiến rất "sách giáo khoa". Không lẽ lúc nào cũng phải mở bài như: Em có một thằng bạn... hoặc nhà em có nuôi 1 con mèo...?

Duong Ngoc Lam, Nha Trang, Khánh Hòa, duongngoclam@...
Các nhà quản lý giáo dục só suy nghĩ gì?

Học sinh lớp 8 mà viết được bài văn này là quá hoàn hảo về hình thức, kết cấu. Cái hay về nội dung là không theo khuôn mẫu (của cô giáo nói riêng và của ngành sư phạm nói chung) hiện đang phổ biến trong ngành gíao dục và đang bị toàn thể xã hội phê phán do bóp chết tư duy sáng tạo của học sinh. Với kiểu chấm điểm của cô giáo thể hiện rõ sự yếu kém của ngành giáo dục trong công tác đào tạo khi không chịu đổi mới phương pháp, cập nhật cho đội ngũ giáo viên những quan điểm sư phạm nhằm phát huy khả năng tư duy, xây dựng tính nhân văn cho các em...

Chúng ta đã có những bài báo tập hợp những đoạn văn không hay của các em (mà các em chỉ là nạn nhân của nền giáo dục yếu kém) thì cũng nên có những bài tổng hợp đánh giá về công tác chấm bài của đội ngũ giáo viên để thấy thêm đây cũng là một nạn nhân ở mức độ cấp cao hơn.

Lê Hoàng Châu, Hà Nội, chaugiam@...

Đọc bài văn trên của một học sinh lớp 8, tôi thấy rất ấn tượng bởi cách suy nghĩ cũng như diễn tả của em. Câu chuyện này khiến tôi liên tưởng tới một truyện ngắn mà tôi đã được đọc từ hòi còn nhỏ về một chú chó săn, câu chuyện đó vẫn làm tôi xúc động đến bây giờ về tình cảm giữa con người và con vật. Phải chăng bài văn của em học sinh này không đúng "văn mẫu" nên cô giáo cho điểm kém chăng? Hay em không chịu đi học thêm?

Theo thiển ý của tôi, cô giáo dạy văn nên tĩnh tâm lại, đọc kỹ những dòng suy nghĩ được em học sinh thể hiện qua bài văn trên. Nếu quả thực cô giáo không thể nhận thấy được cái hay của bài văn thì thôi, nhưng nếu cảm nhận được tình cảm của em học sinh dành cho "người bạn" của mình thì nên có lời xin lỗi em đó, đồng thời lấy đó làm bài học cho mình. Riêng với bản thân tôi "văn mẫu" là không thể chấp nhận được, chúng ta đang cố gắng giết chết cảm xúc, sáng tạo của thế hệ tương lai.

Hoàng Hà, Giảng Võ, Hà Nội, hoangha316@...
Bài văn thật sự hay

Một bài văn chân thật, lời văn ngắn gọn, súc tích, đầy tình cảm. Một học sinh viết được như vậy thật sự phải có một tình cảm tốt với con mèo yêu quý của mình. Tôi đồng ý với quan điểm của bố cậu bé là điểm không quan trọng nhưng thật sự với bài văn như vậy thì cô giáo cũng cần cân nhắc lại và đánh giá về học sinh của mình. Có thể đề bài cô giáo ra muốn học sinh viết về một người bạn, nhưng cũng có thể coi một con mèo là bạn được.

Trên thế giới và Việt Nam cũng có nhiều tác phẩm văn học viết về các con vật tuyệt hay, có thể kể ra đây như "Con Bim trắng tai đen" hay "Dế mèn phiêu lưu ký". Tôi xin chia sẻ suy nghĩ của mình với bài văn của cháu học sinh này. Chúc cháu có nhiều bài văn xúc động như vây.

Hoàng Đình Long, Hải Phòng, long.hdi@...
Văn trong nhà trường có phải là văn không?

Đọc bài văn này làm tôi nhớ tới một truyện ngắn mà tôi có viết cho báo Thiếu Niên Tiền Phong hồi lớp 9, nói về một con chó. Cùng là người yêu động vật, tôi có thể cảm nhận khá rõ tình cảm dạt dào của em trai khi viết. Tôi tin, nếu bài văn này mà được sửa lại một chút, thêm một chút tình tiết thì nó sẽ được đăng báo hẳn hỏi. Nói về cách chấm điểm của cô giáo, theo tôi có 3 vấn đề.

Thứ nhất là cô nói không có phần mở bài. Tôi cho rằng mở bài có nhiều cách. Tôi thấy bài văn trên có phần mở bài. Nó nằm suốt từ đoạn đầu tới chỗ "Tự nhiên tôi nhớ đến con mèo xấu số của nhà tôi. Nó đã chết cách đây gần một năm, trong một đêm mùa đông." Cô giáo đã quá dập khuôn, máy móc khi cứ bắt học sinh phải mở bài bằng một đoạn ngắn (chỉ trong một đoạn), đây là cách mở bài được hướng dẫn trong nhà trường, cho tới giờ tôi vẫn nhớ khá rõ.

Thứ hai, cô phê rằng "Lạc đề". Theo tôi ở đây không có gì là lạc đề cả. Coi mèo là một người bạn thì không thể gọi là lạc đề được. Đây là một cách hiểu đề vô cùng sáng tạo và cần được khuyến khích.

Thứ ba, cách chấm điểm của cô giáo thể hiện rằng cô không biết khuyến khích khả năng sáng tạo của học sinh, ngược lại, cách chấm điểm này cho thấy yêu cầu cao về sự bài bản, nguyên tắc nhưng đi kèm với nó cũng là sự thiếu linh hoạt và khô cứng.

Văn là một cái gì đó rất tinh tế, nó phụ thuộc rất nhiều vào cảm xúc. Trước một bài văn giàu cảm xúc như thế này thì bản thân người giáo viên dạy văn phải là người có một tâm hồn yêu văn chương, nhạy cảm với những diễn biến tâm lí trong trang viết của học trò. Người giáo viên dạy văn không phải chỉ có dạy cho học trò một cách bài bản, mà còn phải làm sao xây dựng ở người học trò một tình yêu đối với môn văn, trên hết, nó sẽ giúp học trò có một định hướng văn chương, thậm chí là có thể tạo nên một phong cách rất riêng, một phong cách có thể làm nên một nhà văn lớn sau này.

Cách chấm điểm của cô giáo làm tôi thấy nghi ngờ về tình cảm thực sự của cô dành cho môn văn. Dạy văn thì phải yêu cái đẹp và khuyến khích sáng tạo. Cách chấm điểm của cô giáo làm giảm khả năng sáng tạo của học sinh, khiến học sinh bị bó buộc trong cách nghĩ và cách làm. Vấn đề muôn thuở của làm văn trong nhà trường vẫn là như vậy.

Nguyễn Thanh Xuân, Hà Nội, thanhxuan1031@...

Quả thật đã lâu lắm rồi tôi mới lại được nghe lại giọng văn của tuổi thơ mình. Cũng thật là hiếm có một học sinh THCS thế hệ @ mà lại có những cảm nhận sâu sắc, nhân văn và thánh thiện đến thế. Tôi nghĩ em đã được sống trong một môi trường thật tuyệt vời, giàu tình thương và ấm áp tình người. Tôi rất trân trọng những suy nghĩ và cách viết của em, mặc dù nhiều chỗ câu từ còn bị ảnh hưởng bởi nhiều tác phẩm đi trước.

 Nhưng với lối hành văn như thế em xứng đáng được nhận điểm xuất sắc vì sự sáng tạo của mình. Tôi cũng là dân chuyên văn, tôi cũng có kiểu viết lách như thế, nhưng cái thời của tôi là kỷ niệm con chó, con mèo, ao cá, giếng nước ở vùng nông thôn. Nhớ lắm chứ kí ức tuổi thơ. Cần lắm trong các em học sinh những giọng văn sáng tạo và trong sáng như thế. Hãy cho các em đất diễn đi hỡi các thầy cô đáng kính!

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>