221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1219775
Đề Vật lý "hứa hẹn" nhiều điểm cao
0
Article
null
Đề Vật lý 'hứa hẹn' nhiều điểm cao
,

- Đề thi môn Vật lý khối A kỳ thi tuyển sinh ĐH 2009 được các thí sinh đánh giá là “dễ nhằn” hơn đề thi Toán, hứa hẹn sẽ có nhiều thí sinh đạt điểm cao. PGS.TS Lê Thanh Hoạch, giảng viên khối chuyên Vật lý, Trường Đại học Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) còn cho rằng,  đề "hơi dưới tầm so với học sinh giỏi”. 

Dưới đây là nhận xét đề thi môn Vật lý của các giáo viên.

Xem lời giải tham khảo môn Vật lý  TẠI ĐÂY hoặc TẠI ĐÂY

Lời giải gợi ý do nhóm giáo viên của truongtructuyen.vn thực hiện:
- Thầy Nguyễn Anh Vinh - giáo viên khoa Vật lý, ĐH Sư phạm Hà Nội
- Thầy Dương Đức Thắng, Tổ trưởng tổ Lý trường THPT Chu Văn An
- Thầy Nguyễn Đức Thiện - ĐH Dược Hà Nội
- Thầy Dương Văn Cẩn - trường THPT DL Trí Đức, Hà Nội

So sánh giữa các bài làm sau khi thi xong. Ảnh: Lê Anh Dũng

 

PGS. TS Lê Thanh Hoạch - giảng viên khối Chuyên Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội): Hơi dưới tầm học sinh giỏi

Đề thi năm nay vừa sức với học sinh trung bình khá và khá. Học sinh khá, giỏi có thể làm được 100%. Như vậy, đề thi hơi dưới tầm với học sinh giỏi, tuy nhiên vẫn đáp ứng được yêu cầu của tuyển sinh Đại học.

Nội dung đề thi hầu như tập trung hoàn toàn vào chương trình lớp 12, sát nội dung sách giáo khoa.

Phần đề chung có 16 lý thuyết và 24 câu bài tập, nếu tính trên toàn đề có 18 câu lý thuyết và 50 câu bài tập, vậy số câu hỏi lý thuyết chiếm 36% là tỷ lệ chấp nhận được.

Nhìn chung, câu hỏi thi phân bố rải đều theo các chương, sát với số lượng câu mà Bộ quy định cho mỗi chương. Tuy nhiên, trong một số chương thì số câu hơi tập trung quá vào một số vấn đề.

Ví dụ, trong chương dòng điện xoay chiều, 9 câu ở phần cơ bản, và 2 câu ở phần tự chọn A tập trung nhiều vào mạch R-L-C không phân nhánh. Trong khi đó, không có câu nào về máy phát điện và động cơ.

Hoặc, chương dao động và sóng điện từ có 3 câu tập trung vào mạch dao động, trong khi đó, không có câu nào về điện từ trường và thông tin liên lạc. Chương về lượng tử thì tập trung hơi nhiều về tiên đề Bo, còn khá nhiều đề vấn đề khác không được đưa vào đề thi…

Theo quan sát ban đầu, kiến thức trong đề thi không có gì bất thường. 

Vẻ mặt hồ hời của các thí sinh sau khi làm xong bài thi. Ảnh: Lê Anh Dũng

Thầy Nguyễn Xuân Quang, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam: Vẫn theo “kiểu” kiểm tra kiến thức kỹ năng

Nội dung đề thi bám sát chương trình SGK, kiến thức tập trung hầu hết ở lớp 12. Đề thi có tính phân loại khá. Tỉ lệ giữa lý thuyết và bài tập là hợp lý (số câu hỏi lý thuyết chiếm khoảng 1/3).

Mức độ dành cho học sinh học theo chương trình chuẩn và nâng cao là khá tương đương. Tuy nhiên, đề thi ra vẫn theo “kiểu” kiểm tra kiến thức kỹ năng như những năm trước mà chưa khai thác nhiều đến các nội dung kiến thức mới trong SGK hiện hành.

Chẳng hạn với đề thi dành cho chương trình chuẩn, HS học theo chương trình cũ trước đây (SGK cũ) vẫn có thể làm tốt mà không cần tham khảo bổ sung kiến thức từ SGK hiện hành.

Rất nhiều thí sinh mặc dù học chương trình nâng cao nhưng vẫn lựa chọn phần riêng theo chương trình chuẩn, vì chỉ cần học theo chương trình chuẩn (khối lượng kiến thức ít và nhẹ hơn) vẫn đảm bảo đủ nội dung kiến thức để thi ĐH.

Điều này vô tình làm cho không ít giáo viên và HS phải học chương trình nâng cao sẽ tự cắt xén nội dung chương trình.

Thầy Nguyễn Quý Xuân, Trường THPT Việt Đức, Hà Nội: Mạch lạc

Đề chưa phát hiện vấp váp hay gây tranh cãi cho thầy và trò. Nhìn chung đề ra mạch lạc, kiến thức trong chương trình SGK chuẩn. So với đề thi tốt nghiệp, đây xứng đáng là đề thi ĐH.

Một số câu khó năm nay tập trung vào phần điện như câu 11, 36, 38 (mã đề 629) hay câu 45 (chương trình chuẩn), câu 54 (chương trình nâng cao) đòi hỏi thí sinh phải có kỹ năng giải toán tốt mới làm được bài.

Mức độ cho chương tình chuẩn và nâng cao là tương đương nhau. Do đó, thí sinh sẽ chủ yếu chọn chương trình chuẩn vì sẽ bớt được nhiều kiến thức, đặc biệt là chương vật rắn không có trong chương trình chuẩn.

Đề có độ phân hóa tốt, đạt được 6-7 điểm là không khó.

Thầy Nguyễn Xuân Thành, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội:  Có khả năng phân loại

 

1. Nhìn chung đề thi hết sức cơ bản, bao quát toàn bộ chương trình Vật lí phổ thông, không có câu hỏi mang tính lắt léo, đánh đố học trò. Các em học sinh nắm vững kiến thức cơ bản chắc chắn sẽ làm bài tốt.

 

2. Về nội dung, các câu hỏi phân bố đều khắp chương trình. Tỷ lệ giữa các câu hỏi lí thuyết và bài tập là hợp lí (khoảng 50% lý thuyết và 50% bài tập).

 

Tuy nhiên, theo tôi, số câu câu hỏi về Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp hơi nhiều. Mặc dù vậy, nếu xem kĩ về nội  dung thì mỗi câu đều có chủ ý kiểm tra một kiến thức nào đó về mạch điện và không có sự trùng lắp. Tôi cho rằng cấu trúc như vậy cũng là hợp lí.

 

3. Về khả năng phân hóa: Tuy không có những câu thật khó để chọn học sinh giỏi nhưng trong đề thi có một số câu đòi hỏi học sinh phải hiểu rõ bản chất vấn đề mới có thể chọn được câu trả lời đúng.

 

Ví dụ, câu hỏi về giao thoa sóng trên mặt nước, có hai nguồn dao động ngược pha nhau. Nếu học sinh không hiểu rõ bản chất mà vận dụng y nguyên công thức trong sách giáo khoa thì có thể sẽ sai lầm.

 

Có những câu hỏi về mạch điện xoay chiều có dữ kiện cho là giá trị tức thời của hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch, đòi hỏi học sinh phải hiểu rõ bản chất mới có thể làm được… Hay câu hỏi về giao thoa ánh sáng cũng đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức mới làm được.

 

Tôi cho rằng, đề thi sẽ có tác dụng phân hóa học sinh khá tốt. Những em chỉ học thuộc lòng mà không hiểu rõ kiến thức sẽ không thể đạt điểm cao

  • Bảo Anh - Lưu Vân

 

Tra cứu điểm tuyển sinh ĐH - CĐ năm 2009:

Tra điểm thi, soạn DT Sốbáodanh gửi 998, ví dụ soạn DT BKAA04696 gửi 998

Tra xếp hạng, soạn CT Sốbáodanh gửi 8399, ví dụ soạn CT QHTA04528 gửi 8399

Tra điểm chuẩn, soạn DC Mãtrường gửi 998, ví dụ soạn DC XDA gửi 998

Dự đoán Đậu hay Trượt, soạn DC Sốbáodanh gửi 8599, ví dụ soạn DC TLAA11276 gửi 8599

 

Tra điểm thi tại đây

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,