221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1222282
Đề mở, chấm thi có mở?
0
Article
null
Đề mở, chấm thi có mở?
,

 - Đề thi môn Ngữ văn cả 2 khối C, D kỳ thi tuyển sinh ĐH 2009 "có chỉ số hài lòng" cao với hai câu hỏi thuộc dạng "đề mở" chiếm tới 3 điểm. Với "đáp án đóng", việc chấm thi sẽ "mở" đến mức độ nào?

Một PGS từng có kinh nghiệm 30 năm chấm thi và giảng dạy của Khoa Ngôn ngữ và văn học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM, cho rằng, đề thi khá hay.

"Đây được coi là đề tư duy, gây bất ngờ, buộc học trò tư duy. Nên ra nhiều những câu như thế".

Sau buổi thi môn văn sáng 9/7. Ảnh: Lê Anh Dũng

Theo ông, hướng chấm bài sẽ được đánh giá theo tiêu chí: khả năng tư duy, nhận thức và cách hiểu vấn đề của thí sinh. Từ đó, liên hệ với cuộc sống thực tiễn. Bên cạnh đó, giám khảo sẽ xem xét tới khả năng dàn dựng bài văn, cách hành văn, lập ý sao cho chặt chẽ.

"Có một điều khá căng thẳng và gay go cũng là vấn đề tôi sợ, nếu 2 - 3 người chấm thi thì điểm thi có khả năng chênh lệch rất lớn. Với kiểu đề này, người chấm rất khó chấm, thí sinh khó lòng đạt điểm tối đa" - ông nói.

Tuy nhiên, điều này khiến phân loại thí sinh dễ dàng hơn. Và chọn được những em có khả năng hành văn và tư duy tốt khi vào học đại học.

Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, môt số địa phương phía Nam đã khiếu nại vì kết quả môn Ngữ văn sụt giảm bất thường so với nhiều năm trước. Sau khi phúc khảo, ở Kiên Giang có thêm 10% thí sinh từ trượt thành đỗ. Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT)Trần Văn Nghĩa giải thích, việc này do một số địa phương chấm "chặt" bởi điểm mới "chấm chéo" bài thi giữa các tỉnh.

"Còn ở thi ĐH, vẫn là các thầy có nhiều kinh nghiệm nên sẽ có chấm chính xác những sáng tạo của thí sinh" - ông Nghĩa cho hay.

Khác với đáp án thi tốt nghiệp THPT chi tiết đến thang điểm 0,25, đáp án các câu hỏi "mở" trong đề thi Ngữ văn ĐH có barem thấp nhất là 0,5 cho mỗi ý. 

"Khoảng 4-5 năm nay, Bộ GD-ĐT đã có định hướng tránh ra đề theo kiểu học vẹt, học tủ. Cách ra đề năm nay đã đi theo đúng chủ trương đó. Biểu điểm chấm được áp dụng ở tất cả các Hội đồng chấm thi trên cả nước, không có sự khác nhau", ông Nghĩa cho biết thêm.

Tại buổi họp báo ngày 10/7, Thứ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định sẽ không có chuyện đề mở sẽ thiệt cho thí sinh vì các Hội đồng chấm thi trước khi chấm phải có thảo luận phương án căn cứ hướng dẫn chấm và đáp án của Bộ GD-ĐT.

Sang tuần tới, nhiều trường ĐH sẽ triển khai công tác chấm thi để đảm bảo tiến độ trước ngày 5/8 kịp công bố kết quả cho thí sinh. Một số trường ĐH thiếu đội ngũ chấm sẽ phải thuê giảng viên từ các cơ sở ĐH khác hoặc giáo viên THPT.

  • Kiều Oanh - Minh Quyên

Đề thi Ngữ văn khối C

Câu II (3,0 điểm)

Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A. Lin-côn (1809-1865) viết: "xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi." (Theo Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr. 135).

Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống.

Đáp án của Bộ Giáo dục - Đào tạo

Đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống

1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)

- Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lin-côn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối.
- Về thực chất, ý kiến này đề cập đến đức tính trung thực của con người.

2.Bàn luận về trung thực trong khi thi và trong cuộc sống (2,0 điểm)

- Trong khi thi (1,0 điểm)
+ Trung thực là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Còn gian lận là làm mọi cách để đỗ bằng được, không cần thực chất.
+ Người trung thực phải là người biết rõ: Trung thực trong khi thi dù bị rớt vẫn vinh dự hơn đỗ đạt nhờ gian lận. Đối với tư cách của một thí sinh, trung thực trong khi thi là điều quan trọng hơn cả.

- Trong cuộc sống (1,0 điểm)
+ Trung thực là coi trọng thực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong bất kì mối quan hệ nào, công việc nào. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và là đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Sống trung thực là một niềm hạnh phúc cao quí.
+ Thiếu trung thực là làm những điều gian dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ biến con người thành đê tiện mà còn khiến cho cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng không trung thực sẽ là một người thiếu nhân cách và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội.

3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)

- Bản thân cần nhận thức sâu sắc trung thực là một giá trị làm nên nhân cách của mình; ngay cả khi phải đối diện với thất bại, thua thiệt vẫn cần sống cho trung thực.
- Đồng thời cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực, mà hành động cụ thể lúc này chính là trung thực trong khi thi; cần khẳng định và bảo vệ sự trung thực, kiên quyết đấu tranh với mọi hiện tượng thiếu trung thực đang tồn tại khá phổ biến trong xã hội.

----------------------

Đề thi Ngữ văn khối D

Câu II (3,0 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa.

(Theo sách Dám thành công - Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr. 90)

Đáp án của Bộ Giáo dục - Đào tạo

Trình bày suy nghĩ về ý kiến: "Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”.

1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)

Về nội dung trực tiếp, câu trích này nói về hậu quả của việc đánh mất niềm tin vào bản thân.
Về thực chất, ý kiến này đề cập đến vai trò quyết định của lòng tự tin.

2. Bàn luận về tự tin và mất tự tin (1,5 điểm)

- Người có lòng tự tin luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyết định, giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống. Do đó tự tin là đức tính quý báu.
- Khi mất tự tin:
+ Con người không còn tin vào phẩm chất và năng lực của bản thân nên sẽ đánh mất những điều kiện cơ bản và cần thiết giúp đạt đến những giá trị quý báu: nghị lực và ý chí, hi vọng và lạc quan...
+ Con người không còn khả năng đương đầu với những khó khăn, thử thách, nên dễ dàng buông xuôi, bỏ mất những cơ hội tốt trong cuộc sống.

3. Bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm)

- Trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, đặc biệt những khi gặp khó khăn, thử thách, cần nêu cao bản lĩnh, không đánh mất niềm tin vào bản thân.
- Luôn sống tự tin nhưng tránh chủ quan. Phải cảnh giác với việc tự tin mù quáng. Phải tỉnh táo để biết lắng nghe; biết học hỏi, hợp tác; biết tu dưỡng phẩm chất và trau dồi năng lực của bản thân vì đó là cơ sở của lòng tự tin.

Tra cứu điểm tuyển sinh ĐH - CĐ năm 2009:

Tra điểm thi, soạn DT Sốbáodanh gửi 998, ví dụ soạn DT BKAA04696 gửi 998

Tra xếp hạng, soạn CT Sốbáodanh gửi 8399, ví dụ soạn CT QHTA04528 gửi 8399

Tra điểm chuẩn, soạn DC Mãtrường gửi 998, ví dụ soạn DC XDA gửi 998

Dự đoán Đậu hay Trượt, soạn DC Sốbáodanh gửi 8599, ví dụ soạn DC TLAA11276 gửi 8599

 

Tra điểm thi tại đây

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,