221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1230095
Ngược dòng và giá đắt phải trả
1
Article
null
Ngược dòng và giá đắt phải trả
,

- Để thoát khỏi tình trạng hỗn độn giữa mớ chủ nghĩa, học thuyết, Mạnh Tùng cố truy đuổi bằng được bản chất sâu xa của vấn đề, từ chuyện nhỏ đến vấn đề lớn lao.

Lang bạt "đi tìm lý tưởng"

"Tôi truy đến tận cùng vấn đề thì không ai trả lời được hoặc không câu trả lời nào làm tôi thỏa mãn. Những người được cho là thông thái cũng lắc đầu quay đi và nói sau lưng tôi rằng: “có vấn đề”. Thầy giáo thì nói: “Em đang là học sinh, em không được như thế”…

Tôi bị đẩy ra một thái cực khác, đối lập lại cuộc sống của những người bình thường. Suy nghĩ khác của tôi bị mọi người đánh đồng với sự điên rồ.

Mô tả ảnh.
Quan sát viên của hội nghị APEC tại Lima- Pêru. Ảnh chụp bên dinh tổng thống

Tôi đã nói chuyện với bố mẹ, xin phép bố mẹ cho đi vào Nam, tìm hiểu mục đích cuộc sống và lấy lại lý tưởng của bản thân. Tôi hứa với bố mẹ khi tâm lý tốt hơn sẽ quay trở lại học tiếp.

Bố mẹ phản đối kịch liệt, mắng mỏ: “Mục đích của học sinh là phải học, con không được khác người, bỏ học là sai, khi đã tốt nghiệp muốn đi đâu, bố mẹ không cấm”.

Mùa đông khắc nghiệt năm 2005, tôi đã bỏ nhà ra đi, một mình lang thang giữa con đường lạnh thấu xương.

Tài sản duy nhất của tôi là chiếc điện thoại di động. Tôi đem bán được 500.000 đồng, tiền vé ô tô đã mất 300.000 đồng. Tôi không phải là Nobita (nhân vật trong truyện tranh "Đôrêmon") bỏ nhà đi khi đói khát thì quay về. Tôi nghĩ là: “nếu chỉ đủ tiền đi, vào đó mình không quay ra được nữa”.

Tôi không bắt ô tô đi một mạch vào Sài Gòn mà dừng chân ở nhiều địa điểm: Vinh, Đà Nẵng, Nha Trang. Số tiền ít ỏi bị xé lẻ, có hôm, tôi phải nhịn đói cả ngày. Vào đến Sài Gòn, tôi không còn đồng xu nào trong túi.

Chân đèn, chân nến là nơi tối nhất. Đất Sài thành khét tiếng ăn chơi, nhưng khi màn đêm bao phủ, nó mang một diện mạo khác: buồn tẻ và nghèo nàn. Bóng những người lao động nghèo khổ, người bán vé số, người ăn mày lẫn lộn, nhập nhoạng dưới ánh đèn cao áp.

Tôi là con trai út trong gia đình có 5 anh em. Từ bé, tôi được bao bọc trong nhung lụa, muốn gì đều được chiều, mọi người đều tốt với tôi. Tôi chưa bao giờ phải lo lắng miếng cơm, manh áo.

Những ngày lang thang ở đất Sài thành, tôi nếm trải cảm giác của kẻ thấp cổ bé họng bị vùi dưới đáy xã hội. Tôi lang thang như kẻ ăn xin, ăn mày, ngủ đêm ngoài đường, nhịn ăn, bẩn thỉu, rách rưới, túi không có một đồng xu lẻ.

Vào Sài Gòn 1 - 2 hôm, tôi gần như kiệt sức. Tôi nhớ gia đình da diết, thèm khát không khí ấm cúng của gia đình biết nhường nào.

Tỉnh và "ngộ"

Có lẽ, suốt đời tôi không quên hình ảnh bà cụ lưng còng dẫn cháu bé đi ăn xin. Cháu bé chạy lại và xin nhưng tôi đành thở dài bất lực: “Chú không có tiền...”.

Tôi chợt nghĩ, khi quay về, tôi sẽ tiếp tục cuộc sống đủ đầy. Nhưng những người nghèo khổ kia, họ biết đi đâu, về đâu, cái nghèo khổ, bần hàn cứ đeo đẳng họ đến suốt cuộc đời.

Tôi hiểu ra rằng: “Mình phải giúp được chính mình thì mới có thể quay lại giúp những người nghèo khổ kia”.

Tôi quyết định liên lạc với gia đình. Tôi đi về Hà Nội bằng máy bay, được ăn sung mặc sướng… Bố mẹ đã không trách mắng và đồng ý để tôi bảo lưu kết quả học 1 năm.

Tôi tìm công việc tạm thời để làm trong thời gian nghỉ học, từ nhân viên lễ tân ở khách sạn, làm hướng dẫn viên dẫn tour du lịch tới thợ kim hoàn, nhân viên pha chế...

Tôi đã không còn sống theo chủ nghĩa tuyệt đối hóa vấn đề, những biến cố xảy ra đã giúp tôi có cái nhìn thực tế hơn, sống cân bằng hơn.

Thời điểm đó, một người bạn ở Đoàn trường gọi điện và báo tin VTV6 đang tuyển MC. Tôi có thế mạnh nói trước đám đông và hoạt động phong trào.

Bài học cuộc sống

Hành trình quay trở lại cuộc sống bình thường, điều khó nhất có lẽ là "phải nghe những gì mình không muốn nghe và làm những gì mình không thích thú”. Việc học dẫu có nhàm chán nhưng vẫn phải vượt qua.

Trước kia, tôi không quen với cách học mô phạm, bị lối sống cảm tính chi phối. Tuy nhiên, tôi quyết tâm phải quay trở lại với kỷ luật, phải sống như mọi người, chấp nhận những giới hạn của mình và mọi người, để vươn lên.

Kỳ đầu quay lại học, tôi đăng ký 2 môn học. Sau đó, số môn cứ tăng theo cấp số cộng, dần dần tôi đăng ký 7 - 8 môn học một học kì, lại kết hợp vừa học vừa làm nên ít khi có thời gian rỗi để buồn chán và suy nghĩ lung tung.

Sau tất cả những gì trải qua, tôi phát hiện ra để hòa nhập vào dòng chảy cuộc sống, điều quan trọng nhất là không được tuyệt đối hoá bất cứ vấn đề gì, không nên ảo tưởng, không nên hão huyền, phải luôn sống với thực tế và hành động một cách thực tế. 

Tôi tự nhủ rằng đừng sống thờ ơ, nhưng cũng đừng quá khích, hãy luôn ở trạng thái cân bằng. Khi gặp một vấn đề gì, không nên vội vàng quy kết là đúng hay sai, nhưng cũng không thờ ơ quay lưng đi rồi nhủ đúng hay sai mặc kệ. Hãy khiêm tốn, thả lỏng cơ thể và tận dụng khả năng vốn có để suy nghĩ, phân tích và tìm hiểu vấn đề.

Tôi đã thôi mơ ước làm nhà ngoại giao tài ba.

Tôi không đủ tài giỏi để đọc sách, nghiên cứu và sáng tạo ra một học thuyết của riêng mình để sau đó đi diễn thuyết và truyền bá ở tất cả các nơi trên trái đất.

 
 Và có lẽ điều hạnh phúc nhất bây giờ là sau mỗi ngày làm việc - trước khi chìm vào giấc ngủ - tôi được tự nhủ với mình rằng, có một việc tốt hoặc một điều gì đó có ý nghĩa mình đã làm được trong ngày hôm nay.
 

Mạnh Tùng
Chỉ đơn giản, cuộc sống thú vị và có ý nghĩa khi mình được là chính mình.   

Giờ đây, tôi dự định sẽ trở thành một phóng viên giỏi hoặc làm một doanh nhân thành đạt.

Tôi đang cố gắng rèn luyện và học hỏi trong thời gian hiện tại để thực hiện những điều đó.

Ngoài ra, hiện giờ có một lĩnh vực mà tôi rất quan tâm và thích thú tham gia đó là giúp đỡ cộng đồng. Tôi tham gia các diễn đàn tình nguyện.

Trong quá trìnhthực tập ở tổ chức UN - HABITAT của Liên Hợp Quốc về chương trình định cư con người, tôi tìm hiểu cuộc sống người nghèo có thu nhập thấp.

Tôi nhận ra “không ai giàu đến mức không thể nhận thêm, không ai nghèo đến nỗi không thể cho đi”.

Đôi lúc, sự chán chường, mệt mỏi hoặc stress ập đến, tôi lại tìm đến gia đình và bạn bè để có được những giây phút thoải mái.

Đối với công việc và học tập, có lẽ bài học lớn nhất mà tôi sẽ không bao giờ quên - áp dụng với mọi thời điểm tôi khủng hoảng, trong quá khứ, hiện tại hay sau này - đó là “không  bao giờ bỏ cuộc, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào”. 

Đầu năm 2007, Mạnh Tùng là 1 trong 7 MC đã vượt qua 2.000 thí sinh khác để trở thành thành viên của VTV6.

Vòng thi thứ nhất, Ban Giám khảo hỏi: “Bạn thích làm MC kênh ngày nào?”

Tùng đã trả lời rằng: “Thứ 2 là ngày đầu tiên trong tuần là sự khởi đầu mới, hãy quên đi những điều không hay trong tuần cũ và bắt đầu tuần mới với quyết tâm, khát khao, thành công”.

"Có thể, mọi người sẽ nghĩ tôi lém lỉnh và láu cá. Nhưng thực sự tôi đã nói bằng cả gan ruột, bằng cả sự trải nghiệm từ quá khứ".

  • Lưu Vân (ghi) 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
rrer_", r));