221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1233072
"Giá mà Bộ trưởng cứ hỏi thẳng..."
1
Article
null
'Giá mà Bộ trưởng cứ hỏi thẳng...'
,

 - "Tôi và chắc chắn có bao nhiêu người khác đều cảm thấy hụt hẫng. Chúng tôi rất yêu quí và trân trọng ở vị Bộ trưởng về nhiều mặt. Tuy nhiên, xin Bộ trưởng hãy hiểu cho là tin yêu thường đi đôi với hy vọng" - Lọ mọ từ 5h chiều đến 12h đêm ngày 31/8 "để tìm ở các trang web, theo dõi, đọc đi đọc lại và ... suy ngẫm", bạn Nguyễn Lê ở Nghệ An bày tỏ suy nghĩ sau buổi đối thoại trực tuyến về giáo dục đầu năm học mới.

Mô tả ảnh.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng GD-ĐT trả lời cùng cộng sự (Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển). Ảnh: Nguyễn Bắc

Tôi đã bỏ ra suốt mấy giờ liền (từ 5h tối cho đến bây giờ là 12h15) để tìm ở các trang web, theo dõi, đọc đi đọc lại và ... suy ngẫm. Tôi không dám nói điều gì quá, bởi tôi biết, cũng còn nằm trong một hệ thống chung của guồng máy. Song tôi cũng có cảm giác dường như biết bao nhiêu mơ ước mấy hôm nay hình như chưa thỏa mãn được mấy.

Trước hết, xin có vài nhận xét :

Có nhiều khía cạnh "nhạy cảm, tế nhị" Bộ trưởng còn né tránh. Các câu hỏi đụng đến thực chất ở các cơ sở, hoặc có liên quan đến tiêu cực (xin việc tốn khá nhiều tiền ...) hầu như không được quan tâm. Giá mà Bộ trưởng cứ hỏi thẳng : Tốn cho ai, bao nhiêu, có thông tin cụ thể không ... thì chắc sẽ còn nhiều người bộc lộ ruột gan hơn, tin tưởng Bộ trưởng hơn (ít ra là một thời gian nào đó nữa). Đằng này, các câu hỏi ấy đã được trả lời theo một lối khác.

Nếu có sự bầu chọn,  tôi xin bầu cho bạn Nguyễn Xuân Thiện - Nam 28 tuổi - Giáo viên trung học đã có câu hỏi hay nhất (ý 2 của câu) . Và cũng chính ở câu này, việc trả lời né tránh rõ nhất. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi mà Bộ trưởng đã xác định : "Chính sự hạn chế, yếu kém trong quản lý là khâu tắc nghẽn nặng nề nhất trong việc nâng cao chất lượng giáo dục...".

 Thế mà trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng lại chỉ nói "mỗi lần tới địa phương, chúng tôi thường tìm gặp các thầy cô hiệu trưởng các trưởng tại tỉnh đó, trao đổi khoảng 2 tiếng, nêu hoạt động trong nhà trường, đánh giá chủ trương của Bộ và các vấn đề đặt ra."

Điều này cho thấy Bộ vẫn đang "dựa vào báo cáo của các cấp từ dưới" mà chưa có sự sâu sát với thực tiễn của Thầy - Trò.

Nó cũng tựa như các đại biểu Quốc hội khi về tiếp xúc cử tri (thực chất là các cán bộ cơ sở có chọn lọc). Vì thế, nước không đến được ruộng của dân mà thuế thủy lợi vẫn thu là bởi tại dân không chịu xây mương, không chịu đi tát, đi bơm chứ cơ quan thủy lợi vẫn có nhiều cố gắng. Các đại biểu QH ấy vẫn đồng tình như thế!

Thực tình, nhiều câu hỏi được đưa ra để Bộ trưởng trả lời ở đây không hay bằng biết bao nhiêu câu trên các bài báo của VietNamNet hay của nhiều tờ báo như Tuổi Trẻ chẳng hạn.

Tôi mong VietNamNet hay Tuổi Trẻ tập hợp câu hỏi lại, đề nghị Bộ trưởng có văn bản trả lời và tiếp tục đăng tải để rộng đường dư luận thì chắc nỗi buồn sẽ được nguôi ngoai ít nhiều.

Không biết tâm trạng này có được mấy người chia sẻ đây? Dù sao, tôi cũng muôn vàn lần cảm ơn tấm lòng thiết tha với ngành giáo dục của bạn đọc và quần chúng nhân dân.

  • Nguyễn Lê (Nghệ An - 12h50 - Đêm 31 rạng 1.9.2009)

Chữ "tâm" cần được quán triệt đầy đủ toàn ngành

Góp ý cho Giáo dục và Đào tạo đặc bịệt giáo dục Đại học là vấn đề nhiều người trong xã hội quan tâm. Góp ý thì nhiều song theo đánh giá của xã hội thi toàn ngành "vẫn nợ một lời giải thích".

Chúng tôi có cảm giác cái thiếu và yếu trong thời gian vừa qua là điều hành vĩ mô thông qua hệ thống văn bản, gây cho cơ sở nhiều khó khăn. Có lẽ nếu chú ý hơn ở các đơn vị chức năng thì sẽ không có điểu đó xảy ra trong công tác tham mưu. Hy vọng trong thời gian tới với, chữ "tâm" cần được quán triệt đầy đủ toàn ngành và như vậy chắc chắn mọi điều sẽ tốt hơn.

( Nguyễn Hồng Lĩnh - 16 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, TP.HCM)

Đa phần trả lời mới chỉ dừng ở trình bày

 Nhiều câu hỏi đặt ra rất trúng với mong mỏi của nhân dân, phụ huynh HS ở công cuộc đổi mới giáo dục nước nhà mà Bộ Giáo dục Đào tạo chỉ huy. Trả lời của Bộ Trưởng và của các đồng chí lãnh đạo khác của Bộ GD ĐT đã đáp ứng một phần các câu hỏi. Tôi nghĩ đa phần trả lời mới chỉ dừng ỏ trình bày các chủ trương (rất đầy đủ) đã và sẽ triển khai mà thiếu phần cần giải đáp kỹ thực trạng giáo dục của ta, những khó khăn, bất cập khi đưa các biện pháp đổi mới vào giảng dạy để từ đó thấy cần phải làm gì cụ thể. Ở đây tôi xin được góp ý kiến như sau:

Có câu hỏi “Với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo,chúng ta cần giải quyết khâu nào là then chốt mang tính chất quyết định để nhanh chóng đạt được kết quả tốt nhất?”

Thực ra hiểu để nhanh chóng đạt được kết quả tốt nhất không phải là một năm, vài năm mà có thể lâu hơn mà cần hiểu khâu nào là then chốt mang tính chất quyết định.

Tôi cho rằng khâu then chốt quyết định không phải là cơ sở vật chất như trường lớp, nội dung chương trình, thiết bị dạy học dù đương nhiên là hết sức cần thiết và quan trọng trong công cuộc đổi mới giáo dục. Khâu then chốt quyết định chính là ở đối tượng dạy học và đối tượng học trong đó đối tượng dạy học quyết định. Chất lượng của hai đối tượng này là nền tảng cho chất lượng giáo dục.Điều hiển nhiên có thể thấy là ở các trường chuyên hay ở lớp chọn, các thày cô giáo đều được “chọn” là giáo viên giỏi chuyên môn, nhiều kinh nghiệm dạy học và học sinh cũng phải “chọn”. Đương nhiên học sinh tốt nghiệp từ các trường lớp này đều là HS có kết quả học tập tốt hơn hẳn.

(Dương Toàn - Hà Nội)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,