221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1234360
Con tôi đi học ở Ý
1
Article
null
Con tôi đi học ở Ý
,

Anh Trương Anh Ngọc, cây bút thể thao quen thuộc hiện đang là phóng viên thường trú của Thông tấn xã Việt Nam tại Italia. Dưới đây là bài viết "Con tôi đi học" của anh đăng trên tờ báo Tin Tức số ra ngày 8/9/2009.

Mô tả ảnh.
Người dân Italia cũng lo ngại về những đề xuất cải cách giáo dục theo hướng tiêu cực

 "Trẻ con đến trường không phải đề nhồi nhét kiến thức và lấy mục tiêu giỏi hơn người khác để làm đầu. Chúng tôi dạy trẻ con cách sống, cách làm người, cách hòa nhập và đứng được trong xã hội và chúng tôi luôn tạo điều kiện cho chúng đến trường với sự thanh thản nhất có thể".

Không thể cải cách theo hướng cắt giảm

Cô Annamaria - một bà giáo già dạy mẫu giáo, người thầy đầu tiên của con gái tôi ở Italia đã qua đời hơn một năm nay vì ung thư.

Nhưng giả sử cô Annamaria chưa mất đi, thì con bé cũng sẽ không gặp được cô nữa. Cô nằm trong số gần 6 vạn giáo viên Italia sẽ mất việc trong năm học này.

Trên thực tế, họ là những giáo viên đến tuổi về hưu. Thế nhưng, chỗ của họ sẽ không được thay thế bằng những giáo viên mới mà là những giáo viên có hợp đồng ngắn hạn với mức lương thấp.

Họ là những vật hy sinh trong một chương trình "cải cách giáo dục".

Thực chất của chương trình này là cắt giảm tối đa các chi phí không cần thiết, nằm trong kế hoạch cắt giảm ngân sách nhà nước thực hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội Italia.

Các bậc cha mẹ lo lắng cho con em mình ở tất cả các cấp học, các giáo viên sợ hãi trước viễn cảnh thất nghiệp và sinh viên ra trường hoảng sợ trước một tương lai không rõ ràng. Các trường học luôn đứng trước nguy cơ phải đóng cửa vì cúm A/ H1N1.

Người dân Italia cũng lo ngại về những đề xuất cải cách giáo dục theo hướng tiêu cực, chẳng hạn như đề xuất của Đảng Lega Nord về việc con em người nhập cư không được học chung với học sinh Italia.

Đồng thời, lo ngại giảm sút chất lượng giáo dục, khi số giáo viên đứng lớp ở các môn học chính khóa bị cắt giảm. Năm nào, ở Italia cũng rộ lên những vấn đề về học sinh hư, quậy phá.

Những cuộc biểu tình đã diễn ra trong suốt một năm qua để phản đối những thay đổi lớn lao trong ngành giáo dục.

Các phụ huynh trong lớp mẫu giáo của con gái tôi đã mời tất cả những bậc cha mẹ của lũ trẻ tham gia biểu tình.

Họ có mời cả tôi. Dĩ nhiên, tôi không nhận lời. Và cuộc biểu tình ấy diễn ra trong khuôn khổ của làn sóng chống Chính phủ lan rộng trên khắp nước. 

Năm ngoái, Chính phủ đã phải thỏa hiệp một số vấn đề. Nhưng năm nay, có lẽ họ sẽ không lui bước và những "mùa biểu tình" mới vì giáo dục chuẩn bị lại bắt đầu, có thể sẽ còn căng thẳng và quyết liệt hơn trước nhiều.

Người ta không chấp nhận việc hệ thống giáo dục đã kém ở các cấp, càng không đồng ý với việc cắt giảm các chi phí cho giáo dục mẫu giáo và cấp 1.

Một giáo viên nói với tôi, rằng "người ta không thể cải cách theo xu hướng cắt giảm ngân sách. Chính phủ chỉ nghĩ đến việc bó hẹp chi phí lại, nghĩa là chỉ biết đến những con số theo kế hoạch của mình mà quên mất việc cải cách về chất lượng và cơ sở hạ tầng".

Con tôi đi học

Ở Italia hiện nay, các bậc phụ huynh có quá nhiều lo lắng.

Những người có tư tưởng hẹp hòi không muốn con em người nhập cư xuất hiện quá nhiều.

Nhiều người người tâm huyết với giáo dục sợ rằng sự tụt hậu của Italia trên lĩnh vực này tiếp tục diễn ra.

Còn những ai quan tâm đến từng chi tiết của hệ thống giáo dục ấy, như tôi - một người cha có con đi học đều cảm thấy không yên tâm: học thì miễn phí nhưng sách giáo khoa đắt cắt cổ, các trường học xuống cấp nghiêm trọng, và ở gần Torino, thậm chí có học sinh đã thiệt mạng vì bị một mảng trần rơi thẳng vào đầu, do trường học được xây quá ẩu.

Dù thế nào đi chăng nữa, con bé con tôi vẫn sẽ đi học. Giờ này ở nhà, theo kiểu học của mình, chắc nó phải đi hết chương trình lớp 1 dù năm nay mới lên lớp 1.

Bên này các bậc cha mẹ không lo đến việc chạy trường hay hối thúc lũ trẻ phải cố gắng thông minh hơn người, vì giờ đây họ chỉ lo đi biểu tình.

Chúng tôi thì chắc chắn không tham gia, nhưng ngạc nhiên khi trường dặn không việc gì phải lo lắng cho con mình, cũng như về chương trình học và chuẩn bị những thứ gì khi đến trường.

Bà giám hiệu bảo: " Trẻ con đến trường không phải đề nhồi nhét kiến thức và lấy mục tiêu giỏi hơn người khác để làm đầu. Chúng tôi dạy trẻ con cách sống, cách làm người, cách hòa nhập và đứng được trong xã hội và chúng tôi luôn tạo điều kiện cho chúng đến trường với sự thanh thản nhất có thể".

Phải, điều đó tôi đã biết khi con tôi học mẫu giáo. Trường học luôn là nơi nó muốn đến nhất trong ngày, nơi nó có thể vẽ, chơi và nói chuyện với lũ trẻ Italia.

Chính cô Annamaria là một hình mẫu của cách giáo dục ấy, và những người như cô là những gì tốt đẹp và đáng quý còn sót lại của một nền giáo dục khủng hoảng, trong một đất nước liên miên rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế, chính trị, xã hội mà trong ít nhất 3 năm, chúng tôi đã ở trong lòng nó.

(Theo Trương Anh Ngọc - TTXVN)

Mô tả ảnh.
Thủ tướng Italia Berlusconi khẳng định Chính phủ vẫn tiến hành cắt giảm ngân sách dành cho giáo dục. Ảnh: AFP
Ngày 23-10, hơn 250.000 sinh viên tại các thành phố lớn như thủ đô Roma, Milan, Napoli, Turin, Bari và Florence đã đồng loạt xuống đường tuần hành và biểu tình trước các trường đại học, phong tỏa các văn phòng khoa, đụng độ với cảnh sát chống bạo động.

Đây là cuộc biểu tình của sinh viên, tiến hành với quy mô lớn chưa từng thấy nhằm phản đối sắc lệnh cải cách giáo dục, trong đó có kế hoạch cắt giảm 1,5 tỷ euro chi phí cho các trường đại học trong 5 năm tới, giảm thiểu chương trình học và cắt học bổng xuống còn một nửa.

Thủ tướng Berlusconi khẳng định chính phủ vẫn tiến hành cải cách hệ thống giáo dục, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của người dân. Đề án cải cách giáo dục này nằm trong kế hoạch cắt giảm 35 tỷ euro từ ngân sách trong thời gian từ năm 2009 đến 2011.

  

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,