221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1234554
Giờ học kinh tế lớp 6 ở Mỹ
1
Article
null
Giờ học kinh tế lớp 6 ở Mỹ
,

Để tập luyện cho học sinh biết cách mua bán, hôm ấy cô Sheets, giáo viên dạy môn kinh tế đã quyết định bố trí lớp chúng tôi thành một cửa hàng ăn uống mang tên cô: Nhà hàng Sheets. Tại đây sẽ bày bán bắp rang, bánh ngọt, xúc xích, đồ uống,... Học sinh lớp tôi sẽ thay nhau đóng vai người bán hàng và khách hàng.

Nhóm tôi có ba nữ sinh gồm tôi, một bạn người da trắng tên là Kala và một bạn người Việt Nam tên là Duyên được phân công phụ trách quầy bánh ngọt.

Mô tả ảnh.
“So we will be selling desserts, right? What about Super Dessert for our company name? (Bọn mình bán món bánh tráng miệng phải không? Thế thì công ty chúng mình lấy tên là “Siêu bánh ngọt” nhé?)” – Kala đề nghị.
“Too lame (Kém thuyết phục quá)” – Duyên buột miệng nói.
Tôi bỗng nảy ra một sáng kiến: “Dessert 4-ever might be cool (Gọi là Bánh ngọt mãi mãi có khi lại hay đấy nhỉ)” (số 4 thay cho chữ for, 4-ever là forever, tức mãi mãi).

Kala và Duyên đều gật đầu đồng ý. Thế là quầy hàng của chúng tôi được gọi là Dessert 4-ever. Ngoài ra chúng tôi còn thiết kế một logo và lời quảng cáo (tức slogan, khẩu hiệu).

Cô Sheets gợi ý mọi người:“Logo của chuỗi cửa hàng bách hóa Wal-Mart là một khuôn mặt cười, lời quảng cáo là Always low prices (luôn luôn giá rẻ). Logo của nhà hàng McDonald’s là một chữ cái M, lời quảng cáo là I’m lovin’ it (Tôi thích).”

Tôi nghĩ, chúng tôi nhất định phải thiết kế được một logo và lời quảng cáo hay hơn thế, nếu không thì khách hàng sao có thể nhớ được cửa hàng chúng tôi?

Sau một hồi bàn bạc, nhóm chúng tôi tiếp thu đề xuất của tôi: Logo có hình vẽ pháo hoa bắn ra kẹo chocolate và chiếc bánh ngọt bọc giấy; lời quảng cáo sẽ là Ch-ch-ch-cheerful chocolate! Sau đó chúng tôi vẽ logo và viết dòng chữ Ch-ch-ch-cheerful chocolate! ấy lên một tờ giấy quảng cáo.

Mô tả ảnh.
Cô Sheets phát cho mỗi bạn trong lớp một bản kê các thứ thức ăn và dụng cụ ăn uống (xem ảnh).

Trên bản khai của nhóm chúng tôi, cô ấy lấy bút màu xanh gạch dưới hàng chữ Plates (20 Count or more), yêu cầu chúng tôi phải chuẩn bị ít nhất 20 cái đĩa. Các bạn khác thì phải chuẩn bị nước ngọt, bắp rang, bánh ngọt, xúc xích, giấy lau miệng, cốc uống nước, găng tay dùng một lần...

Cô giáo còn nhờ mỗi bạn mang một bức thư của cô gửi phụ huynh từng gia đình, hy vọng phụ huynh mỗi nhà mua giúp ít nhất 2 USD thức ăn và dụng cụ ăn uống để học sinh mang tới trường.

Trong bản kê của cô Sheets phát cho chúng tôi chỉ có bánh ngọt là thứ dùng để điểm tâm hoặc tráng miệng. Nhưng một cửa hàng mà chỉ bán có mỗi thứ này thì buồn cười quá. Vì thế ba đứa chúng tôi đều đồng ý mua thêm một số thứ nữa mang đến lớp. Chúng tôi viết thêm lên thực đơn:

Bánh ngọt (nhiều khẩu vị) ~~~~$1.00/2 miếng   
Chocolate ~~~~~~~~~~~~~~~~$1.00/2 que
Kẹo que ~~~~~~~~~~~~~~~~~$1.00/4 que

Hôm sau mọi người mang đến lớp đầy đủ các thứ cô giáo yêu cầu. Cô Sheets đã bố trí phòng học thành một “cửa hàng ăn uống” thực sự. Bốn góc phòng là 4 quầy hàng, mỗi quầy là 3 chiếc bàn học kê thành hình chữ U, chính giữa phòng kê 8 cái “bàn ăn” là nơi dành cho các “khác hàng” thưởng thức các món ăn.

Khi chúng tôi đi vào “nhà hàng”, cô Sheets phát cho mỗi người 20 đồng “tiền” để mua bán. Sau khi bàn bạc, nhóm tôi thỏa thuận để Kala làm chủ quầy hàng, còn tôi và Duyên đóng vai khách hàng của “nhà hàng Sheets”.

Bây giờ lớp học của chúng tôi trở thành một nơi ồn ào náo nhiệt. Chẳng hiểu tại sao ai nấy đều xúc động cười cười nói nói ầm ĩ, chạy đi chạy lại vui như ngày hội. Có lẽ vì đây là lần đầu tiên chúng tôi được dùng tiền giả để mua hàng thật.

Bà chủ quầy bán bắp rang là hai đứa bạn thân của tôi – Alejandra và Mirna. Trước tiên tôi đến chỗ hai bạn ấy để chúc mừng.

“Hi, welcome to Pop’s popcorn! How may I help you? (Chào bạn, hoan nghênh bạn đã đến cửa hàng bắp rang Pop! Bạn cần gì thế ạ?) – Alejandra người Colombia chào hỏi tôi.

Tôi đọc thực đơn cửa hàng của các bạn ấy rồi nói: “Er, I want a normal popcorn with extra butter and extra salt. (Ờ, tớ cần mua một đĩa bắp rang trộn bơ và muối).

“That will be $7.00. (Tất cả hết 7 USD.)”– Alejandra bảo tôi, “But I will give you a discount, you only need to pay 5 dollars. (Có điều tớ sẽ giảm giá cho cậu, cậu chỉ cần trả có 5 USD thôi)”.

Ối, thế thì hay quá! – sau khi cảm ơn bạn ấy, tôi cầm lấy đĩa bắp rang do Mirna bưng đến, ra ngồi vào một chiếc “bàn ăn” và ngon lành nhai bắp rang trộn bơ rắc muối.

Lúc ấy tôi thấy Duyên cầm một túi to đầy những kẹo và một cốc nước ngọt đến ngồi bên cạnh tôi.

Khi tôi chuẩn bị đi mua món hot dog thì thời hạn 20 phút đã hết – đã đến giờ tôi và Duyên phải về cửa hàng của mình làm tiếp viên bán hàng. Bây giờ Duyên ngồi ở quầy để làm nhiệm vụ đón khách và thu ngân, còn tôi thì đeo găng tay chuẩn bị các món ăn ở phía trong.

Cửa hàng của nhóm tôi rất “ăn nên làm ra”, khách hàng phải xếp hàng lũ lượt chờ mua thức ăn và đồ uống, khiến cho tôi tay năm tay mười mà vẫn không kịp phục vụ. Khi nãy ở đây chỉ có một mình bạn Kala, chẳng hiểu bạn ấy xoay sở ra sao?

“Here are your cookies and your chocolate bars. Thanks for coming! (Bánh ngọt và que chocolate của bạn đây. Cảm ơn bạn đã đến cửa hàng của chúng tôi!) – tôi nở nụ cười thân thiện bưng các thứ đến cho bạn Helen.

“Thank you very much!” – Helen đón lấy các thứ và luôn miệng cảm ơn.

Thời gian trôi qua nhanh làm sao, chẳng mấy chốc giờ học đã hết. Ôi chao, hãy còn một số khách vẫn đang xếp hàng kia kìa!

Bài của Trần Vận Chính (nữ học sinh Trung Quốc học tại một trường PTCS ở bang Missouri).

Theo Nguyễn Hải Hoành  - Tia Sáng

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,