Phụ huynh, giáo viên có nên dùng đòn roi để dậy học sinh? Gần 80% độc giả đồng tình với ý kiến trên. Vậy là cứ 10 học sinh thì có 8 em đang hoặc sẽ được "dạy" bằng roi vọt? Xin thưa với các cô các chú cháu cũng từng được lớn lên với cách giáo dục như vậy.
Những trận đòn của bố mẹ, những cái bạt tai những mẩu phấn ném thẳng vào mặt hay những lời sỉ vả của thầy cô (mà học sinh bất kì trường cấp 2 nào ở Hà Nội cũng từng gặp) không hề làm cho cháu ngoan lên một chút nào.
Ảnh: Lê Anh Dũng |
Thay vào đó là sự sỡ hãi, tức giận nhục nhã và cả sự uất hận khi cháu tự so sánh với những đứa trẻ khác: sao nó không bị ăn đòn như mình?
Sợ hãi với người lớn những người to hơn và khoẻ hơn mình và tự cho mình quyền dùng bạo lực với những người bé và yếu hơn mình.
Nhục nhã với bạn bè và tức giận với thầy cô ,bố mẹ sau khi bị đòn.
Sự uất hận với chính gia đình và thầy cô.
Tất cả những thư ấy đã hình thành trong cháu từ những năm học cấp 2 và nó theo cháu đến gần hết cấp 3 khi cháu đã có nhận thức hơn.
Để giáo dục những học sinh ngoan nên người thì nhiều phụ huynh giáo viên làm được.
Nhưng để giáo dục những học sinh "cá biệt" thì không phải ai cũng đủ khả năng.
Các cô các chú đừng mang câu "thương cho roi cho vọt" để biện minh cho khả năng sư phạm có giới hạn của mình.
Mỗi thời mỗi khác cái thời phong kiến xa xưa qua lâu rồi. Cái thời tư tưởng nho giáo thờ vua thờ chúa còn cái tôi bản thân là cái không đáng kể.Khác với van hoá châu âu nơi cái tôi được đặt lên hàng đầu để con người tự tin và sáng tạo hơn?
Chúng cháu không thích thương cho roi cho vọt ,chúng cháu chỉ hiểu con người ai cũng như ai không ai có quyền dùng vũ lực với ai. Đừng tạo cho chúng cháu thói quen sử dụng bạo lực, đừng đánh vào mông vào mặt chúng cháu nếu đánh thì hãy đánh vào tâm lý.
Chúng cháu không cần những cái roi cái gậy hay những lời mắng nhiếc chửi bới cùng với khuôn mặt tức giận.
Thầy cô ơi cho chúng em xin cái tâm.
Bố mẹ ơi cho chúng con xin sự bình tĩnh.
Vài lời của một thanh niên 8X.
- Ngô Quôc Tuấn (Hà Nội)
Cháu là học sinh lớp 9, từng bị thầy cô đánh nhiều, thấy các bác bàn luận mà chỉ nghĩ tới giáo viên và phụ huynh, nhưng không nghĩ tới những suy nghĩ của học sinh. Từ hồi lớp 1, những học sinh đã bị giáo viên đánh trong khi học sinh lớp 1 như tờ giấy trắng. GV tức thì đánh cho dù có vì HS đó cũng là sai. Sư phạm gì mà ghi vào đầu HS sự bạo lực. GV khi dùng roi là một GV bất tài vì bản thân GV đó không hiểu được sự giáo dục là gì. GV không biết dùng tiếng nói để cảm hóa HS thì GV để làm gì. HS không được tôn trọng tức là HS cũng sẽ không tôn trọng bản thân và không tôn trọng người khác. Một khi nó đã sai thì cho dù nó đúng ở mặt khác cũng không được chấp nhận trong sư phạm. Một số GV cho rằng mình không đánh thì gia đình cũng đánh nhưnh xin đừng biện minh, hãy cho trẻ em biết rằng có nơi nó được tôn trọng, không phải sợ sệt. Cháu nhớ khi học tiểu học, cháu hay bị đánh khi ghi bài sai. Và các bạn ai cũng sợ sệt khi GV chấm bài. Nỗi sợ mà GV gây cho học sinh là một sai lầm không thể tưởng, chính đó đã tạo cho học sinh không có chính kiến. Lên trung học nhưng học sinh vẫn bị đánh, đây càng thể hiện sự thiếu tư chất của GV. HS cháu nghĩ đến tuổi đó mà dùng roi chỉ có gây hằn thù mà thôi. Cháu nhớ hồi học lớp 6, bạn cháu nó bị bắt lên đánh, nó xin cô đừng đánh, nó xin lỗi nhưng ai nghe. Cháu có cảm giác như học sinh xin chủ đừng đánh. Đôi khi cháu tự hỏi bạo lực của HS có phải là do GV không khi mà "tức thì đánh" cháu cũng thấy ở GV? Nguyễn Thị Anh Thy (TP.HCM) |
|