221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1237154
"Tôi phải chống cám dỗ quơ ngay một cái roi..."
1
Article
null
'Tôi phải chống cám dỗ quơ ngay một cái roi...'
,

Dạy con mà không đòn roi đòi hỏi cha mẹ phải có lòng kiên nhẫn và sức chịu đựng không nhỏ.  Tôi phải chống lại sự cám dỗ của việc quơ ngay một cái roi.

Tôi có một đứa con gái, cháu sắp tròn 6 tuổi. Trẻ nhỏ đứa nào cũng có lúc hư, không nghe lời, nhưng cho đến giờ, cả hai vợ chồng tôi chưa khi nào đánh cháu.

Mô tả ảnh.
Dạy con mà không đòn roi đòi hỏi cha mẹ phải có lòng kiên nhẫn và sức chịu đựng không nhỏ. Ảnh: Lê Anh Dũng

Hầu hết các bậc cha mẹ mà tôi có dịp nói chuyện đều kinh ngạc, thậm chí tỏ vẻ không tin điều này, vì họ, hoặc thường xuyên, hoặc thỉnh thoảng, từng đánh con. Người nói "thương cho roi cho vọt", người thì nói đánh con âu cũng là cách dạy con truyền thống.

Vợ chồng tôi không nghĩ vậy.

Chúng tôi đã tự động thống nhất với nhau luôn tôn trọng trẻ như cháu có quyền được như vậy. Tôi luôn giải thích cho lý do những việc bé cần làm nếu cần, hoặc nếu bé có thắc mắc: con đi ăn đi ăn để cơ thể con được nuôi dưỡng, con hãy ngủ sớm vì em bé cần phải ngủ nhiều, con đã vẽ bậy lên mặt búp bê và như vậy là hư nên giáng sinh này ông già Nôen không tặng búp bê cho con nữa...

Vợ chồng tôi cũng chưa bao giờ thất hứa với bé và những bạn bè của bé (về khoản giữ lời hứa với trẻ tôi đã vinh hạnh được mấy trẻ hàng xóm khen).

Giải thích, thuyết phục em bé lúc nào cũng rất mất thời gian vì mình phải nói cho tường tận bằng thứ ngôn ngữ mà bé dễ hiểu nhất. Cách này khó thực hiện hơn nhiều so với việc đe dọa bằng đòn roi và buộc bé phải thực hiện những điều mình yêu cầu.

Tôi nhận thấy các em bé cực kỳ nhạy cảm, có lẽ chúng hiểu biết nhiều hơn chúng ta tưởng. Từ ba, bốn tuổi, chúng đã biết lắng nghe và suy nghĩ bằng đầu óc non nớt của mình, quan sát thái độ của người lớn, đoán biết tình cảm của người lớn đối với mình thể hiện qua ánh mắt...

Đòn roi có thể cưỡng bách chúng vâng lời, nhưng người lớn sẽ dần dần mất đi nhiều thứ, đặc biệt là thiện cảm của trẻ, và càng ngày chúng càng lì đòn.

Cậu em chồng tôi có một con trai năm nay vào lớp mầm. Bé trai thì thường hiếu động và nghịch ngợm hơn bé gái, và cậu bé không ít lần làm cha mẹ bực mình, đánh cậu bằng nhiều kiểu: nhẹ thì đét tay vào đít, nặng thì dùng roi. Lần nào tôi qua chơi hay cậu bé qua nhà tôi chơi tôi đều nghe rất nhiều lần câu: "Ba/mẹ đánh con bây giờ!" hay tệ hơn là "Tao đánh chết bây giờ", và không ít lần câu đe dọa ấy biến thành sự thật. Cậu bé bị đòn từ lúc còn rất nhỏ, bây giờ rất lì đòn, có khi bị đánh rất đau mà không thèm khóc.

Tác dụng phụ là gì? Bé chỉ tuân lệnh một cách bắt buộc nếu bị đánh đòn, còn những lời đe dọa suông thì đã mất hết sức mạnh. Thuyết phục cũng vô ích.

Vì tôi chưa bao giờ đánh bé, nên cháu rất ít khi vâng lời tôi, dù cũng những lời ấy, tôi nói với con mình thì lại rất hiệu quả.

Mới đây, cháu qua chơi, và nghịch ngợm bật tắt liên tục ngọn đèn bàn mà con gái tôi đang dùng trên bàn học.

Tôi nói, chị phải viết chữ con à, nếu không cô giáo sẽ phạt, mà con đâu có muốn cô giáo phạt chị phải không, vậy con để đèn cho chị viết chữ nhé, con đừng tắt chị viết không được. Cháu nhìn tôi, miệng nói: "Tắt là cô giáo đánh đó, tắt là ba mẹ đánh đó", nhưng tay thì vẫn tắt!

Ba cháu phải cầm roi ra đánh một cái cháu mới thôi.

Dạy con mà không đòn roi đòi hỏi cha mẹ phải có lòng kiên nhẫn và sức chịu đựng không nhỏ.

Những lúc lăn ra nấu cơm sau một ngày làm việc mệt mỏi khi dọn ra con ương bướng không chịu ăn, bảo con học con lại nhẩn nha vừa học vừa chơi, giờ đi ngủ cứ van mẹ cho con chơi thêm nữa, đến sáng mẹ gọi lại cứ ngủ say sưa trong khi mẹ sắp trễ giờ, tôi phải chống lại sự cám dỗ của việc quơ ngay một cái roi.

Tuy vậy, vợ chồng tôi quyết tâm giữ phương pháp dạy con ôn hòa như hiện nay, và mong sẽ đủ nhẫn nại để thực hiện.

  • Phước Nguyễn (TP.HCM)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,