221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1235913
"1 ha đã nói lên tất cả"
1
Article
null
'1 ha đã nói lên tất cả'
,

 - Ngay sau khi bài báo "Giữa thủ đô, trường xập xệ, học phí "cắt cổ"? được đăng tải, nhiều email, điện thoại... của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (KTKTCN) Hà Nội đã gửi đến xin được bổ sung thêm một số vấn đề về hiện trạng của trường mà bài báo vẫn chưa đề cập đến.

Trong đó, vấn đề bức xúc nhất mà các em muốn làm rõ chính là ý kiến của nhà trường cho rằng, tiền nâng cao tay nghề và thiết bị cho giảng dạy là khoản đóng góp hoàn toàn tự nguyện, do SV yêu cầu.

Mô tả ảnh.
Cánh cửa xập xệ.

Một bạn sinh viên vẫn giữ tờ giấy được nhà trường phát cho trước khi về nghỉ hè vào tháng 6. Tờ giấy ghi rõ: "Để tăng cường nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội với nguồn kinh phí được cấp hiện nay không đủ đáp ứng yêu cầu chi phí, vậy nhà trường phải huy động thêm các khoản chi phí khác, trong đó cần có sự đóng góp của người học ngoài học phí, với mức thu là 750.000/kỳ (đối với hệ cao đẳng) và 60 đến 65 nghìn/tín chỉ (đối với hệ đại học)".

Như vậy, khoản thu ngoài này là do nhà trường yêu cầu, chứ không phải do tự nguyện đóng góp, sinh viên này khẳng định.

Mặc dù đã thu số tiền "nâng cao tay nghề và thiết bị cho giảng dạy" trong ba kỳ học, nhưng hiện trạng cơ sở vật chất chưa có một sự thay đổi rõ rệt. Thậm chí có những bộ phận còn ngày càng xuống cấp trầm trọng do số lượng sinh viên vào học quá nhiều - các sinh viên phản ánh.

Có dịp được thực hành tại phòng máy, D. (Khoa CNTT - hệ Cao đẳng) cho hay: “Số lượng máy không đủ cho mỗi sinh viên một chiếc. 1 CPU chia ra nhiều màn hình. Máy móc cũ quá, ứng dụng cài còn không hợp lý, vì thế các giáo viên dạy tin thường lưu ý sinh viên khi làm bài nên để auto save khoảng 5 giây để tránh tình trạng máy reset không lưu được bài".

Bàn ghế liêu xiêu, nhà xe giữa sân trường... Bàn ghế liêu xiêu, nhà xe giữa sân trường...
Bàn ghế liêu xiêu, nhà xe giữa sân trường...
Bàn ghế liêu xiêu, nhà xe giữa sân trường...

Một số sinh viên hệ CĐ - Khoa Quản trị Kinh doanh phản ánh về tình trạng lớp học nhỏ, bàn ghế xiêu vẹo nhưng "nhồi" 80em với bốn cái quạt và vài bóng điện đã hỏng từ năm học trước nhưng chưa được sửa.

"Lớp học đông nhưng không được trang bị hệ thống loa đài khiến chúng em gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp thu bài giảng. Đó là chưa kể, các lớp cao đẳng không được trang bị máy chiếu và computer như các lớp đại học".

Một sinh viên hệ đại học đã được học máy chiếu phàn nàn, có máy đổi màu liên tục, lúc gặp trục trặc kỹ thuật khiến cả tiết học bị gián đoạn.

Về hệ thống thư viện, nhiều sinh viên phản ánh cả cơ sở Hà Nội chỉ có một phòng đọc nhưng bé tí, thường xuyên đóng cửa. Trường không có ký túc xá, không có sân tập thể dục nên phải đi thuê ở bên ngoài.

Chia sẻ thêm, H – sinh viên Khoa Công nghệ thực phẩm cho biết: “Sinh viên khoa mình khi thực hành hóa không được trang bị mũ, kính, áo blouse… bảo hộ như những trường khác. Nếu có thì cũng là do các bạn trang bị". Học kỳ vừa rồi, sinh viên Khoa Cơ khí được nhà trường đưa sang ĐH Bách khoa thực hành do xưởng cơ khí đặt dưới Nam Định đang được đập đi xây lại.

Về lời giải thích của lãnh đạo về trường có hai khu vệ sinh, nhiều sinh viên cho rằng họ đã lần tìm từng ngõ ngách của trường nhưng chỉ thấy duy nhất một nhà vệ sinh nằm cạnh khu nhà D luôn trong tình trạng ẩm thấp, "bốc mùi". Nhiều sinh viên học tại một phần nhà K và dãy nhà D thường xuyên phải ngửi mùi "rất khó chịu" xả ra từ khói và chất thải của Nhà máy Dệt 8-3 nằm sát đó.

"1 ha đã nói lên tất cả!"

Diện tích trường ở cơ sở đào tạo 454 Minh Khai (Hà Nội) là 1 ha/ 1 vạn SV, trung bình 1m2/ 1 sinh viên (so với quy định tối thiểu của Bộ GD- ĐT đối với những trường học mới thành lập là 9m2/ 1 SV).
Trao đổi với VietNamNet về những phản ánh của sinh viên về hiện trạng cơ sở vật chất của trường, ông Phạm Hữu Đức Dục, Phó Hiệu trưởng phụ trách về đào tạo của trường cho biết: "1 ha đã nói lên tất cả! Chúng tôi có muốn nói tốt hơn hay xấu hơn cũng không được".

Ông Dục thừa nhận những tồn tại về cơ sở vật chất là có thật, nhưng trong lộ trình tăng học phí kèm theo đó là tăng chất lượng, giai đoạn 1 được nhà trường chú trọng đầu tư cơ sở Nam Định nhiều hơn.

Cụ thể, gói thầu tòa nhà 15 tầng sắp đưa vào sử dụng và ba xưởng thực hành lớn nằm trên diện tích 20ha sẽ hoàn thiện vào cuối năm nay.

"Vì sao ở Nam Định rộng rãi thế không học mà đổ xô lên Hà Nội?"

Khi được hỏi về việc sinh viên phản ánh nhà trường thu học phí nhưng không kèm theo biên lai,  ông Dục cho biết ông cần phải xác minh chuyện này cho rõ rồi mới có thể trả lời
- Thưa ông, những sinh viên đã nộp khoản thu ngoài mà tốt nghiệp trong năm sau, hoặc năm sau nữa, sẽ quay lại trường vào năm 2020 để học cơ sở khang trang đã được xây nên từ đóng góp của họ?

Đó là câu hỏi khó!

Thế nên tôi mới bảo phải dần dần, không thể chi hết vào toàn bộ xây dựng mà chúng tôi phải mua trang thiết bị phục vụ dạy và học như đã trình bày, bồi dưỡng giáo viên đi học, thuê những giáo sư, tiến sĩ hàng đầu vào dạy để nâng cao chất lượng.

Còn trong thời gian trước mắt, chúng tôi sẽ cố gắng làm sao chất lượng cơ sở vật chất được đảm bảo bằng cách thuê thêm một số địa điểm bên ngoài để chuyển các lớp hệ trung cấp và cao đẳng sang một khu, địa điểm hiện tại sẽ chỉ giữ các lớp hệ đại học và toàn bộ cơ sở vật chất của trường.

- Trong tình trạng “thu đến đâu, chi đến đấy”, liệu biện pháp thuê cơ sở bên ngoài có phải là một phép tính khôn ngoan?

Có lẽ phải đặt một câu hỏi với các em SV rằng, vì sao ở Nam Định rộng rãi thế không học mà đổ xô lên Hà Nội.

Vì tâm lý thích lên Thủ đô học cho “oai” của các em, nên nhà trường phải chịu áp lực lớn, nếu không chúng tôi đã tạo điều kiện cho các em về Nam Định học vì đó mới là cơ sở chính của trường.

- Nhiều sinh viên phản ánh trong cuốn “Những điều cần biết” không thấy nhà trường ghi rõ chỉ những em ở quanh khu vực HN mới được học ở cơ sở HN, còn lại thì học ở Nam Đinh, chỉ khi đến nộp hồ sơ trúng tuyển mới biết rõ. Và các em cho đó là một sự mập mờ?

Đấy là quyền của nhà trường. Nếu em nào không thích học trường này thì chuyển sang trường khác học, nhà trường sẵn sàng tạo điều kiện.

Nhà trường không giữ nhưng các em vẫn đổ xô nộp hồ sơ thi vào.

Muốn có chất lượng thì phải có lộ trình và không phải trường nào học phí cao cũng có chất lượng. Tại sao các em không xin vào học dân lập?

- Trong điều kiện còn tồn tại một số hạn chế như hiện tại, nhà trường có nghĩ đến việc giảm chỉ tiêu tuyển sinh?

Đến độ nào đó thì chúng tôi sẽ giảm, giảm trung cấp, cao đẳng và chỉ giữ lại hệ đại học.

- Trường đã chuẩn bị những điều kiện như thế nào để được phê duyệt quyết định nâng cấp từ hệ cao đẳng lên đại học?

Phải đủ các điều kiện thì chúng tôi mới dám nhận nhiệm vụ đào tạo đại học chứ.

Nếu xét về cơ sở vật chính mà chúng tôi có ở Nam Định thì điều kiện chúng tôi còn tương đối tốt, nhưng các SV lên đây học đông thì chúng tôi phải mở rộng ra thôi.

Nhưng chúng tôi cũng chủ trương phát triển ở HN vì thuận lợi trong việc tiếp nhận nhiều thông tin, cả SV và GV đều thích ở đây.

- Ông có thể đưa chúng tôi đi tham quan cơ sở vật chất của cơ sở của trường ở Hà Nội?

Tôi xin khất một dịp khác, khi chúng tôi đã khắc phục những hạn chế này để phục vụ các em sinh viên tốt hơn, thì xin mời nhà báo đến tham quan!

Cám ơn ông về cuộc trò chuyện!

  • Sơn Khê - Song Lục
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,