221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1239495
"Phần đông chúng ta không tỉnh táo..."
1
Article
null
'Phần đông chúng ta không tỉnh táo...'
,

 - Trong phần tiếp theo của câu chuyện "đòn roi và dạy trẻ", tiến sĩ Nguyễn Lệ Hằng tha thiết mong "xã hội chúng ta dần dần đón đỡ một quan niệm giáo dục nhân bản là: trẻ em không có lỗi". Bà cũng bày tỏ lo lắng "các chương trình học cũng như giáo dục hiện nay liệu đã là chuẩn mực với sự phát triển lứa tuổi trẻ em?".

Xem phần 1: ’Hãy nâng mình để trò chuyện với con...

 

Mô tả ảnh.
Ảnh: Lê Anh Dũng

Trẻ em không có lỗi

Với tư cách một nhà giáo dục và một người mẹ, bà sẽ nói gì với các bậc phụ huynh đang trăn trở không biết nên dạy con như thế nào khi con cái mình mắc lỗi?

Cho đến thời điểm này, là người mẹ của hai đứa con, và cũng là một người có giáo dục, nhìn lại vấn đề roi vọt, tôi có thể kể lại câu chuyện của mình.

Từ nhỏ đến lớn, chưa một lần bố cầm roi đánh hay mắng tôi nặng lời. Bố tôi là người ít nói, nhưng chính cách sống, phong cách sống, cách đi đứng nói năng trong nhà, cách ứng xử với những người xung quanh, giải quyết công việc, cách chăm chút gia đình… của ông là những thứ ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển con người và sự phát triển đời sống tinh thần của tôi ngày hôm nay.

Tôi là một đứa trẻ rất tinh nghịch, có tính độc lập và trong đầu thì luôn luôn mơ mộng nhiều sáng kiến. Vậy mà bố tôi, ông không dạy tôi bằng lời mà dạy bằng cuộc đời ông. Cách đây 18 năm, khi ông mất, tôi đã khắc ghi trên bia mộ ông câu chữ: CUỘC ĐỜI CHA LÀ MỘT BÀI CA SƯ PHẠM.

Cũng khi còn nhỏ, đã có một vài lần mẹ đánh tôi bằng cái bạt tai hoặc nan quạt, vì tôi quá nghịch làm vỡ chai nước mắm hoặc phát âm không chuẩn chữ “R”.

Mỗi lần như thế tôi đều cảm thấy rất tức mẹ và muốn bỏ nhà đi ngay, và luôn cảm thấy mình bị oan ức. Là một đứa trẻ, tôi làm sao hiểu thấu hiểu được nỗi khổ cực và nguồn gốc dẫn đến sự thiếu kiên nhẫn của mẹ.

Lớn lên, cảm giác oán giận đó không còn, nhưng nó đã in dấu mạnh mẽ và theo suốt những năm tháng thơ ấu. Con cái sẽ luôn luôn nhìn cha mẹ bằng cặp mắt rộng lượng như thế, nhưng xin cha mẹ đừng vin vào sự rộng lượng của con cái để hành xử với con cái như thế.

Bởi ngay cả lúc còn nhỏ cho đến khi trở thành nhà giáo dục, tôi chưa bao giờ cho rằng mình có lỗi, những lỗi để bị mẹ đánh. Tôi mong rằng xã hội chúng ta dần dần đón đỡ một quan niệm giáo dục nhân bản là: TRẺ EM KHÔNG CÓ LỖI.

Với những học sinh “cá biệt”, thực sự nghịch ngợm, quậy phá, bắt nạt bạn, chống đối thầy cô, mải chơi, chểnh mảng học hành, cãi bố mẹ… thì cha mẹ phải có một biện pháp như thế nào để dạy dỗ con cái? Bằng roi hay là bằng sự thuyết phục?

 

Mô tả ảnh.
TS Lệ Hằng: "Cá nhân tôi chỉ ủng hộ một hình phạt duy nhất là lao động công ích".
Trẻ em không là đối tượng của pháp trị.

Cho đến nay, các nước tiên tiến trên thế giới đã có rất nhiều thành tựu trong việc xây dựng một nhà trường với một cuộc cách mạng học tập văn minh được phổ biến rộng rãi trong các sách nghiên cứu và truyện

Theo tôi, biện pháp phạt trong nhà trường nên trở thành một tiêu mục hội thảo khoa học và công luận để đưa ra được những hướng dẫn hỗ trợ hữu hiệu sự phát triển tâm lý trẻ em.

Mỗi một nhà trường phổ thông nên có một văn phòng tư vấn về tâm lý, giáo dục. Cá nhân tôi chỉ ủng hộ một hình phạt duy nhất là: LAO ĐỘNG CÔNG ÍCH.

Tuy nhiên, điều tôi lo lắng là các chương trình học cũng như giáo dục hiện nay có là chuẩn mực với sự phát triển lứa tuổi trẻ em? Thật đáng sợ nếu một chương trình giáo dục quá tải lại trở thành chuẩn mực mà trẻ em và gia đình trẻ em phải theo.

Trong hoàn cảnh đó thì MẮC LỖI ở trẻ em sẽ là hiện tượng mặc nhiên phổ biến. Điều gì sẽ xảy ra trong đời sống tâm lý của mỗi con người nếu luôn luôn cảm thấy mình có lỗi? Phủ nhận nó để nổi loạn hay gặm nhấm nó để mặc cảm. Cả hai trạng thái đều thật kinh khủng và phi nhân tính trong quá trình NÊN NGƯỜI của đứa trẻ.

Đó chính là cơ hội của phần CON trong con người trỗi dậy, thống trị cách ứng xử, qui định hành vi xã hội của trẻ em khi trưởng thành: bạo lực ư, có thể! Yếu ớt không có khả năng tự lập ư, có thể?

Có thể xảy ra nghịch cảnh, trẻ em thích bị phạt lao động công ích hơn là ngồi học theo lối truyền giáo trong bốn bức tường?

"Phần đông chúng ta không tỉnh táo..."

Rất nhiều giáo viên hiện nay cho rằng nên dùng roi vọt tùy từng hoàn cảnh. Họ cho rằng, nhiều bậc cha mẹ hiện nay quá chiều con cái dẫn đến sự coi thường của trẻ em đối với những nội qui trường, lớp, thầy cô bạn bè... Ðiều này làm cho giáo viên luôn khó khăn trong phương pháp giáo dục học sinh?  

Tôi nghĩ, tất cả những biện pháp nào làm đau thể xác và đau tinh thần đều không được dùng trong giáo dục, đặc biệt là với những người làm công tác giáo dục.

Nếu còn nhiều giáo viên nghĩ rằng nên dùng roi vọt tùy vào từng hoàn cảnh, thì chúng ta phải xem lại nội dung và chương trình trong các trường sư phạm đã đào tạo ra những giáo viên đó, vì nội dung và chương trình đó đang có vấn đề khi tạo ra những nhận thức sai lầm như vậy.

Tôi xin chia sẻ với tất cả các bậc cha mẹ, là dạy con trong giai đoạn hiện nay là một sự nghiệp quá khó khăn. Vừa phải lăn ra kiếm kế sinh nhai vừa phải nuôi nấng con cái, nhưng phần đông chúng ta đang không tỉnh táo vì chúng ta đẩy mình vào quá nhiều sức ép.

Chúng ta dành quá ít thời gian để tìm hiểu, lắng nghe, nghe ngóng những tâm tư, nguyện vọng của con cái.

 

 
Đừng đối xử với con trẻ bởi mang tâm lý ban ơn rằng cha mẹ là người sinh ra, nuôi nấng, đến trường thì lại thầy cô là người trao kiến thức. Có đứa trẻ đó thì anh mới trở thành bố mẹ, có học sinh mới có thầy cô, có công dân mới có nhà nước.

Chúng ta có thể mua cho con cái những bộ quần áo, đồ chơi, một đời sống vật chất sung sướng, đầy đủ, những lớp học đắt tiền... nhưng những đứa trẻ cần hơn những cái ôm ấp, xoa đầu, những sự gần gũi, tiếp xúc, chuyện trò và cùng chia sẻ với nhau những buồn, vui trong đời sống.

 

Xu hướng phát triển của xã hội cũng không ủng hộ thầy cô làm tròn thiên chức nhà giáo là một kỹ sư tâm hồn.

Chúng ta không có quyền đòi hỏi nhiều ở thầy cô ngay cả khi họ còn chưa lo đủ miếng ăn, manh áo của mình.

Tôi nhớ ngày xưa, thầy cô có thể dành thời gian một lần trong tháng đến thăm nhà học sinh, cùng nói chuyện với phụ huynh về các vấn đề của con trẻ. Nhưng ngày nay, người ta chỉ thấy cảnh phụ huynh khúm núm trước mặt thầy cô giáo.

Xã hội có biết bao nhiêu điều hấp dẫn đang xâu xé đứa trẻ, chúng như đứng giữa ngã ba, ngã bảy mà không biết đi đường nào, không biết cái gì là ưu tiên, cốt lõi nên bản thân cha mẹ phải học hỏi để có nhận thức dẫn đường con cái.

Nếu trót có đánh con do nóng giận hay thiếu kiềm chế thì hãy đàng hoàng ân hận mà xin lỗi con!

Cái cốt lõi chính là sự tôn trọng con cái như một cá nhân độc lập có tất cả những chủ quyền của mình. Cha mẹ, thầy cô khi muốn tác động vào nó thì phải tôn trọng cá nhân các em.

Nhưng cái cách mà chúng ta đang quất roi thể xác và quất roi tinh thần vào con cái mình như hiện nay, có nghĩa là chúng ta đang không tôn trọng con cái mình như một cá nhân độc lập

Từ sự áp đặt, không tôn trọng con cái trong gia đình và nhà trường, có thể nói cách sử dụng bạo lực vật lý và bạo lực tinh thần như áp đặt, cấm đoán, định hướng, bao bọc... đã và đang biến con em thành những đứa trẻ phụ thuộc, yếu đuối, cam chịu, ít dám phản ứng và lên tiếng với những vấn đề cần lên tiếng, cũng như vậy ít dám tự do, sáng tạo và sống với những điều mà chúng thực sự mong muốn? 

Cam chịu ngậm miệng ăn tiền, cái gì có lợi thì làm, không có lợi thì tránh, cái tính tránh né nữa... Những con người đó là sản phẩm cung cách áp chế của người trên với người dưới.

Trẻ con không được nói những điều mà nó nghĩ, không được bày tỏ nguyện vọng mà nó mong muốn. Ở nhà nghe lời bố mẹ, ra đường thì thầy cô giáo, có bao giờ tự nó được nghe lời chính nó?

Rồi lớn lên, đến công sở cũng không bao giờ dám góp ý hay nói trái với điều sai của cấp trên.

Hãy để những đứa trẻ tự quyết định và vai trò của bố mẹ, gia đình hỗ trợ con cái ra quyết định đúng chứ không quyết định thay.

Và đừng đối xử với con trẻ bởi mang tâm lý ban ơn rằng cha mẹ là người sinh ra, nuôi nấng, đến trường thì thầy cô là người trao kiến thức.

Có đứa trẻ đó thì anh mới trở thành bố mẹ, có học sinh mới có thầy cô, có công dân mới có nhà nước...

Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện!

 

Bằng kinh nghiệm cá nhân, TS Nguyễn Lệ Hằng chia sẻ cha mẹ có thể tham khảo những tư tưởng và phương pháp giáo dục con cái hữu hiệu qua một số cuốn sách sau: Ngọn cờ trên đỉnh tháp – Macarenco; Cách mạng học tập của Gorden Dryden do Vương Tuấn Anh dịch; Gia đình là trên hết - Philip Mc Graw; Emily hay bàn về giáo dục - Jean Jacques Rousseauo; Dân chủ và giáo dục - John Dewey...

  •  Sơn Khê (Thực hiện)

 

 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
img").setAttribute("src", stats_src.replace("_referrer_", r));