221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1246699
Quan hệ thầy trò dưới "lăng kính" thế hệ 1970-1990
1
Article
null
Quan hệ thầy trò dưới 'lăng kính' thế hệ 1970-1990
,
- Lớn lên và học tập trong thời kì kinh tế thị trường phát triển, dịch giả Nguyễn Đình Thành (1978), nhà văn Nguyễn Quỳnh Trang (1981) và SV Học viện Tin học Arena Lê Thành Tùng (1990) - những người thuộc thế hệ 7x, 8x, 9x nói gì về người thầy của mình?
 
Tặng quà thầy cô: Không sao!
 
Phóng viên: - Anh, chị cảm nhận thế nào về mối quan hệ thầy trò ở thế hệ của mình?
 
Mô tả ảnh.
Dịch giả Nguyễn Đình Thành
Dịch giả Nguyễn Đình Thành:
- Tôi và nhiều bạn của tôi may mắn có được những người thầy, người cô ở tất cả các cấp học mà chúng tôi vô cùng kính mến. Thầy cô không chỉ truyền đạt kiến thức sách vở mà còn dạy chúng tôi cách sống, ứng xử và cả việc phải có những hoài bão  trong cuộc sống sau này.
 
Nhà văn Nguyễn Quỳnh Trang: - Cấp một thì mình chỉ nhớ đại khái. Lên lớp năm, tôi học lớp chọn, bắt đầu đi thi học sinh giỏi Văn, thì được các cô cưng chiều như “học trò ưu tú”. Lên cấp hai, mặc dù các thầy cô dạy môn xã hội vẫn thương và tạo mọi điều kiện để học tốt, nhưng các thầy cô dạy môn tự nhiên thì “ghét cay ghét đắng” vì tôi chỉ tập trung học Văn để đi thi học sinh giỏi các vòng nên học các môn còn lại chẳng ra gì.

Thứ hai, vì nhà nghèo nên tôi không có điều kiện đến nhà riêng để các thầy cô kèm cặp thêm như các bạn khác. Cũng bởi vì thế, tôi cũng không ưa các thầy cô dạy môn tự nhiên, đi ngoài đường mà bỗng dưng gặp ai đó, thể nào tôi cũng quẹo vào ngõ để trốn. Tôi không có nhiều kỷ niệm đẹp để nhớ về thời học trò đâu!


SV Lê Thành Tùng: -
Điều mà tôi cảm thấy bức bối trong suốt thời kỳ đi học là quan niệm “học là chính”; “học để lấy bằng cấp và thành tích” của nhiều thầy cô và phụ huynh. Từ quan niệm này, tôi thấy nhiều thầy cô chỉ dạy kiến thức là chính, mà có rất ít thầy cô dạy cho học sinh cách sống, cách làm người... những điều rất cần thiết cho cuộc sống của chúng tôi sau này.

SV Lê Thành Tùng: Cứ thử lên một số diễn đàn của học sinh, sẽ thấy đầy rẫy những topic nói xấu thầy cô, nào là bà giáo, con mụ, sát thủ máu lạnh, dã man, ăn tiền, tinh vi, coi thường, áp đặt... 

Tôi thấy những lỗi đó chủ yếu là ở các học sinh, chứ nhiều thầy cô rất tâm huyết và chỉ muốn tốt cho học sinh.



PV: - Ở thời các anh, chị đi học, tình cảm thầy trò hoàn toàn mang những giá trị thiêng liêng và trong sáng? Hay là đã xen vào đó những câu chuyện thực dụng như học sinh đến nhà thầy cô tặng quà, tặng tiền xin điểm, thầy cô trù dập học sinh nếu không đến nhà thầy cô chơi...?

Dịch giả Nguyễn Đình Thành:
- Ở đâu và vào thời nào cũng có chuyện này chuyện khác, chỉ có điều nó có phổ biến và được xã hội chấp nhận rộng rãi hay không thôi. Các món quà nhỏ, bó hoa mà chúng tôi mua tặng thầy cô thực sự xuất phát từ lòng biết ơn.

Mỗi khi đến nhà thầy cô là mỗi lần tâm sự, chia sẻ nên đó là những phút giây quý giá. Được nhìn thấy những anh chị hơn mình 20 đến 30 tuổi vẫn quay lại thăm hỏi thầy cô trong dịp Tết, dịp 20/11 là những bài học sống động về tình thầy trò, vượt lên những toan tính đời thường. Tôi nghĩ, thế hệ chúng tôi có nhiều cơ hội gặp điều đó hơn bây giờ.

SV Lê Thành Tùng
: - Tại sao việc tặng quà cho thầy cô không là một điều thiêng liêng, trong sáng nếu hành động tặng đó xuất phát từ một lòng biết ơn chân thành. Tôi vẫn thường tặng hoa và quà cho thầy cô, mặc dù có thể đứa bạn này, đứa bạn kia sẽ nói này, nói nọ, nhưng tôi làm những thứ tôi cho là đúng, là nên làm, còn người khác nói gì tôi không quan tâm.

PV: -
Còn phụ huynh của anh, chị đã từng tặng quà cho GV chưa?
 
 
Điều đáng buồn là xu hướng lạnh lùng, mua bán và dối trá đang diễn ra ngày càng nhiều, diện ngày càng rộng và nguy hiểm nhất là đã được nhiều người chấp nhận coi đó là chuyện đương nhiên.

Thản nhiên chấp nhận sự dối trá là cánh cửa dẫn đến mọi tội ác"

Nguyễn Đình Thành
Dịch giả Nguyễn Đình Thành:
- Trong một chừng mực vừa phải, quan tâm đến thầy cô là một nét đẹp trong văn hóa Việt. Người tặng có tấm lòng thành, không vụ lợi, người nhận biết trân trọng, không cân đong đo đếm, thì hành động ấy tốt quá, nên khuyến khích quá chứ.

SV Lê Thành Tùng: - Bố mẹ tôi đã từng tặng hoa và quà cho thầy cô, nhưng trong đó có phong bì hay không thì tôi không biết. Lúc đó tôi còn quá bé.


Việc "đút lót" là quá phổ biến


PV: -
Gần đây, độc giả thấy khá nhiều vụ thầy giáo đánh học sinh, hay là học sinh hỗn với thầy giáo, phụ huynh đánh thầy giáo... Mối quan hệ giữa học sinh - phụ huynh - thầy cô vào mỗi ngày lễ lạt được quy thành quà cáp và phong bì với những mục đích vụ lợi ở cả hai phía. Anh, chị nghĩ thế nào về mối quan hệ thầy trò ngày nay?

Dịch giả Nguyễn Đình Thành
: - Thú thực tôi bỏ qua những thông tin kiểu này vì thấy quá đau lòng. Có một chữ lâu nay hình như không còn treo trong các trường học nữa "Thầy ra thầy, trò ra trò".

Nếu khái quát rằng mối quan hệ thầy trò bây giờ chỉ là vật chất, vụ lợi là sỉ nhục những cố gắng của biết bao thầy cô và tình cảm của bao người học trò.
Nhưng nếu những người quản lý không có những biện pháp triệt tiêu thói dối trá trong giảng dạy và bệnh (nặng lắm rồi) chạy theo thành tích thì thảm họa sẽ còn lớn hơn nữa.
Mô tả ảnh.
Nguyễn Quỳnh Trang: "Học càng lên cao, tôi càng nhận ra rằng có tiền thì sẽ mua được nhiều thứ, mà dễ nhất là mua điểm và đạo đức người thầy".

Nhà văn Nguyễn Quỳnh Trang:
- Thời tôi cũng như thế thôi mà, học càng lên cao, tôi càng nhận ra rằng có tiền thì sẽ mua được nhiều thứ, mà mua dễ nhất là điểm và đạo đức người thầy. Thảm họa xảy ra khi HS-SV gặp phải thầy cô không có khả năng/kiến thức sư phạm nhưng cũng chẳng biết làm nghề nào khác.

Ngày trước, khi tôi làm sinh viên sư phạm (nếu không phải “con ông cháu cha”), thì việc đút lót tiền thầy cô bộ môn trước mắt các sinh viên khác trong ngày thi, (chưa cần nói đến việc đến nhà riêng) là quá phổ biến.

Và khi các sinh viên sư phạm này ra trường đi dạy, họ nghĩ việc lấy tiền “bồi dưỡng” của phụ huynh, học sinh là điều bình thường thôi. Từ đó nảy sinh ra những bất công trong việc đối xử với các học sinh của mình.


PV: -
Người thầy mà anh, chị kính trọng nhất trong cuộc đời mình là ai? Họ có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển nhân cách và trí tuệ của anh/chị?

Dịch giả Nguyễn Đình Thành: -
Tôi may mắn có được nhiều hơn một người thầy, cô ảnh hưởng sâu rộng đến sự hình thành nhân cách và quan niệm sống của mình. Thầy Dân dạy Toán cấp hai đã dạy chúng tôi sống mà không yêu Tổ quốc mình, cha mẹ mình thì không gọi là sống. "Sống giữa tiền mà không tham tiền, sống giữa sắc mà không tham sắc, sống giữa quyền lực mà không THAM quyền lực, thì mới sống được". 

Cô Phượng, người dạy tôi ở lớp học thêm tiếng Pháp thời đại học đã từng nói: trường học không chỉ dạy kiến thức, cách làm việc (savoir faire) mà còn là nơi dạy cách SỐNG (savoir vivre), cái đó ở Việt Nam còn thiếu. “Trong đời mình hãy làm được việc có ích dù nhỏ thôi, nhân nó lên để sau này nhắm mắt biết là mình đã sống có ích. Nếu sau này có ai đi dạy học, hãy truyền nhiệt huyết làm cho học sinh của mình trở thành những người biết cách sống, dù chỉ vài em ở đây làm điều này thôi, ngọn lửa ấy vẫn sẽ còn mãi mãi’’.

Nhà văn Nguyễn Quỳnh Trang:  - Người thầy mang lại niềm tin về khả năng văn chương của tôi là thầy Hồng, dạy Văn cho tôi từ cấp hai đến hết cấp ba. Hồi học lớp sáu, tôi nói với thầy sau này em sẽ trở thành nhà báo viết về văn hoá và nhà văn nhiều người biết đến, thầy chỉ cười và nói, “ừ, cố gắng lên”. Còn người thầy mà tôi kính trọng nhất là bố mẹ tôi.
 
Mô tả ảnh.
Lê Thành Tùng: Tôi vẫn thường tặng hoa và quà cho thầy cô, còn người khác nói gì tôi không quan tâm.
SV Lê Thành Tùng
: - Đó là thầy giáo dạy Toán và một anh thầy "xã hội".
 
Tôi rất trọng thầy bởi thầy dạy chúng tôi làm người bằng những lời nói thẳng, bằng chính tấm gương của thầy chứ không phải bằng cách giở cuốn giáo dục công dân mà thuyết giảng là các em phải nên thế này, nên thế kia.

Người thầy "xã hội" của tôi (là người anh, người bạn, người đồng nghiệp) thì dạy tôi những bài học về thực tế.
 
Ví dụ như, qua cách anh đó sống và làm việc, tôi hiểu chỉ nên nói thật - những lời thẳng thắn với bạn bè rất thân với mình.
 
Còn nếu mà nói thẳng, nói thật với tất cả mọi người, dù là với ý tốt của mình, thì không nên vì “sự thật thì mất lòng”. Tôi nghĩ đây là bài học mà không thầy cô nào trong trường dạy được.
 
Người thầy không còn là "người cha tinh thần"?

PV:  -
Theo anh, chị thì ngày nay, người thầy có còn như một “người cha tinh thần”, không chỉ truyền bá kiến thức, mà còn là người khai sáng, người gieo mầm về nhân cách, trí tuệ, là tấm gương về đạo đức và tư cách cho mọi học trò?

Dịch giả Nguyễn Đình Thành: 
- Nhân vô thập toàn. Khó có thể giao cho giáo viên chừng ấy nhiệm vụ. Trong mỗi thời kì phát triển nhân cách và trí tuệ của một học sinh, sinh viên và kể cả nghiên cứu sinh, thầy cô ở mỗi cấp học có một vai trò khác nhau. Vì thế, yêu cầu với họ cũng khác. Với một sinh viên đại học, gieo mầm nhân cách có lẽ là quá muộn nhưng dạy cho họ một phong cách làm việc chuyên nghiệp là một trong những việc cần phải làm trong thời gian đó.

Nhà văn Nguyễn Quỳnh Trang: - Tôi chỉ để ý được đến giáo viên của con trai tôi. Tôi mới cho cháu đi học và rất vui khi giáo viên của cháu không chỉ làm tốt trách nhiệm, dạy, nuôi, trông... mà còn thương yêu con tôi thực sự. Tuy nhiên, có thể nói để được vậy, mình phải có kinh tế tốt, nghĩa là gửi con vào trường với học phí cao. Các cô giáo không phải lo lắng chuyện lương bổng, dĩ nhiên là sẽ dồn tâm sức mà làm nghề.
 
 
 "NGƯỜI THẦY LÝ TƯỞNG LÀ..."


Dịch giả Nguyễn Đình Thành:
- Đó là người dạy bạn kiến thức (nếu có thể, cả cách sống), chỉ ra cách tìm đến kiến thức và là người có tư cách.

Nhà văn Nguyễn Quỳnh Trang: - Là người vừa có tài, vừa có tâm, và được hưởng lương bổng xứng đáng với khả năng của họ.

SV Lê Thành Tùng: - Đó là người dạy cho mình lẽ sống, cách sống thực tế ở đời.

  • Sơn Khê (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,