221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1246117
Thư một chiếc phong bì gửi... phụ huynh!
1
Article
null
Thư một chiếc phong bì gửi... phụ huynh!
,

Kính thưa các vị phụ huynh! Trong những ngày gần đây, khi cơn sốt vàng, đô la, bất động sản chưa nguội nhiệt, các vị phụ huynh đã “hầm hập” với một cơn sốt khác. Hãy thử lướt qua các diễn đàn, những góc công sở, hay các trang báo, xem nhiệt kế của chủ đề nào "nóng" nhất?

Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa


“Sắp đến 20/11, các mẹ mua quà gì tặng cô? Hay lại "phong bì"? Các mẹ gợi ý vụ này nhé”.

“Cách biếu quà (cụ thể là phong bì "xiền") cho thầy cô vào những ngày lễ như thế nào cho khỏi thô ạ?”

“Ai có kinh nghiệm “biếu xén” thầy cô thì chỉ cho em nha”.

Tôi - chiếc phong bì nhỏ xinh không biết đã chu du qua bao nhiêu thời gian, bao nhiêu không gian, nhưng cũng phải giật mình tự hỏi, có phải phụ huynh VN là những bậc mẹ cha “khổ” nhất thế giới? Xin liệt kê tần suất có mặt của tôi trong những ngày lễ lạt như một minh chứng:

Tháng 1-2: Tết dương, âm lịch: bánh mứt kẹo + 200 nghìn tiền lì xì cho cô, 100 nghìn tiền lì xì cho con cô.

Tháng 3: 08/03: hoa + phong bì “200”.

Tháng 4-5: 30/04 và 01/05: Vé xem ca nhạc + vé ăn “búp - phê” trị giá 500 nghìn.

Tháng 9: Trung thu: Bánh trung thu + phong bì “200”.

Tháng 10: 20/10: Hoa + phong bì “200”.

Tháng 11: 20/11: Hoa + phong bì “500”... và một số quà phát sinh khác.

Đã có lúc, tôi cũng đầy lo lắng khi thấy địa vị của mình bị chao đảo bởi các món quà khác. Thử “sợt” (search) một cụm từ “quà cho thầy cô 20/11” trên “gu-gờ” (google), quý phụ huynh sẽ hoa mắt bởi nhiều trang “tư vấn” về quà tặng với hàng trăm chiêu khuyến mãi, giảm giá từ hoa, thiệp, mỹ phẩm, quần áo, vải vóc... cho đến điện thoại, thẻ mua hàng, thẻ spa, thậm chí cả thẻ “rút tiền” với một tài khoản có sẵn.

Nhưng, cuối cùng, tôi vẫn là sự lựa chọn thông minh nhất với những bậc phụ huynh bận rộn, quanh năm suốt tháng phải đối mặt với lệ biếu xén vào những ngày lễ lạt. Có nhiều vị còn hỉ hả “đúc” 1 công thức gọn nhẹ: 20/11 = hoa + phong bì.

Công thức được phổ biến rộng rãi, khi đi vào thực tế lại được biến hóa thành hàng trăm "chiêu" khác nhau, muôn hình muôn vẻ. Có phụ huynh nhét tôi vào một chiếc túi sẫm màu cùng với đống cam, nho, táo lẫn lộn (nhưng không nhét xuống đáy vì sợ thầy cô bỏ sót, sẽ ném cả tôi lẫn chiếc túi rỗng không vào sọt).

 

Có phụ huynh lại khéo léo cuộn tròn tôi lẫn trong mảnh vải lụa mềm mại hay hộp mỹ phẩm ngát mùi hương. Đơn giản hơn, tôi nằm gọn trong một tấm bưu thiếp phủ đầy những lời chúc tốt đẹp cài bên cạnh bó hoa được phụ huynh vội vàng tặng thầy cô.

Đặc biệt, để tôi không bị ướt nhẹp khi kẹp vào hoa, người bán hàng đã cải tiến tôi thành những phong bì giấy bóng kính sặc sỡ, chống mọi sự “nhăn, ướt”. Đồng thời gây một dấu hiệu đặc biệt cho “sự chú ý” của thầy cô. Đó quả là một phát minh thông thái của con người!

Không phải bậc phụ huynh nào cũng chọn tôi là “bửu bối” cho ngày 20/11. Có nhiều vị day dứt đã lập hẳn một bảng hỏi “thăm dò”: Có nên tặng phong bì cho thầy cô trong ngày 20/11. Nhưng, đúng lúc họ “vò đầu bứt tai” giữa hai dòng nước, thì có người này, người kia rỉ tai họ những câu chuyện, đại loại:

“Mình cũng nghĩ là không nên đi cô. Nhưng mấy hôm về nghe con kể:
1. Cô chẳng đút cho con ăn (con mình ăn chậm), cô đổ đi vì hết giờ ăn.

2. Cô bảo với các bạn cấm được bạn nào “ị” ở trường.

3. Con nằm ngủ trưa chật lắm mẹ ạ.

4. Mấy lần mình đưa con đến lớp, con mình chào cô, cô chỉ bảo vào lớp đi. Không đón tay con đưa vào gì cả.

20/11 mình có đi quà cáp, hôm sau đến thái độ khác hẳn các mẹ ạ. Các cô thay nhau nói: "Con vào lớp đi, con ngoan lắm mẹ cháu ạ". Đại khái như thế, các mẹ bảo có nên đi cô không?”

Rồi thì, “trường mầm non đạt tiêu chuẩn quốc gia, phụ huynh không có phong bì, thì con cháu gửi vào không được chăm sóc: quần áo không thay cho bé, không rửa mặt mũi cho bé... lúc đón về, ôi thôi không thể nhìn ra con mình nữa...”.

Nỗi sợ bị cô bỏ bê khi con học mẫu giáo, bị cô trù úm khi con là học sinh, bị cô gây khó dễ khi con là SV đại học; sợ con mình thua kém con nhà người khác nếu mình không đi phong bì như họ, sợ đẳng cấp của mình đi sau người khác nếu tặng quà kém sành điệu hay “phong bì” kém dày hơn họ... đã khiến các vị mất ăn, mất ngủ với hàng trăm nghi vấn: Sao hôm nay cô không cười với con mình? Sao tự dưng con mình bị ghi vào sổ liên lạc nhiều thế? Sao điểm lại tụt nhiều thế? Có phải tên con mình bị ghi vào sổ đen vì đã không “đi” phong bì cô không?

Và cuối cùng, để giải thoát nỗi sợ, các vị đã chọn tôi như một cứu cánh: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.

Nhiều năm trước đây, tôi chắc rằng không ít các vị phụ huynh đã từng là những đứa trẻ lớn lên từ những mái tranh nghèo khó, đến với thầy cô trong ngày 20/11 bằng những lời ca, tiếng hát, thậm chí thấy thẹn khi muốn tặng thầy cô một món đồ.

Năm tháng qua đi, vào một buổi sáng 20/11, họ trở thành những bậc cha mẹ dấm dúi, giấu một tờ “polymer” láng bóng vào một tấm thiếp cài vào giữa bó hoa. Và đứa trẻ sẽ háo hức tặng thầy cô bó hoa với một niềm tin sáng trong, đó là bó hoa thắm tươi nhất!

Mô tả ảnh.
Nhà văn Tạ Duy Anh.
Nhà văn Tạ Duy Anh: “Phụ huynh đóng vai lái buôn”
 
 “Trọng thầy là truyền thống đạo đức cao quý, cần được giữ gìn như giữ báu vật. Nhưng hành vi biếu xén quà cáp, tặng phong bì... cho thầy cô của phụ huynh không xuất phát từ tình cảm tôn sư trọng đạo truyền thống, tôi dám chắc như vậy.
 
 Và khi những tình cảm yêu thương nó bị vật chất hoá, bị thô tục hoá, bị mục đích hoá thì thầy dưới mắt cha mẹ học sinh không khác gì một quan lại, còn cha mẹ học sinh thì đóng vai trò của những lái buôn.
 
 Có bao giờ lái buôn bước vào cửa quan lại bằng tình cảm thiêng liêng, cho dù miệng luôn nói như vậy. Những món quà khi đó trở thành những vật đổi chác lạnh lùng.
 
 Vậy mà những chuyện đó diễn ra năm này sang năm khác, thế hệ này sang thế hệ khác, suốt một đời học trò từ lớp 1 cho đến khi học đại học, và không biết sẽ kết thúc cho đến khi nào. Những đứa trẻ như vậy mà không tàn nhẫn, lạnh lùng thì mới là chuyện lạ.
 
 Khi xã hội trở nên vụ lợi, trở nên thực dụng, trở nên tàn nhẫn, tình cảm con người không còn thiêng liêng, những giá trị thiêng liêng không còn được đề cao nữa thì mọi thứ đều rẻ rúng chứ đâu chỉ tình thầy trò.
 
 Thực ra khi mà quan hệ giữa học sinh và thầy cô giáo trở thành quan hệ mua bán, tức là tôi có cái bán và anh thì phải mua thì cái việc bắt chúng nó phải coi người đó như là những bậc thầy, như những bậc cha mẹ tinh thần, thật khó mà công bằng. Làm thầy khó lắm. Nếu mà hiểu đúng chữ thầy thì làm thầy còn khó hơn là làm cha.

 

  • Sơn Khê (thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,