221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1251978
"Đo" chất lượng đại học bằng "thước cao su"?
0
Article
null
'Đo' chất lượng đại học bằng 'thước cao su'?
,

 - Bộ tiêu chuẩn kiểm định trường đại học hiện hành có 61 tiêu chí, trong đó có nhiều tiêu chí ít liên quan đến vấn đề chất lượng giáo dục, nhiều thuật ngữ sử dụng trong bộ tiêu chuẩn không chuẩn hoặc không rõ ràng, mức công nhận chất lượng mang đậm tính thoả hiệp.

Trong bài viết: "Kiểm định chất lượng trường đại học Việt Nam: Tiêu chuẩn chưa chuẩn", tác giả Song Nguyên đã phân tích những nội dung cụ thể và đặt vấn đề "liệu có phải chúng ta đang dùng một thước đo “co giãn” để đánh giá kiểm định chất lượng của các trường đại học?".

Dưới đây là nội dung bài viết. Để bạn đọc dễ theo dõi, VietNamNet chia làm 2 kỳ.

Mô tả ảnh.
Ảnh: Phạm Hải

 

Kỳ 1: Có phải thước đo “co giãn”?

Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học đầu tiên của Việt Nam (bao gồm 10 tiêu chuẩn và 53 tiêu chí cụ thể), được ban hành từ tháng 12/2004.

 Đó là thời điểm giáo dục đại học Việt Nam chuẩn bị tiếp cận với chương trình kiểm định thí điểm một số trường đại học của Việt Nam. Và bộ tiêu chuẩn này được hiểu là tạm thời.

Trong 2 năm 2006 và 2007, có 20 trường đại học đầu tiên đã được đánh giá kiểm định chất lượng theo bộ tiêu chuẩn tạm thời này.

Đến 2009, kết quả kiểm định các trường đại học ấy mới được công bố, khá lâu so với thời điểm kết thúc các đợt đánh giá ngoài.

Sau đợt triển khai thí điểm ở 20 trường đại học, công tác tổ chức kiểm định chất lượng của ngành giáo dục bước sang một giai đoạn mới.

Mọi chuyện được chính thức hoá, "tấm khiên thí điểm” không còn có hiệu lực để che chắn cho cách làm đối phó.

Tháng 11/2007, bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học mới được ban hành chính thức, cũng bao gồm 10 tiêu chuẩn nhưng có đến 61 tiêu chí, nhiều hơn so với số tiêu chí của bộ tiêu chuẩn tạm thời. Quy trình tổ chức kiểm định cũng được chuẩn hoá và ban hành chính thức.

Ở các trường, công tác kiểm định chất lượng trở thành một mảng công tác chính thức, được các trường tập trung nhân lực và điều kiện để thực hiện.

Và không ít những chuyển động tích cực ở các trường trong quá trình tổ chức công tác đảm bảo chất lượng, để đối mặt với khâu kiểm định chất lượng từ bên ngoài.

Không thể phủ nhận những chuyển biến tích cực của ngành giáo dục đại học, của các trường đại học Việt Nam kể từ khi bắt đầu khởi động công tác kiểm định chất lượng, dù rằng không phải tất cả những chuyển động tích cực ấy đã đủ để xã hội có niềm tin vững chắc hơn vào giá trị của giáo dục đại học Việt Nam.

Các trường đại học Việt Nam bắt đầu quan tâm sâu sắc hơn và có trách nhiệm hơn đến những vấn đề như sứ mạng của trường, các giá trị cốt lõi, dịch vụ cho người học, giá trị học thuật của chương trình giáo dục, các điều kiện về nguồn lực...

Dù có thể là đối phó với kiểm định chất lượng, nhưng các kết quả đối phó đó dẫu sao cũng đã tạo ra những “cú hích” có hiệu lực. Các “lỗ hổng” được nhận diện, các chương trình “vá lỗi” được thực thi…

Bức tranh giáo dục đại học Việt Nam bắt đầu được tô điểm những gam màu sáng hơn, tuy ai cũng biết bức tranh hoàn hảo về giáo dục đại học Việt Nam còn lâu nữa mới có thể hoàn thành.

Tuy nhiên, kết quả kiểm định 20 trường đầu tiên sau khi công bố đã không làm tăng niềm tin của xã hội vào các giá trị đại học Việt Nam. Thậm chí, "có điều gì đó rất khó nghĩ” khi mà cả 20 trường đều được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn, trong khi đó các ý kiến phân tích cho thấy phần lớn các trường chưa đạt nhiều yêu cầu “sống còn” về chất lượng của một trường đại học.

Kịch bản về kết quả kiểm định sẽ là sự phân biệt giữa các trường được xem là ở “trên sàn” chất lượng với những trường “dưới sàn”. Bộ tiêu chuẩn kiểm định là “thước đo” chất lượng được sử dụng để đánh giá và công nhận đạt mức chất lượng “tối thiểu” của các trường đại học. Nếu “thước đo” không chuẩn, bức tranh về kết quả đánh giá sẽ méo mó.

Đợt kiểm định 20 trường đại học đầu tiên của Việt Nam đã được thực hiện nghiêm túc, với sự giám sát của nhiều bên và có sự trợ giúp chuyên môn của chuyên gia quốc tế. Vậy mà kết quả kiểm định khi công bố lại gây ngỡ ngàng.

Câu hỏi đặt ra: “thước đo” hay “cách đo” là nguyên nhân gây ra tình trạng này?

  • Song Nguyên 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,