221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1251635
Ngô Bảo Châu học được hai kỹ năng sống về khen ngợi
1
Article
null
Ngô Bảo Châu học được hai kỹ năng sống về khen ngợi
,

- Nhận được thông tin công trình của mình lọt vào top 10 sự kiện khoa học tiêu biểu của năm - cùng với khám phá "có nước trên mặt trăng" - Ngô Bảo Châu coi đây như một chuyện vui nho nhỏ và được nhen dần lên với nhiều chia sẻ của bạn bè.

Mô tả ảnh.
"Trí nhớ vàng" - bức vẽ của họa sĩ Trần Trọng Vũ tặng Ngô Bảo Châu.
Từ những chia sẻ của bạn quen và lạ, anh cho hay, hai kỹ năng sống mà mình mất nhiều thời gian mới học được về khen ngợi.

Đó là cách khen ngợi người khác thật lòng, khen vô tư, không có ý gì ở đằng sau. Và cách tiếp nhận lời khen cũng phải trân trọng nó như một món quà nho nhỏ của cuộc sống.

"Theo cảm nhận của riêng tôi thì đây là tin vui lớn nhất từ trước đến nay của khoa học nuớc nhà. Tôi cũng hi vọng là tin vui hơn sẽ đến trong năm tới", bạn Linh chúc mừng qua blog của anh.

"Tuyệt vời quá, vui quá! Mong sao những chuyện vui nho nhỏ sẽ làm mờ nhạt đi những phiền lòng! Hòa thượng hãy nhìn kìa "water on the Moon" (nước trên mặt trăng). Cũng thật là vui, phải vậy không?" - TS Toán học Phan Thị Hà Dương cũng chia vui giản dị. "Hòa thượng" là "biệt danh" mà bạn bè thường gọi anh.

Đón nhận những lời chúc mừng của bạn bè, Ngô Bảo Châu chia sẻ: "Nhưng không nên đặt quá nhiều quan trọng vào một lời khen: không phải vì người ta khen mình một câu mà bỗng nhiên mình trở nên thông minh hơn. Nếu tin này cũng đem đến cho bạn một chút vui, một chút tự hào, thì đó là điều tôi mong muốn nhất. Nhưng tôi cũng mong các bạn giúp tôi giữ gìn nó như một cái gì mong manh dễ vỡ, kẻo cái vui nhỏ lại hóa thành một cái dềnh dàng, phiền phức".

Chương trình Langlands

Nỗ lực chứng minh bổ đề cơ bản của chương trình Langlands đã được ghi nhận với việc xướng tên trong "top 10 khám phá khoa học năm 2009".

Vậy bổ đề và chương trình Langlands là gì?

Trong lịch sử phát triển hàng ngàn năm, toán học đã được phân tách làm nhiều lĩnh vực riêng biệt bao gồm đại số, số học, hình học, giải tích, xác suất thống kê, mật mã học,v.v...

Tiếp đó tự bản thân mỗi lĩnh vực này lại không ngừng được trừu tượng hóa, tổng quát hóa, và ngày càng trở nên phong phú tới mức với mỗi lĩnh vực lại ta có thể chia nhỏ hơn nữa.

Chương trình Langlands là sự tập hợp của rất nhiều giả thuyết được đặt ra để thống nhất một số nhánh lớn và chủ đạo của toán học hiện đại, trong đó có số học, đại số (lý thuyết nhóm), và giải tích. Chương trình này được ước tính sẽ đòi hỏi công sức của nhiều thế hệ các nhà toán học làm việc liên tục trong suốt 300 năm mới có thể hoàn thành.

Kể từ khi ra đời vào năm 1979, đã có rất nhiều giả thuyết trong số này đã được chứng minh và đưa lại những hệ quả đáng kinh ngạc.

Tiêu biểu là với việc chứng minh giả thuyết về tự đẳng cấu các dạng modular vào năm 1994, nhà toán học người Anh Andrew Wiles đã đồng thời chứng minh thành công bài toán cuối cùng của Fermat, là bài toán có tuổi đời dài nhất trong lịch sử toán học thế giới (358 tuổi). Nhờ chứng minh này, Wiles đã được nhận 1 giải thưởng đặc biệt tại đại hội toán học thế giới vào năm 1998. 

Tuy nhiên, tất cả các lời giải cho các giả thuyết trong chương trình này đều dựa trên toàn bộ (hoặc trường hợp riêng) nội dung của một giả thiết có tính nền tảng.

Giả thiết này hiển nhiên tới mức người ta thống nhất gọi tên nó là Bổ đề cơ bản. Bản thân cha đẻ của chương trình, nhà toán học Canada-Mỹ Robert Langlands cùng các học trò đã chứng minh được bổ đề cơ bản trong một số trường hợp riêng quan trọng.

Vào năm 2004 GS Ngô Bảo Châu cùng thầy của mình, GS Gerard Laumon, đã chứng minh thành công bổ đề cơ bản trong trường hợp nhóm Unitary.

Đầu năm 2008, một cách độc lập với chứng minh trước, GS Ngô Bảo Châu công bố một chứng minh hoàn chỉnh cho bổ đề cơ bản trong trường hợp tổng quát cho các đại số Lie, bài báo này được viết lần đầu tiên bằng tiếng Pháp.

Sau đó, GS Châu đã chuyển tới viện nghiên cứu cấp cao Princeton và cùng các đồng nghiệp kiểm chứng tính xác thực của công trình. Sau hơn 1 năm kiểm tra, chứng minh này đã được công nhận là đúng đắn.

Một chi tiết thú vị là trong ban vận động huy chương Fields cho GS Châu, có cả Andrew Wiles cùng nhiều nhà toán học lớn khác.

Tại một seminar giới thiệu về bổ đề cơ bản tại Viện Toán học Việt Nam đầu năm 2008, khi được một sinh viên hỏi rằng nếu chứng minh bổ đề cơ bản trong trường hợp tổng quát của GS là đúng, thì hướng nghiên cứu tiếp theo của GS sẽ là gì, GS Châu đã cười và trả lời rằng “Tạm thời thì tôi cũng chưa biết sẽ nghiên cứu gì tiếp theo, nhưng có khả năng tôi sẽ về nước làm công tác đào tạo”.

  • Quốc Khánh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,