221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1255873
Sạch quá dễ mắc bệnh tim
1
Article
null
Sạch quá dễ mắc bệnh tim
,

 Các nhà khoa học vừa nghiên cứu và rút ra một kết luận bất ngờ rằng, giữ các bé sạch quá thì về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến tim của trẻ.

Theo điều tra của các nhà khoa học thì xu hướng sử dụng các loại gel diệt khuẩn ngày càng tăng lên sau khi có dịch cúm lợn lan tràn. Tuy nhiên, việc rửa tay nhiều bằng các loại nước rửa này có thể sẽ dẫn đến một số bệnh về tim mạch.

Rửa tay nhiều qua chưa chắc đã tốt
Rửa tay nhiều chưa chắc đã tốt.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này sau khi quan sát thấy mối quan hệ đặc biệt giữa những vi khuẩn bị nhiễm thời kỳ đầu của 1 đứa bé với nguy cơ mắc bệnh tim của đứa bé này ở những thời kỳ sau giai đoạn trưởng thành.

Họ phát hiện ra rằng việc giữ gìn sạch sẽ quá sẽ làm giảm sự phát triển của hệ thống miễn dịch, nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về tim mạch.

Giáo sư Thomas McDade, người chỉ đạo cuộc nghiên cứu này nói: “Trái ngược với nhiều giả định trước đó, nghiên cứu của chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng trẻ được sống trong môi trường quá sạch, quá vệ sinh trong những năm đầu đời sẽ khiến tăng khả năng bị viêm nhiễm khi thành người lớn. Điều này dẫn đến những nguy cơ mắc hàng loạt các bệnh nguy hiểm tăng nhanh".

Tại Mỹ, nhiều bậc bố mẹ cho rằng cần bảo vệ những đứa trẻ tránh xa khỏi vi khuẩn, vi trùng và các mầm bệnh bằng mọi giá. Nhưng họ không biết rằng như vậy là không tốt cho những đứa trẻ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ những người bị mắc bệnh tim mạch ở Mỹ khá lớn.

Hệ thống miễn dịch của con người được hình thành và phát triển ở môi trường đặc biệt. Trong đó, sự có mặt của một số loại vi khuẩn có vai trò rất quan trọng. Chỉ khi nào có sự tiếp xúc với các vi khuẩn này thì hệ miễn dịch mới dần được hình thành và phát triển để thực hiện chức năng bảo vệ con người trong suốt cuộc đời.

Một nghiên cứu khác đã được tiến hành từ đầu những năm 1980 với 3,327 phụ nữ có thai người Philippines. Các nhà khoa học đã theo dõi sát sao sự hình thành và phát triển của những đứa trẻ này từ khi còn nằm trong bụng mẹ đến khi chúng 22 tuổi.

Các bà mẹ sẽ liên tục được phỏng vấn về những thông tin liên quan đến mức độ vệ sinh trong chế độ ăn ở, sinh hoạt. Việc nuôi giữ các con vật nuôi trong nhà và để trẻ tiếp xúc với chúng như thế nào cũng được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm.

Họ sẽ đến kiểm tra những đứa bé này khi mới sinh ra và sau đó cứ mỗi 2 tháng trong vòng 2 năm đầu đời của đứa trẻ, các nhà khoa học sẽ đến kiểm tra và theo dõi một lần. Sau 2 năm này, thời gian kiểm tra và theo dõi định kỳ sẽ là cứ 4 hoặc 5 năm 1 lần. 

Hồ sơ của mỗi đứa trẻ sẽ được lưu giữ cùng với những số liệu về các bệnh truyền nhiễm mà chúng mắc phải cũng như mức độ tăng chiều cao, cân nặng.

Các nhà khoa học cũng so sánh về môi trường sống trong những năm đầu đời của những đứa trẻ này, và khả năng sản xuất chất CRP (C-reactive protein) của chúng đến khi lớn.

Đây là một protein do gan sản xuất và là thành phần không thể thiếu trong phản ứng của hệ miễn dịch đối với tổn thương hay nhiễm trùng. CRP tăng cùng với chứng viêm, nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim (MI, đau tim), phẫu thuật, chấn thương

Mức độ protein có trong máu cao là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về tim mạch.

Kết quả cuối cùng của cuộc nghiên cứu này cho thấy những người sớm được tiếp xúc với môi trường tự nhiên sẽ có lượng CPR trong máu thấp hơn những người thuở bé được nuôi dưỡng trong môi trường siêu sạch, siêu tiệt trùng ít nhất là 80%. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ ít gặp phải nguy cơ mắc bệnh tim hơn.

  •  Sinh Phạm (Theo Daily Mai)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,