221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1264594
Không thể dạy nổi học sinh không "đút" tiền bác sỹ
1
Article
null
Không thể dạy nổi học sinh không 'đút' tiền bác sỹ
,
- Ngành giáo dục hiện đang sôi nổi với phong trào "hai không", đã "ngăn ngừa từ bé cho học sinh ý thức "nói không với đút tiền cho bác sĩ" ra sao?
10.JPG
Khó áp đặt HS phải sống trung thực? Ảnh: An Bang
Sách dạy một đằng

Trong sách giáo khoa Đạo đức lớp 4 có bài số 9 với chủ đề "kính trọng, biết ơn người lao động". Ở bài tập, phần yêu cầu nhìn tranh đoán nghề, 1 trong 4 hình là bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân. Bài tập yêu cầu học sinh nhận biết "những người lao động trong các tranh sau đây làm nghề gì và công việc đó có ích cho xã hội như thế nào".

Nhiều giáo viên tiểu học cho biết, khi dạy học, hầu như không nghĩ tới chuyện đặt tình huống "cảm ơn bác sĩ bằng cách đưa tiền có được hay không".

Thông thường, các cô cho trò đọc truyện chính của bài học (là truyện "Buổi học đầu tiên" kể lại chuyện các bé giới thiệu nghề của bố mẹ). Sau đó, đặt 2 câu hỏi với tình huống trong truyện kể rồi làm bài tập. Kết thúc, học sinh sẽ ghi nhớ vào vở: "Cơm ăn, áo mặc, sách học và mọi của cải khác trong xã hội có được là nhờ những người lao động. Em phải kính trọng và biết ơn người lao động".

Lên cấp 2, bài học về lòng biết ơn xuất hiện trong sách "Giáo dục công dân lớp 6" (cùng với các bài về những đức tính như "siêng năng, kiên trì, tiết kiệm, lễ độ, lịch sự, tế nhị,v.v... - mỗi đức tính 1 bài).

Bài học 2 trang này gồm phần Truyện đọc, đăng bức thư của một học sinh cũ gửi thầy giáo dạy mình đã cách 20 năm. Sau đó là 2 gợi ý "vì sao học trò không quên thầy và trò đã có những việc làm, ý định gì để tỏ lòng biết ơn".

Trò lớp 6 được dạy rằng "biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước. Biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người".

Ở lớp 7, học sinh được giới thiệu các bài học về tính trung thực, lòng tự trọng.

Lên lớp 9, học sinh được tiếp cận dần với các khái niệm của luật pháp. Trong đó, bài số 15 dạy riêng về "vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân". Phần "đặt vấn đề" của bài học không còn là một câu chuyện cụ thể, mà thay bằng các tình huống như: học sinh đua xe máy, vượt đèn đỏ; N cướp dây chuyền trên đường, bà Tư vay tiền không trả nợ đúng hạn, ông Ân xây nhà cao tầng không giấy phép....Sau đó là định nghĩa các khái niệm "vi phạm pháp luật" và các kiểu vi phạm hình sự, dân sự, trách nhiệm pháp lý,v...v.

Lớp 11, khi học đến bài nói về chính sách giáo dục đào tạo, ngoài chuyện dạy HS biết được những thành tựu của ngành, giáo viên sẽ lồng ghép vào nội dung để dạy HS hiểu được các hiện tượng tiêu cực đang diễn ra như gian lận trong thi cử, quay cóp bài, photo tài liệu thu nhỏ, chụp ảnh vào máy điện thoại hay mua bán điểm, mua bán bằng cấp...không chỉ vi phạm đạo đức mà còn là "sai luật.

Người lớn làm một nẻo

Hiện tượng "đến bệnh viện phải đưa tiền túi cho y, bác sĩ đã thành "lệ" trong nếp nghĩ nhiều người. Thậm chí, hiện tượng "lệch chuẩn" này cũng được nhiều trẻ em xem là bình thường. Ở góc độ chính sách, nhiều ý kiến nêu những giải pháp "cắt bóng ma" như: tăng lương cho ngành y, vận hành thực sự hiệu quả chế độ bảo hiểm, hoặc "ngăn ngừa từ xa" bằng việc tuyển dụng sinh viên ngành y có tố chất "y đức".
Cô Nguyễn Kim Nhung, dạy Giáo dục công dân ở một trường cấp 3 của Hà Nội cho biết, những tình huống ứng xử như "đưa tiền cho bác sĩ" sẽ được giáo viên đưa ra làm ví dụ khi giảng bài. Về lý thuyết, đó là hành vi xấu cần phê phán. Thậm chí, nếu dạy ở góc độ luật pháp, nếu mức tiền đưa cho công chức lớn hơn 500.000 đồng còn được xem là "hành vi hối lộ".

Tuy nhiên, từ thực tế, cô nhận thấy, không dễ "áp lý thuyết" vào để thuyết phục học sinh.

Một lần bị cảm, cô đã vào một bệnh viên lớn trên địa bàn Hà Nội để khám. Lúc đó khoảng 16h30, cô lấy số và ngồi chờ đợi theo thứ tự. Rất lâu sau cũng đến lượt khám và xét nghiệm máu.

Khi đến phòng lấy kết quả xét nghiệm, cô chứng kiến một số bệnh nhân không cần lấy số, chỉ cần kẹp tiền vào sổ y bạ là được vào lấy máu và có kết quả sớm. Được gợi ý cách làm như vậy, cô không làm và "tiếp tục ngồi chờ theo thứ tự" thì đến 21h mới có kết quả xét nghiệm trong tay.


Trong giờ giảng Giáo dục công dân sau đó ở lớp 11, cô mang câu chuyện này chia sẻ với HS. Một số HS có bố mẹ trong ngành y tế cho rằng sự việc không đến mức như vậy. Nhiều HS khác cho rằng việc "đút" tiền cho bác sĩ để được khám nhanh là không trung thực.


Cô Nhung cho biết, việc dạy đạo đức, tính trung thực cho HS thường được lồng ghép qua các tiết học.
Nội dung bài liên quan đến vấn đề gì, chúng tôi đều lồng ghép vì quan niệm của môn Giáo dục công dân là dạy đạo đức, và tiêu chí đầu tiên là dạy trung thực", cô Nhung nói.

Cô cũng cho rằng, chỉ nên nêu những câu chuyện cho các em tham khảo, để các em nhận thức và tự có cách ứng xử trong cuộc sống. Còn áp đặt "không được như vậy" thì rất khó dù thầy cô và cha mẹ đều mong muốn.

Làm công tác chủ nhiệm lâu năm ở Trường THPT Việt Đức, Hà Nội, thầy Nguyễn Quý Xuân chia sẻ, giáo viên nào cũng dạy HS là trung thực, thật thà, hướng thiện, nhưng sự tác động của xã hội lớn hơn nhà trường rất nhiều. Chưa kể, ngoài thời gian học ở trường, học sinh còn khoảng thời gian khá nhiều sống và sinh hoạt ở gia đình.

Những giải pháp "tự cứu" của gia đình

"Qủa bóng" khi đá về gia đình cũng không dễ gì "sút cho thủng lưới".

Khi vợ sinh đứa thứ 2, vợ chồng anh Hoàng Giang ở Thanh Xuân (Hà Nội) kiên quyết không "đút" tiền cho bác sĩ. Cậu con lớn 7 tuổi thấy người ta xui bố mẹ "đút" tiền cứ ngơ ngơ ngác ngác.

"Cũng mẹ tròn con vuông, nhưng vì không cho tiền nên họ làm ẩu, khiến vợ tôi rất mệt mỏi và đau đớn. Những lần sau đó, nếu có việc phải vào viện, dù rất lúng túng, nhưng tôi cũng "đút" tiền cho mọi việc trôi chảy. Thế nên, tôi không thể bảo con mình sau này đừng làm như thế", anh Giang khẳng định.

Anh Nguyễn Hoàng Long, giáo viên một trường cấp 3 ở thành phố Bắc Giang, khi cho con đi khám bệnh "cũng vẫn đưa tiền cho bác sĩ". Lúc đầu anh rất ngượng, nhưng sợ con bị đau nên vẫn làm, và làm nhiều lần. Anh thừa nhận rằng mình không thể "áp đặt" học sinh phải sống trung thực trong trường hợp này. "Tốt nhất là tránh đừng nói đến...".

Con chị Phan Hương Thu (quận 2, TP.HCM ) thì không có "ánh mắt ngơ ngác khó hiểu" như con anh Giang. Bởi, từ lâu,chị đã chọn khám bệnh cho gia đình tại các bệnh viện quốc tế lớn. Theo chị, ngoài được hưởng các dịch vụ khám, chữa bệnh tốt, gia đình chị còn tránh được việc phải dấm dúi biếu xén cho bác sĩ.

Hơn nữa, con nhà chị còn khá thân thiện với bác sỹ, không hề sợ sệt. Mỗi lần đi khám, con bé đều chào hỏi, tự nguyện để bác sỹ khám bệnh. Thậm chí, bé còn thuộc bài đến mức bác sỹ bỏ qua bước nào là nhắc ngay.

"Khám ở các nơi có dịch vụ tốt, thái độ thân thiện, giúp bé đỡ mệt hơn và có cảm nhận về thế giới xung quanh một cách tốt đẹp", chị nói.

"Giả sử sau này lớn lên, con mình gặp trường hợp tế nhị "phải đưa tiền cho bác sĩ" để mong chữa bệnh thì mình cũng đành làm thôi. Nhưng mong tương lai, tình hình y tế của Việt Nam sẽ thay đổi tốt hơn hiện nay để đừng có những cảnh như thế diễn ra ", chị Hương nói.

  • Tam Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,