221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1264479
Cấm dạy luật, báo: Trường tư chỉ là "con ghẻ" sao?
1
Article
null
Cấm dạy luật, báo: Trường tư chỉ là 'con ghẻ' sao?
,

- "Trường ngoài công lập không đáng tin cậy và nằm ngoài tầm với của nhà nước hay sao? Tại sao lại phân biệt đối xử" giữa trường trong và trường ngoài công lập?".

Ông Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đặt câu hỏi như vậy trước dự kiến trường ngoài công lập không được dạy luật, báo chí, sư phạm.

D
Buổi thi ĐH năm 2009. Ảnh: An Bang

Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) Trần Thị Hà: Chưa có trường ngoài công lập nào mở 3 ngành này

Bà Trần Thị Hà, Ảnh: K.O
Việc ban hành thông tư quy định về điều kiện, hồ sơ mở ngành đào tạo ĐH, CĐ sẽ là bước để rà soát quá trình triển khai cơ chế "một cửa" của Bộ GD-ĐT, đồng thời giúp việc quản lý mở ngành chặt hơn.

Những điều kiện, quy trình và thủ tục mở ngành không có gì khác so với trước. Chỉ khác là, trước đây chưa có kiểm tra trực tiếp thì quy định mới sẽ giúp việc giám sát trực tiếp chi tiết hơn.

Còn quy định trường ngoài công lập không được mở các ngành sư phạm, luật và báo chí không phải là "cấm". Thực tế ,từ trước đến nay, chưa có trường ngoài công lập nào mở ba ngành đào tạo này. Do đó, thông tư ban hành sẽ là bước tổng rà soát lại quy trình, cũng như các ngành nghề đào tạo trong các trường...

Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH ngoài công lập Trần Hồng Quân: Không có cơ sở pháp lý

’GS
Ông Trần Hồng Quân. Ảnh: K.O

Tôi cho rằng, không có lý do và cơ sở gì để quy định các trường ĐH ngoài công lập không được đào tạo 3 ngành sư phạm, luật và báo chí. Dù chưa phải là quy định chính thức, nhưng dự kiến như vậy chỉ tạo sự phân biệt không đang có giữa 2 loại hình trường này. Trong khi đó, trường công và tư chỉ khác nhau về đầu tư, còn hoạt động đào tạo và đóng góp nguồn nhân lực cho xã hội là như nhau.

Trường công thì được Nhà nước bao cấp, còn trường ngoài công lập phải tự lo. Đáng ra, Nhà nước cũng phải quan tâm đầu tư một phần cho trường ngoài công lập. Bởi, sản phẩm "ra lò" từ những trường tư cũng là những công dân Việt Nam có đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ như những sinh viên ở trường "của nhà nước".

Như vậy, sự phân biệt trường công - trường tư ngày càng giảm đi mới đúng. Đằng này, lại không cho trường tư đào tạo ngành này, ngành kia là vô lý.

Chưa kể, điều này không có sơ sở về phương diện pháp lý cũng như lý lẽ để thuyết phục.

Sẽ có lập luận cho rằng, dạy luật và báo chí liên quan đến "vấn đề nhạy cảm". Nhưng cá nhân tôi cho rằng, không lẽ trường tư không đáng tin cậy? Trường tư nằm ngoài "tầm" quản lý Nhà nước hay sao? Thực tế, trường tư cũng là trường của ta, cũng nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân và đều chịu sự quản lý chung của Nhà nước. Vậy tại sao lại có sự phân biệt đối xử?

Chỉ với những ngành đặc thù như quân đội, công an thì mới cần quy định "cứng". Vì đương nhiên, các trường quân đội sẽ phải đào tạo nhân lực phục vụ cho ngành. Tương tự, ngành công an cũng vậy.

Nhưng với báo chí thì khác. Sinh viên học báo xong, có thẻ tỏa đi nhiều lĩnh vực khác chứ không hẳn chỉ công tác tại các tòa soạn báo. Và, trong các tòa soạn thực tế họ tuyển nhiều lĩnh vực khác nhau, ví như học kinh tế vẫn có thể làm báo...

Còn nếu nói chưa có trường tư nào được đào tạo báo chí là chưa chính xác. Thực tế, đã có trường tư mở ngành đào tạo về báo chí.

Do vậy, tôi khẳng định chủ trương phân biệt "công - tư" đứng về phương diện pháp lý không đúng và không thuyết phục.

Sẽ hợp lý hơn nếu nói trường ngoài công lập A hoặc B.. không đủ tiêu chuẩn đương nhiên không được phép mở bất cứ ngành đào tạo nào chứ không cứ chỉ 3 ngành đó. Và trường công lập cũng vậy, nếu không đủ tiêu chuẩn điều kiện sẽ không được phép mở ngành.

Cách đây khoảng 5 năm, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội có hồ sơ xin đào tạo Sau ĐH ngành Kinh tế. Lúc đó, Bộ không cho vì là trường ngoài công lập. Sau đó, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm có chỉ đạo cần xem xét nếu trường đủ điều kiện thì cho phép mở. Sau một thời gian đào tạo, trường đã tập hợp được nhiều GS kinh tế có uy tín...

Nói như vậy để cần nhìn nhận là quy định trường ngoài công lập không được mở các ngành luật, sư phạm và báo chí là không đúng - tôi vẫn khẳng định và nhấn mạnh quan điểm này.

Hiệu trưởng Trường ĐH Hòa Bình Đặng Ứng Vận: Không bình đẳng...

(ĐH Hòa Bình là trường tư thục mới mở năm 2009)

Mô tả ảnh.
Ông Đặng Ứng Vận. Ảnh: vnu.edu.vn
Quy định "trường ngoài công lập không được mở các ngành đào tạo sư phạm, luật và báo chí" là không hợp lý bởi các lý do: Thể hiện sự phân biệt đối xử giữa trường "công - tư" và đi ngược lại với quy định của luật. Bởi, Luật Giáo dục và chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ là không phân biệt.

Trường "công - tư" chỉ khác nhau về nguồn vốn đầu tư. Trường công được Nhà nước đầu tư, còn trường tư do tư nhân rót vốn. Do đó, phân biệt "công - tư" là không bình đẳng.

Mặt khác, Nhà nước đang khuyến khích các trường tư nâng chất lượng giáo dục đáp ứng nhu cầu xã hội. Nếu không mở 3 ngành nói trên sẽ gây khó cho trường.

Thực tế, khối doanh nghiệp tư nhân đang có nhu cầu cán bộ giỏi về luật, đồng thời có kinh nghiệm về kinh doanh và kinh tế thương mại... Nếu không cho đào tạo luật sẽ không hợp lý. Còn nếu đào tạo luật hành chính để cung ứng nguồn nhân lực các cơ quan công quyền nhà nước thì cần hạn chế. Nhưng để đào tạo nhân lực làm việc cho các doanh nghiệp tư nhân thì không nhất thiết phải quy định không cho trường tư mở đào tạo luật...

Với ngành báo chí cũng vậy. Không phải cứ được đào tạo báo chí thì mới làm được báo mà có nhiều nhà báo chuyển từ những ngành đào tạo khác sang họ vẫn làm tốt. Cần cân nhắc để rút ngắn, tạo bình đẳng giữa trường "công - tư" mới thúc đẩy xã hội phát triển.

  • Kiều Oanh (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,