221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1262653
Chuyện tình Mỹ - Trung rung lệ giảng đường
1
Article
null
Chuyện tình Mỹ - Trung rung lệ giảng đường
,

Colin Pemp, một anh chàng 27 tuổi người Mỹ, đang học tiếng Trung tại trường đại học Tô Châu, đã làm việc chăm chỉ suốt hai năm qua để hỗ trợ bạn gái mình sau tai nạn khiến cô bị bại liệt.


Mô tả ảnh.

Anh tâm sự: “Thời điểm khó khăn nhất đã qua đi, cô ấy đang khỏe hơn từng ngày. Giấc mơ của tôi là được trông thấy cô ấy đi được trở lại. Tôi biết điều đó sẽ sớm xảy ra thôi”.

Bạn gái cũ của anh là Chen Yahuan 32 tuổi, quê ở Guangxi Zhuang. Hai năm trước đây, cô làm nhân viên bán hàng cho một cửa hàng quần áo.

Tai nạn khủng khiếp bất ngờ xảy đến với Chen khi cô bước vào một quán bar với hai người bạn.

“Một chiếc xe ba bánh đã đâm vào người bạn của tôi, và đầu tôi bị đập một cú rất mạnh”, Chen hồi tưởng lại.

Ngay lập tức, Chen được mang tới bệnh viện số 1 Tô Châu để cấp cứu. Tại đây, cô đã được cá bác sỹ phẫu thuật trong suốt 3h liền và bảo toàn được mạng sống.

Tuy nhiên Chen vẫn còn một lỗ thủng 6,4 cm ở phía đầu bên phải. Cô phải nằm viện suốt 1 tháng và Pemp đã thanh toán khoản tiền viện phí mỗi ngày tới 4.000 nhân tệ cho Chen. Mỗi ngày, anh chỉ vào thăm được bạn gái của mình trong thời gian vẻn vẹn là 5 phút ngắn ngủi.

Chen bắt đầu hồi tỉnh sau một tháng hôn mê, nhưng cô đã bị liệt nửa người bên trái. Cô lại được đưa tới bệnh viện số 5 để điều trị phục hồi.

Bố Chen qua đời khi cô còn nhỏ còn mẹ thì đã đi bước nữa. Người em gái cùng mẹ khác cha của Chen chỉ kiếm được 117 nhân dân tệ mỗi tháng.

Perp tâm sự: “Tôi là người duy nhất có khả năng thanh toán các hóa đơn chữa trị cho Chen.”

Tuy vậy, ba tháng nằm viện của Chen đã khiến ví tiến của Perp dần cạn kiệt. Trong khi đó, visa của anh cũng sắp hết hạn. Perp đã phải xin visa sinh viên để tiếp tục ở lại Trung Quốc.

“Tôi đã hỏi ý kiến những người mà tôi biết. Những người làm việc ở phòng visa Tô Châu rất thông cảm, nhưng họ không thể giúp gì tôi được. Tôi đành xin visa sinh viên. Tôi không thể rời bỏ cô ấy một mình hôn mê bất tỉnh như vậy.”, Perp tiếp tục chia sẻ.

Pemp đến Trung Quốc năm 2005 sau khi tốt nghiệp bằng cử nhân ngành Lịch sử Trường ĐH California.

Ban đầu, anh làm việc tại tỉnh Sơn Tây trong một năm. Pemp quen Chen tại tiệc sinh nhật một người bạn. Họ trò chuyện với nhau và phát hiện ra là cả hai có cùng sở thích du lịch và trượt ván. Pemp và Chen đem lòng yêu nhau. Một năm sau, hai người chuyển đến Tô Châu.

Tôi đã từng đọc những câu chuyện về Tô Châu, đây thực sự là Venice của Trung Quốc nên 2 người quyết định cùng nhau đến đó, Perp cho biết.

Sau tai nạn không may của người bạn gái, anh lao vào kiếm tiền bằng công việc gia sư tiếng Anh để có thể thanh toán viện phí cho Chen.

Anh kể: "Khoảng thời gian ấy, tôi như phát điên lên. Tôi phải vừa làm việc, vừa đi học lại vừa chăm sóc Chen. May là tôi kiếm được 150 nhân dân tệ cho một giờ dạy tiếng Anh. Đó là mức lương rất lớn ở Tô Châu".

Với sự hỗ trợ của một người giúp việc, Chen có thể ngồi trong xe lăn. Nhưng Pemp không có đủ tiền để làm phẫu thuật vá lỗ thủng trên đầu Chen.

Chen tâm sự: Khi đó tôi đã quyết định chia tay với Pemp. Anh ấy cần phải sống cuộc sống riêng của mình. Anh tôn trọng quyết định của tôi và gửi tôi tới một bệnh viện ở Quảng Châu để tiếp tục điều trị phục hồi. Nhưng thực ra, tôi chỉ ở bệnh viện trong vài ngày rồi về ở cùng người em gái.

Vài tháng sau, Pemp phát hiện ra rằng Chen phải ngủ trên sàn nhà trong căn hộ bé nhỏ của người em gái. Anh nhận ra rằng việc xa rời cô thực sự là một quyết định sai lầm.

Lúc ấy, Pemp đã kiếm đủ tiền và anh đưa Chen trở lại Tô Châu làm phẫu thuật. Sau đó, Chen bình phục rất nhanh.

Pemp thuê một căn hộ cho Chen ở và hàng ngày kiên trì giúp cô tập luyện tập. Mỗi ngày anh đều đến thăm cô và giúp cô tập đi trong khoảng 1 tiếng.

Dù Pemp và Chen đã chia tay nhau, nhưng Pemp vẫn hết lòng chăm sóc cho cô.

"Cô ấy sẽ phải trở nên mạnh mẽ hơn nếu tôi không còn là người yêu của cô ấy nữa. Cô ấy đã từng ỷ lại vào tôi rất nhiều trong suốt thời gian đầu bởi vì tôi thường cáng đáng mọi thứ giúpc cô ấy. Nhưng giờ đây tự bản thân cô ấy phải tự nỗ lực luyện tập và bình phục ngày càng nhanh. Bây giờ tôi coi cô ấy như em gái”. Perp tâm sự.

Được biết anh sẽ trở lại Mỹ sau khi học xong.

Về phần mình, Chen cho biết: "Tôi đang cố gắng luyện tập chăm chỉ mỗi ngày. Tôi sử dụng một chiếc gậy để tập đi. Các bạn của tôi sẽ giúp tôi mở một cửa hàng bán quần áo sau khi tôi có thể đi lại và nói trôi chảy hơn”.

Được biết, Chen không có bảo hiểm xã hội cũng như không có đăng ký thường trú ở Tô Châu. Tuy vậy, cách đây vài tuần chính quyền Tô Châu đã cấp cho cô một khoản tiền hỗ trợ và cử một bác sỹ sẽ chăm sóc cho cô.

  • Sinh Phạm (Theo China Daily)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,