221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1264387
Con bác sĩ:Nếu mẹ "vòi" tiền bệnh nhân, em xấu hổ lắm..
1
Article
null
Con bác sĩ:Nếu mẹ 'vòi' tiền bệnh nhân, em xấu hổ lắm..
,

- Chuyện bác sĩ nhận tiền, quà bồi dưỡng của bệnh nhân đã bị xã hội lên án nhiều năm nay. Con cái của họ, những người trẻ đang trong độ tuổi hình thành và hoàn thiện về nhân cách, nói gì về hành động của bố mẹ mình?

Mô tả ảnh.
Sự quá tải của các bệnh viện công khiến người bệnh phải "lo lót" từ vòng ngoài.

Em thấy một số bệnh nhân, sau khi bố em khám thì mời bố đi ăn. Cũng có lú,c nhìn thấy bệnh nhân biếu bố bánh, kẹo hoặc rượu, còn tiền thì em không biết.

Theo cách nhìn của nhiều người, bác sĩ nhận tiền của bệnh nhân là tiêu cực. Nhưng cũng tùy theo mỗi trường hợp. Nếu bệnh nhân cảm thấy bác sĩ chữa trị cho họ tốt, tận tình thì có thể bồi dưỡng thêm. Mình không hưởng ứng nhưng cũng thấy điều này có thể chấp nhận được trong trường hợp bệnh nhân cần khám nhanh. Trường hợp bác sĩ vẫn nhận nhưng đối xử với mình không tận tình thì không được.

Có lần, ông em bị bệnh nặng phải vào viện. Bố em làm bác sĩ ở đó cũng chỉ giúp nhanh hơn được phần chuyển đến phòng khám và có thể xin chỗ nằm tốt hơn, nhưng vẫn phải "cho" thêm bác sĩ khám. Khi "bồi dưỡng" cho bác sĩ như vậy, công việc chăm sóc ông em được quan tâm hơn, chu đáo hơn. Ở đây là sự có lợi cho cả đôi bên.

Có người, thậm chí lúc vào đăng ký cũng cho "tiền" để được nhanh hơn, rồi vào sâu hơn cũng biếu thêm bác sĩ để được khám tận tình hơn. Và khi thấy bác sĩ quan tâm hơn thì bệnh nhân cũng sẽ yên tâm hơn.

Hay như học ở trường, bố mẹ đến nhà thầy giáo hỏi thăm cũng sẽ cảm thấy yên tâm hơn vì nghĩ rằng cô giáo sẽ quan tâm hơn đến con cái mình.

Nguyễn Thị Thanh Nga (quê Hà Nam, SV ĐH Ngoại thương): Khách hàng hài lòng thì trả thêm là… bình thường.

Mô tả ảnh.
Bác sĩ là nghề vất vả, nếu được bệnh nhân bồi dưỡng thêm cũng là xứng đáng?
Tôi không thể đặt mình vào tình huống “giả sử bố mẹ vòi tiền của bệnh nhân…” bởi vì chưa từng gặp tình huống đó.

Bố mẹ, chị tôi đều là bác sĩ. Mỗi ca trực đêm vừa mệt mỏi, vừa vất vả mà bố mẹ tôi hình như có chỉ được 15.000 đ gì đó. Nói chung, theo cảm nhận của mình thì bác sĩ chân chính ít khi giàu được.

Tôi nghĩ bệnh nhân sau khi khỏi bệnh mà đến cảm ơn bác sĩ thì đó cũng là điều tốt. Lúc đó, bác sĩ có nhận tiền thì cũng không vấn đề gì cả. Cái đó là “tùy tâm” của người bệnh. Còn nếu bác sĩ "vòi" tiền bệnh nhân theo kiểu nếu không đưa tiền thì không khám, hoặc khám không nhiệt tình thì mới đáng lên án.

Bố mẹ tôi thì không nhận tiền của bệnh nhân nghèo bao giờ. Nhưng những gia đình khá giả, nếu họ nhiệt tình cảm ơn thì vẫn nhận.

Đó là một dịch vụ, khách hàng hài lòng thì họ trả thêm, còn không thì thôi. Đấy là điều bình thường.

Chuyện bệnh nhân “đút” tiền cho bác sĩ là do tâm lí. Nếu bác sĩ nhận tiền của họ thì có thể ưu tiên hơn một chút, nhưng về cơ bản thì bác sĩ phải khám chữa tận tình với tất cả bệnh nhân.

Nếu có việc vào viện thì mình cũng sẽ đút tiền, vì nhỡ gặp phải y tá nào khó tính, họ tiêm đau thì “toi”.

Phan Hoàng (quê Phú Thọ, SV ĐH Công Đoàn Hà Nội): Mẹ vẫn nhận quà của bệnh nhân

Bố mẹ em làm trong bệnh viện của tỉnh nên từ nhỏ em cũng hay vào viện. Em thấy chuyện bệnh nhân biếu tiền cho bác sĩ là chuyện bình thường.

Nhưng bác sĩ "vòi" tiền bệnh nhân thì ít gặp. Hầu hết là do người bệnh chủ động đưa tiền cho bác sĩ. Vì không đưa thì họ không yên tâm. Tâm lí của họ là “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Em chưa bao giờ thấy bác sĩ từ chối nhận tiền, quà của bệnh nhân.

Em nghĩ nếu bệnh nhân “tự nguyện” bồi dưỡng cho bác sĩ thì đó là chuyện bình thường. Em thấy trước mỗi ca mổ, người nhà bệnh nhân thường đến biếu tiền và quà cho mẹ em. Mẹ thường không nhận phong bì, chỉ cầm những món quà nhỏ.

Ở phòng khám của bố mẹ, có những bệnh nhân nghèo, bố mẹ đều không nhận tiền khám của họ.

Còn nếu bác sĩ "vòi" tiền bệnh nhân thì việc đó là sai. Giả sử, bố mẹ em mà làm điều đó thì em chắc sẽ rất xấu hổ.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân cứ có thói quen “đút” tiền khi vào viện thì sẽ làm “hư” nhiều bác sĩ. Vì sẽ hình thành ở họ thói quen nhận tiền, do đó nếu ai không đưa tiền thì họ sẽ kém nhiệt tình hơn.

Nguyễn Hiếu (quê Hà Tĩnh, SV ĐH Giao thông Vận tải): Nếu mẹ mà "vòi" tiền, thì em xấu hổ lắm!

Mẹ em chỉ làm y tá ở bệnh viện điều dưỡng của tỉnh, chuyên chăm sóc các cụ già. Do đó, hầu như không có chuyện nhận tiền của bệnh nhân, mà bệnh nhân cũng chẳng “đút” tiền cho y, bác sĩ.

Còn ở các bệnh viện khác, chuyện bệnh nhân biếu tiền cho bác sĩ, theo em cũng chẳng đáng lên án lắm, vì ai mà chả muốn được chăm sóc tốt nhất. Nếu như khi vào bệnh viện công mà cũng như các trung tâm khám bệnh theo yêu cầu thì mọi việc sẽ khác.

Trong xã hội bây giờ, hầu như lĩnh vực nào cũng có chuyện đút lót, hối lộ. Tuy nhiên, giả sử mẹ em mà vòi tiền của bệnh nhân thì em cũng sẽ thấy xấu hổ lắm. Theo em hiểu, thì đó là việc đáng lên án, và không nên làm.

Còn em, nếu phải vào bệnh viện công, thì em cũng sẽ hối lộ cho bác sĩ để được khám tốt hơn.

Y tá lương 6 triệu thì chẳng ai tiêu cực’

Theo Giám đốc Bệnh viện Việt - Đức Nguyễn Tiến Quyết, "nếu lương y tá, điều dưỡng 6, 7 triệu đồng thì sướng vô cùng, chẳng ai tiêu cực".

Trước nhận định củac các chuyên gia UNDP cho rằng "tham nhũng trong y tế Việt Nam rất trầm trọng, từ chuyện "lót tay" cho bác sĩ, ông Quyết "không phủ nhận quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân có tiêu cực" nhưng cho rằng "nước nào cũng tiêu cực, là bất khả kháng... Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt".

Ông cũng đồng thời khẳng định: "Tôi đảm bảo với điều kiện ở đây các bạn sẽ không thể làm việc được như tôi".

"Các điều kiện" mà bác sĩ Quyết muốn nói là tình trạng quá tải, viện phí "rẻ mạt". Là một bác sĩ được đi đào tạo ở nước ngoài nhưng mỗi lần khám bệnh ông Quyết cũng chỉ nhận được 3.000 đồng, bằng 0,15 USD.

Lê Nhung

  • Bảo Anh - Lan Anh (ghi)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,