221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1261766
Trung Quốc tham vọng hất cẳng Anh, Mỹ để lọt top ĐH
1
Article
null
Trung Quốc tham vọng hất cẳng Anh, Mỹ để lọt top ĐH
,
Trong chuyến đi đến Anh, hiệu trường trường đại học Yale (Mỹ), giáo sư Richard Levin, nói với báo giới về sự trỗi dậy mạnh mẽ của hệ thống giáo dục châu Á, đặc biệt là của Trung Quốc.

Mô tả ảnh.
Trường ĐH Thanh Hoa
Theo ông, những trường đại học hàng đầu của nước này sớm có thể là đối thủ đáng gờm của các trường đại học Oxford và Cambridge cũng như của Ivy League (nhóm các trường đại học hàng đầu của Mỹ). Thậm chí ông còn tiên đoán rằng chỉ trong vòng 25 năm nữa, sẽ có nhiều trường của Trung Quốc lọt vào top 10 các trường đại học danh tiếng nhất thế giới. Chính vì vậy nó sẽ “hất cẳng” không ít các trường hiện vẫn đang tại vị ở các thứ hạng này.

Ở thời điểm hiện tại, các trường đại học của Anh vẫn đang chiếm ưu thế trong top này này. Cambridge, xếp thứ 2 sau Harvard, Đại học UCL (University College London) đứng thứ 4, Oxford và Imperial College London đồng hạng ở vị trí thứ 5. Những trường còn lại trong top 15 đều là những trường của Mỹ. Trường đại học của Trung Quốc được xếp hạng cao nhất là trường ĐH Thanh Hoa, nắm giữ vị trí 49.
Bơm tiền để vượt Oxford

Tuy nhiên, hiện nay, Chính phủ Trung Quốc đã bơm hàng tỉ nhân dân tệ, ít nhất là 1.5% GDP của nước này để đầu tư cho các trường đại học, học viện với mục tiêu là nâng cao chất lượng các trường này và đưa các trường này vào top các trường đại học danh tiếng thế giới.

Levin cho rằng: Trung Quốc và Ấn Độ đang cố gắng nâng tầm của mình trong hệ thống các trường đại học hàng đầu thế giới. Đây là một kế hoạch táo bạo, nhưng Trung Quốc với ý chí mạnh mẽ và khát khao cháy bỏng, cộng với những phương sách hiệu quả, họ hoàn toàn có khả năng biến ước mơ đó thành hiện thực.
Nước này đã xây dựng được khu liên hợp các trường đại học có quy mô rộng lớn nhất thế giới chỉ trong vòng một thập kỷ. Và cũng chỉ trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã tăng gấp đôi số lượng các trường đại học cao đẳng từ 1,022 đến 2,263 trường.
Năm 1997, Trung Quốc chỉ có 1 triệu sinh viên, nhưng hiện nay con số đó đã lên tới hơn 5 triệu. Số lượng sinh viên Trung Quốc được nhận học bổng tại các trường đại học ở Mỹ và Anh quay trở về hương cũng đang ngày càng tăng cao.
Anh lo ngại tụt hạng

Trong khi hệ thống giáo dục Trung Quốc đang được đầu tư và phát triển mạnh mẽ thì các trường đại học của Anh lại đang bị chính phủ cắt giảm đầu tư 950 triệu bảng trong vòng 3 năm tới. Điều này khiến những nhà lãnh đạo của các trường lo sợ rằng họ có nguy cơ không giữ vững được vị trí của mình trong bảng xếp hạng.

Bình luận về sự cắt giảm này, ông Levin nói rằng nó có thể là một điều đáng xấu hổ nếu chính phủ Anh không nhìn nhận và đánh giá đúng về địa vị của Oxford và Cambridge. Ông chỉ ra rằng Harvard và Yale đã mất đến hàng thế kỷ mới có thể trở thành đối thủ của Oxford và Cambridge.

Nói về các trường đại học Trung Quốc, giáo sư cũng chỉ ra những vấn đề còn tồn đọng. Đó là hiện nay các trường đại học Trung Quốc vẫn chưa hấp dẫn các sinh viên du học bằng Mỹ và Anh. Nguyên nhân do hệ thống giáo dục của nước này còn thiếu sự phóng khoáng trong quan điểm, tư tưởng, cũng như chưa chú trọng vào việc xây dựng và bồi dưỡng tư duy phê phán.

“Để được đứng trong hàng ngũ các trường đại học danh tiếng thế giới, chương trình giảng dạy của Trung Quốc cần mở rộng hơn, phóng khoáng, tự do hơn, không nên quá chú trọng vào các vấn đề liên quan đến chính trị, tư tưởng như hiện tại”, giáo sư cho biết.

Ông cũng nói thêm rằng: Tôi không nhìn sự trỗi dậy của các trường đại học châu Á như là một mối đe doạ. Sự cạnh tranh trong giáo dục là một cuộc chơi có tính tích cực, lành mạnh. Sự phát triển chất lượng của giáo dục trên khắp thế giới sẽ sản sinh ra những công dân toàn cầu cũng có chất lượng tốt hơn.
  • Sinh Phạm (Theo Guardian)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,