221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1267125
Kiến nghị chính phủ không viết tắt GDP để ngừa đồng hóa
1
Article
null
Kiến nghị chính phủ không viết tắt GDP để ngừa đồng hóa
,

Trước hiện tượng ngày càng nhiều ấn phẩm xuất bản sử dụng nhiều ngôn ngữ lai tạp Anh, Trung lẫn lộn, ông Huang Youyi, giám đốc tập đoàn xuất bản quốc tế Trung Quốc đã cảnh báo rằng cần phải thực hiện những biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự xâm nhập của tiếng Anh và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Hoa.

TIN LIÊN QUAN

Mô tả ảnh.

Ông nhấn mạnh: Nếu chúng ta không chú trọng và tiến hành những biện pháp kịp thời để chặn lại quá trình lai tạp ngày càng phổ biến giữa tiếng Trung và tiếng Anh thì chỉ trong vòng hai năm nữa, tiếng Trung sẽ không còn là thứ ngôn ngữ thuần khiết.

Được biết, ông Huang Youyi cũng là thành viên của ủy ban quốc gia hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc (CPPCC) đồng thời là Tổng thư ký Hiệp hội dịch thuật Trung Hoa.

Bởi vậy sự nhận thức của ông về vấn đề này càng trở nên rõ nét và sâu sắc. Ông tiếp tục cảnh báo về mối nguy hiểm lớn nhất có thể xảy đến nếu quá trình lai tạp này vẫn tiếp tục diễn ra là văn hóa Trung Quốc sẽ ngày càng bị loãng và bị đồng hóa dần dần.

“Tiếng Trung đang đứng trước nguy cơ mất đi vai trò là một hệ thống ngôn ngữ độc lập trong việc truyền tải thông tin và diễn đạt những suy nghĩ, cảm giác của con người”.

Ông Huang lấy ví dụ về một số trường hợp phổ biến tại Trung Quốc mà những từ tiếng Anh thường xen lẫn trong những tờ báo hoặc những cuộc trò chuyện. Đó là những cụm từ viết tắt từ Tiếng Anh như GDP (gross domestic product - Tổng sản phẩm quốc nội), CEO (chief executive officer - Giám đốc điều hành), CPI (consumer price index - Chỉ số giá tiêu dùng).

Ngoài ra, còn rất nhiều những cụm từ thuật ngữ kỹ thuật, những tên riêng hoặc tên những địa chỉ, công ty được viết bằng tiếng Anh thường xuyên được xuất hiện trên mặt báo hoặc những sách, tạp chí in khác.

Ông so sánh: “Bạn hiếm khi thấy những từ tiếng Trung trên bất cứ một bài báo tiếng Anh nào. Thay vì sử dụng từ gốc của chúng ta, họ đã thay bằng những từ phiên âm chữ cái La tinh, kể cả là tên riêng. Tôi không phản đối việc ta mượn một số từ ngoại ngữ như tiếng Anh. Tuy nhiên, chúng phải được dịch sang tiếng bản ngữ của chúng ta về mặt phát âm hoặc ngữ nghĩa. Chẳng nhẽ người Trung Quốc lại phải học tiếng Anh để có thể hiểu được những gì họ đọc hay sao".

Trong bản kiến nghị gửi tới kỳ họp thường niên của Ủy ban quốc gia Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc, ông Hoang đã nêu ra ba đề xuất về việc ngăn chặn “mối nguy hiểm đối với tiếng Trung”.

Thứ nhất, tất cả những văn kiện, tài liệu hoặc bài diễn thuyết của các cơ quan hàng đầu chính phủ nên viết hoàn toàn bằng tiếng Trung thuần khiết, không lai tạp những từ như viết tắt của tiếng Anh như GDP. WTO hay CPI.

Thứ hai, nên thiết lập một điều luật hay một quy định để hướng dẫn chỉ đạo các thức sử dụng những từ ngoại ngữ trong các ấn phẩm xuất bản.

Thứ ba, ủy ban dịch thuật quốc gia nên dịch những tên riêng hoặc những thuật ngữ kỹ thuật nước ngoài. Sau đó, tập hợp chúng lại và công bố rộng rãi trên 1 website để công chúng được biết và sử dụng một cách thống nhất.

Ông Huang cũng nhận thức được rõ một điều là hiện nay ngày càng có nhiều người chuộng cách nói trộn lẫn ngôn ngữ tây ta.

Nhưng ông vẫn nhất quyết cho rằng: Một số người dân sai lầm khi nghĩ rằng sử dụng từ ngoại ngữ là thể hiện sự cởi mởi và có tinh thần quốc tế.

"Thay vì mượn tiếng nước ngoài, chúng ta nên tự tin sử dụng ngôn ngữ riêng của chúng ta. Bạn không thế trông đợi người khác nể trọng bạn trừ khi bạn phải nể trọng chính bản thân mình trước. Và ngôn ngữ cùng vậy. Hãy tôn trọng ngôn ngữ dân tộc, thứ ngôn ngữ của chính bạn" - ông nói.

Cũng theo ông Huang thì tiếng Trung được coi là một trong những thứ tiếng cổ nhất và đang là tiếng nói chính của 1.3 tỷ dân Trung Quốc. Ngoài ra nó cũng đã được Liên đoàn dịch thuật quốc tế (FIT) xác định là thứ ngôn ngữ ít bị pha tạp nhất, đồng thời cũng không được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở nhiều nơi không có cộng đồng người Hoa sinh sống.

Tuy nhiên, cuộc tranh cãi về vấn đề này vẫn còn rất sôi nổi. Bên cạnh quan điểm cho rằng mỗi quốc gia đều nên bảo bệ sự thuần khiết của ngôn ngữ dân tộc, thì có những ý kiến của một số chuyên gia khác lại nêu ra là sự tách biệt có tính độc đoán và bảo thủ này là không thực tiễn hoặc không cần thiết.

Ông Cai, giám đốc của nhà xuất bản nghiên cứu và đào tạo ngoại ngữ cũng đồng ý rằng các ấn phẩm chính thức nên cố gắng sử dụng tiếng Trung thuần khiết ở mức độ nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, đối với những sự kiện không chính thức hoặc trong công việc, giao tiếp thì mọi người cũng nên được thoải mái hơn.

Ông cho biết: “Tôi hiểu rằng, việc lo lắng văn hóa và ngôn ngữ bị đồng hóa cùng với quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ là hoàn toàn có cơ sở. Và quả thật là nó đang diễn ra theo xu hướng như vậy. Nhưng tôi nghĩ mọi người dân, thậm chí cả những nhà viết sách nên được tự do quyết định sự lựa chọn của họ. Vấn đề này có thể còn gây nhiều tranh cãi, nhưng ngôn ngữ có sức sống riêng của nó. Tiếng Trung mà chúng ta sử dụng ngày hôm nay cũng là một sản phẩm của sự phát triển mang tính lịch sử. Trong quá trình đó, cũng có những giai đoạn ngôn ngữ bản địa của chúng ta đã du nhập và đồng hóa với ngôn ngữ ngoại lai. Bởi vậy chúng ta nên tin tưởng vào sự tồn tại vững chắc và sức sống mạnh mẽ của nó”.

  • Sinh Phạm (Theo China Daily)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,