221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1269079
Dạy Hoài Thương để kết nối yêu thương
1
Article
null
Dạy Hoài Thương để kết nối yêu thương
,
Những giọt nước mắt đã rơi khi thước phim chiếu cảnh cô giáo Đinh Thị Lan – bế em học sinh 14 tuổi bị dị tật toàn thân, ra khỏi chiếc xe lăn trong tiếng vỗ tay thân thiện của các em nhỏ.

Để bế được Thương ra khỏi chiếc xe đẩy ấy, cô Lan đã phải tập đi tập lại nhiều lần. Bởi vì “chạm vào người em thật khó, toàn thân em mềm và yếu ớt, luồn tay không đúng chiều sẽ khiến em đau”.
Trong buổi lễ tuyên dương giáo viên dạy giỏi khuyết tật toàn quốc lần thứ 2 diễn ra cuối tuần qua, hàng trăm câu chuyện cảm động về tình thầy trò như thế này được chia sẻ đã làm cả khán phòng rúng động.
TIN LIÊN QUAN

Mô tả ảnh.
Cô Định Thị Lan.
Ảnh: Dân Trí

Em Phạm Thị Hoài Thương là trẻ khuyết tật vận động vào học lớp 3 trường tiểu học Cao Xanh, Hạ Long, Quảng Ninh khi đã 13 tuổi.

Cơ thể em dị dạng, mềm oặt, rúm ró như một đứa trẻ lên năm với hai hoạt động chính là nằm và ngồi, còn lại mọi chuyện vệ sinh ăn uống đều do ông bà nội già yếu và người mẹ bán nước ven đường lo giúp.

Em trai Thương là một phiên bản giống chị, vì bố và ông nội em, đều là những chiến sĩ đã dính chất độc da cam trong kháng chiến chống Mỹ.

“Thương sẽ học ở lớp nào? Cô giáo nào sẽ thực sự yêu thương, tập thể lớp nào sẽ đồng cảm và giúp đỡ em học sinh tật nguyền này”?

Bao nhiêu trăn trở đổ lên đầu ban giám hiệu trường tiểu học Cao Xanh cho đến khi cô giáo Đinh Thi Lan tự nguyện xin nhà trường cho Thương về học lớp 3A2 do cô làm chủ nhiệm.

Trong sổ lưu niệm của mình, cô Lan vẫn giữ những bức tranh đầu tiên Thương vẽ khi cô đến thăm gia đình em. Những bức tranh không màu sắc, nét vẽ nguyệch ngoạc về một ngôi nhà, một vườn rau… nhưng chất đầy những khát khao và mơ ước giản dị. Nói chuyện với Thương, cô càng ngạc nhiên về những suy nghĩ bình thường, thậm chí còn sâu sắc hơn so với bạn bè cùng trang lứa.

Buổi đầu tiên Thương đến lớp, 32 học sinh lớp 3A và cô giáo chủ nhiệm xuống tận bậc cầu thang tặng hoa, vỗ tay chào đón sự xuất hiện của người bạn đặc biệt.

Trước đó, cô Lan đã nhiều lần tâm sự với những học sinh khác về hoàn cảnh của Thương để tránh sự kỳ thị, trêu trọc. Chỉ sau ngày Thương đến trường, học sinh lớp này đã tự họp bàn chia nhóm đưa Thương đi học, nhóm giúp Thương tập viết, làm toán, nhóm kể chuyện, dạy hát cho Thương.

Cô Lan rưng rưng vì nhận ra sự xuất hiện của Thương đã khiến các học sinh của cô sống có trách nhiệm, biết yêu thương hơn.

Luyện đọc, luyện viết, học làm toán… đối với trẻ bình thường đã là một nhiệm vụ khó. Với những đứa trẻ khuyết tật nặng nề như Thương, thì đó là cả một cuộc chiến của cả cô lẫn trò. Cô Lan đã bật khóc khi nhớ lại hình ảnh lần đầu tiên tập viết của Thương. “ Trên chiếc bàn đặc biệt, em đã phải tỳ cằm và toàn thân mình vào mép bàn mới viết được những nét chữ run rẩy. Để hoàn thành được một nét chữ, cánh tay trái của em lại rung lên vì đau đớn. Em cắn răng chịu đựng….”

Cô lên ngay kế hoạch dạy Thương tập viết trong vòng 4 tháng, bắt đầu từ việc chỉnh độ cao, độ rộng của những nét chữ chưa chuẩn, cho đến rèn kĩ thuật nối chữ, luyện chữ nghiêng.. Có những lúc tay Thương đau, cô đến bên xoa tay, động viên. Mỗi giờ giải lao, cô đều nán lại giúp em hoàn thành bài viết.

Sau những nhẫn nại của cô và trò, Thương được chọn vào đội tuyển trường dự thi viết chữ đẹp cấp thành phố. Cô Lan đã lặn lội tìm mua và tỷ mẩn mài những ngòi bút phù hợp với tư thế viết bằng tay trái của Thương. Kết quả, Thương đã đạt giải đặc biệt trong kỳ thi “Viết chữ và trình bày bài đẹp cấp thành phố”, “Viết chữ và trình bày bài đẹp cấp Tỉnh”, HS giỏi năm học 2008-2009.

“Mẹ em năm nay 26 tuổi, mẹ bán nước hàng ngày, dù mưa hay nắng, mẹ đều phải đi làm. Ngoài giờ đi àm về, mẹ còn lo cơm nước và tắm rửa cho hai chị em em. Khi em ốm, mẹ sờ tay lên trán em xem em có sốt không? Thỉnh thoảng, mẹ lại hỏi:” Con cố mệ lắm không? Mẹ nấu cháo cho con ăn nhé? Bố em khuất núi đã lâu nên mọi việc trong gia đình đều đè nặng lên đôi vai gày yếu của mẹ”…

Một đứa trẻ tật nguyền, dị dạng, dúm ró vốn bị người đời coi như những bộ óc thiểu năng đã viết một bài văn về mẹ bằng những cảm xúc sáng trong và sâu sắc đến vậy. Cô Đinh Thị Lan luôn tự hỏi mình: Điều gì đã giúp Thương có những suy nghĩa, cảm xúc chân thật đến thế? Và cô tự tìm câu trả lời cho mình: Tôi đã hiểu ẩn sâu trong tâm hồn cô học trò nhỏ khuyết tật kia là cả một thế giới rộng lớn, ấp ủ đầy ước mơ, bên trong tấm thân yếu ớt là một niềm đam mê, nghị lực, ý chí mạnh mẽ…

  • Sơn Khê
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,