221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1268011
Sau clip đánh nhau, Bộ GD đổi cách tôn vinh thầy giáo
1
Article
null
Sau clip đánh nhau, Bộ GD đổi cách tôn vinh thầy giáo
,

- Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, qua nhiều sự việc, ngành GD-ĐT nhận ra, lâu nay hầu như chỉ mới quan tâm khen thưởng giáo viên khi họ có nhiều học sinh đoạt giải.

TIN LIÊN QUAN

"Không thể đổ hết lỗi cho ngành giáo dục"

Dù chưa xem clip nữ sinh đánh hội đồng xôn xao dư luận những ngày qua, ông Hiển "không ngờ và không thể hình dung ra "học sinh nữ có thể đánh nhau đến mức độ đáng sợ như vậy. Tuy nhiên, trách nhiệm của những hành vi này không thể đổ hết lỗi cho ngành giáo dục được mà đó là trách nhiệm của nhiều phía, đặc biệt là phía gia đình".

Trả lời câu hỏi có phải trách nhiệm chính trước hiện tượng đạo đức xuống cấp của nhiều học sinh là ở nhà trường, đặc biệt là vai trò của giáo viên chủ nhiệm, ông nói:

"Về mặt xã hội thì nhà trường và đoàn thanh niên chịu trách nhiệm chứ không thể nói cả hệ thống giáo dục như thế được. Vai trò nhà trường cũng quan trọng nhưng không thể thay thế gia đình được. Mỗi bên có đặc trưng, thế mạnh riêng. Nhà trường có thế mạnh về giáo dục nhận thức, thông qua nhận thức thì tác động tới tình cảm nhưng nhà trường không thể nào gần gũi hiểu sâu được từng cá nhân học sinh, có tác động một cách tình cảm liên tục như gia đình được".

Mô tả ảnh.
Học sinh sẽ được "xốc" lại giáo dục đạo đức.
(Ảnh minh họa: Bảo Anh)

Còn ông Nguyễn Thành Kỳ, Trưởng phòng Giáo dục trung học (Sở GD-ĐT Hà Nội) cũng vừa xem clip sau khi đi công tác xa về.

"Trước đây, các trường đã triển khai rất nhiều nội dung giáo dục đạo đức HS qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, giờ giáo dục công dân, hoạt động tập thể.... Nhưng tuổi các em đang lớn, diễn biến tâm lý rất phức tạp nên công tác giáo dục đức dục chắc chắn phải bằng nhiều con đường và có sự phối hợp nhịp nhàng từ nhiều phía" - ông nói với VietNamNet.

Thay đổi cách tôn vinh giáo viên?

Tuy nhiên, người có trách nhiệm phụ trách mảng giáo dục phổ thông của Bộ GD-ĐT cũng thấy rằng, qua nhiều sự việc, ngành GD-ĐT nhận ra, lâu nay hầu như chỉ mới quan tâm khen thưởng giáo viên khi họ có nhiều học sinh đoạt giải.

Trao đổi với Dân Trí, ông Hiển cho hay, quan niệm này cần phải thay đổi khi đề cao giáo dục toàn diện, cần phải tôn vinh giáo viên giỏi trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó có công tác chủ nhiệm lớp.

Trả lời câu hỏi "qua vụ việc này, một số ngành chức năng tham gia giải quyết nhận xét có hiện tượng giáo viên chủ nhiệm không biết được gia đình học sinh như thế nào, hay việc HS bỏ học nhà trường và cả gia đình không quản lý được", ông Nguyễn Thành Kỳ cho rằng:

"Giáo viên chủ nhiệm chủ yếu quan hệ với gia đình học sinh qua các cuộc họp phụ huynh của năm học. Không phải giáo viên nào cũng có có thể dành thì giờ đi thăm học sinh.

Phần nữa, phương tiện liên lạc sẵn có, nếu cần có thể gọi điện. Tuy nhiên, thông tin khách quan hay không thì chưa chắc giáo viên đã nhận được sự phối hợp nhịp nhàng của gia đình".

Ông Kỳ cũng cho biết một thực tế, nhiều giáo viên còn không kịp biết chuyện.

"Có thể vì nhiều vấn đề, nhiều công việc nên họ không có thời gian quan tâm đến chuyện đó. Thứ nữa, điều kiện kỹ thuật, nhiều giáo viên không có khả năng tìm thông tin trên internet nên khi biết tin thì đã muộn".

Hiệu trưởng Trường THPT bán công Đống Đa (Hà Nội) Trần Thị Thanh Hà cho biết, cứ 2 lần 1 năm, tổ chức lấy ý kiến của HS về nhà trường.

Kết quả cho thấy,mối quan tâm lớn nhất của HS là tình cảm của thầy cô đặt vào bài giảng, cần phải có sự gần gũi với trò.

Cô Hà nói rõ, nhiều giáo viên dạy rất giỏi nhưng lại không nhận được sự yêu mến của HS và bị nhận xét là xa cách, thầy còn cầm chừng. Nhưng lại có những thầy cô dạy chưa giỏi lại nhận được sự tin tưởng của HS nhờ sự tận tâm với lớp.

Lại giải quyết bằng dạy "kỹ năng sống"?

Ông Kỳ khẳng định, chắc chắn clip là sự kiện để buộc nhà trường và xã hội có sự suy nghĩ nghiêm túc để hạn chế và dần dần xóa bỏ những chuyện như vậy.

"Thực tế "công tác giáo dục đạo đức học sinh rất khó khăn vì các em khác thế hệ trước rất nhiều. Các em bây giờ được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin trên phim ảnh, sách báo, internet nên bị ảnh hưởng từ cách học tập, ứng xử" - Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phân trần.

Được biết, ngành giáo dục hiện đang xây dựng, chương trình Kỹ năng sống để đưa vào dạy tích hợp nhiều môn học và hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Ngoài ra, còn giao cho Viện Giáo dục Việt Nam xây dựng đề tài đưa giáo dục Kỹ năng sống vào trường học và triển khai đại trà từ sau năm 2010.

"Nhà trường bây giờ không thể đứng độc lập cần có sự phối hợp, liên kết với nhiều ngành khác thì mới giáo dục học sinh tốt hơn được" - Thứ trưởng Hiển đề nghị.

  • Bảo Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,