221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1266014
Trò chuyện với "ông chủ" 12.000 nhà tương lai học
1
Article
null
Trò chuyện với 'ông chủ' 12.000 nhà tương lai học
,

- Tương lai sẽ ra sao và "chúng ta phải đáp lại nó như thế nào" là câu chuyện thú vị mà TS Michael Jackson, Chủ tịch Tập đoàn Shaping Tomorrow (Anh) đã chia sẻ với VietNamNet.

Ngày 23/3 tới, Trường ĐH Giáo dục, thuộc ĐHQG Hà Nội tổ chức một hội thảo khá lạ với nội dung bàn chuyện dạy về giáo dục tương lai. TS Michael Jackson, Chủ tịch Tập đoàn Shaping Tomorrow (Anh) được mời đến với vai trò diễn giả. Ông là nhà quản lí doanh nghiệp - người sáng lập website về "kiến tạo tương lai" - nơi hội tụ 12.000 các nhà nghiên cứu Tương lai học trên toàn thế giới để nghiên cứu và dự báo tương lai của các nền kinh tế, các tiến bộ khoa học kĩ thuật, văn hóa, xã hội, môi trường và giáo dục trong vòng vài thập kỉ tới.

dtd.jpg
HS Trường Tiểu học Dịch Vọng A (Hà Nội) trong lễ khai giảng năm học. Ảnh: Phạm Hải

Ai phớt lờ sự thay đổi thì sẽ bị cơn bão đổi thay quét đi

Thưa ông, Khoa học Giáo dục Tương lai là gì? Nó có tầm quan trọng như thế nào đối với sự phát triển giáo dục của một đất nước?

TS. Michael Jackson: Trong thế giới có nhiều biến đổi, nhiều bất định và sự gia tăng của việc cạnh tranh toàn cầu, một tổ chức có được một cái nhìn chiến lược mới mẻ, sắc sảo và thực tế thông qua việc cảnh báo sớm những xu thế thay đổi giúp họ ra quyết định tốt hơn, giúp họ quản lí sáng tạo và kiểm soát được các rủi ro làm cho tổ chức có được các lợi thế cạnh tranh.

Ở cấp độ cá nhân, những người có tư duy đi trước thời đại sẽ có được nhiều lợi thế hơn những người không có được tư duy đó. Nếu tăng cường tối đa các cơ hội dự báo giáo dục thì Việt Nam chắc chắn sẽ gia tăng vị trí của mình trong thế giới ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, kĩ thuật và xã hội.

Có được các năng lực dự báo chiến lược cho sự phát triển của giáo dục Việt Nam là vô cùng quan trọng tạo ra những thay đổi mà chúng ta chờ đợi trong vòng 25 năm tới.

Ví dụ như, nền công nghiệp truyền thông đang phải chịu các mối đe dọa lớn của truyền thông kĩ thuật số. Vì vậy, có thể thấy, các nền công nghiệp trong lĩnh vực giáo dục và y tế sẽ trải qua những biến đổi lớn tương tự trong những năm tới.

Những ai chuẩn bị tốt để thay đổi sẽ thành công, còn những ai không có sự chuẩn bị hay phớt lờ sự thay đổi thì cơn bão thay đổi sẽ quét họ đi".

Thưa TS, trong chương trình hội thảo, ông sẽ nói về tư duy chiến lược và các phương pháp dự báo tương lai. Ông nghĩ gì về sự khác biệt giữa tư duy của người phương Tây và người phương Đông? Ví dụ như là, người phương Tây thường tư duy logic trong khi đó người phương Đông tư duy tổng thể...

TS. Michael Jackson: Ồ điều đó khá đúng! Vì người phương Tây thường dự báo dựa trên các kinh nghiệm quá khứ, logic và đưa ra các lựa chọn chiến lược lâu dài trong khi người Phương Đông thì luôn suy nghĩ về các lựa chọn “cứng” và “mềm”, cho rằng, tương lai không thể nhìn thấy trước và đưa ra các quyết định dựa trên trực giác”.

Ông có thấy rằng sẽ có những khó khăn khi áp dụng các phương pháp dự báo của mình vào Việt Nam không?

TS. Michael Jackson: Chúng ta nói về dự báo chứ không phải là tiên đoán. Thay cho việc tiên đoán, sẽ sử dụng trí tuệ để nghiên cứu, phân tích môi trường giúp cho tổ chức thử nghiệm và điều chỉnh khi hoàn cảnh có sự thay đổi.

Xem xét các xu hướng trong quá khứ cũng có lợi, nhưng xu thế chỉ là xu thế. Nó chỉ có tác dụng khi nói về các mức độ bất định của sự thay đổi.

Chúng tôi giúp mọi người xây dựng các kịch bản và sử dụng các phương pháp khác nhau để khám phá cơ hội cho việc đánh giá lâu dài hơn.

Mục đích của các phương pháp này là giúp khách hàng mở rộng khả năng tư duy về những gì có thể xảy ra trong tương lai và chuẩn bị tốt hơn cho mỗi sự kiện hơn là việc lựa chọn và theo đuổi một cách mù quáng.

Đặt câu hỏi về tương lai "Nếu điều đó xảy ra trong tương lai?” và xác định “Chúng ta phải làm gì với nó” là hết sức quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của tổ chức trong tương lai.

Ví dụ, ‘Tương lai của giáo dục Việt Nam sẽ ra sao?”, và “Chúng ta đáp lại nó như thế nào?” là những câu hỏi tôi dự kiến đặt ra khi trao đổi với các đồng nghiệp Việt Nam.

"Hài lòng nhất chính là cái tôi không hài lòng nhất"

Ông cũng dùng bói toán để tiên đoán tương lai chứ?

TS. Michael Jackson: Không! Chúng tôi không sử dụng phương pháp này. Khách hàng của chúng tôi không sử dụng phương pháp này bất kì ở đâu, kể cả ở châu Á. Chúng tôi không sử dụng phương pháp bói toán để phục vụ khách hàng của mình từ khi có dịch vụ dự báo vào năm 2002.

Trong công việc của một nhà tương lai học, ông đã có tiên đoán nào làm mình cảm thấy hài lòng nhất? Ông có thể kể cho chúng tôi về ảnh hưởng của tiên đoán đó không?

TS. Michael Jackson: Công việc của tôi không phải là tiên đoán tương lai mà giúp người khác nhìn thấy những khả năng khác nhau của tương lai, khám phá và lựa chọn khả năng tốt nhất cho tổ chức của mình.

Tuy nhiên, vì bạn hỏi câu hỏi này nên tôi phải nói rằng, cái làm tôi hài lòng nhất chính là cái tôi không hài lòng nhất.

"Hài lòng nhất" vì điều tôi nhìn thấy về cuộc khủng hoảng các dịch vụ tài chính toàn cầu vào thời gian tôi làm việc ở ngân hàng năm 1997 đã trở thành sự thật.

Tôi cảm thấy "ít hài lòng nhất" bởi vì cuộc khủng hoảng đó đã xảy ra. Lời bình luận của tôi lúc ấy là “Các khoản nợ khó đòi sẽ kết thúc bằng nước mắt”.

Tôi từ chối tham gia vào thị trường này vì tôi cảm nhận về điều đó. Từ bỏ công việc ở ngân hàng, tôi tiếp tục theo dõi vấn đề này trong mười năm sau và điều tôi dự đoán đã được khẳng định vì vào đầu năm 2004, sự sụp đổ này của nhà băng đã diễn ra rất nhanh chóng và tôi ước gì mình đã dự báo sai.

Sự kiện này cũng đã được nhiều người chứng kiến. Không chỉ có tôi mà người ta đã thông báo về vấn đề này trước khi sự việc xảy ra. Những ai có được sự cảm nhận sớm, giúp họ nhìn thấy và chuẩn bị cho tương lai, cho những điều bất ngờ sẽ xảy ra tốt hơn những người không có may mắn này.

"Phần còn lại là công việc của lịch sử"

Tình hình kinh tế và chính trị của thế giới biến đổi rất nhanh trong thế kỉ này. Người ta nói rằng, rất khó để tiên đoán tương lai. Là nhà tương lai học, ông làm gì để có thể tiên đoán chính xác?

IL0U7569.jpg
Ảnh: Phạm Hải.

TS. Michael Jackson: “Ồ! Tôi nói rằng, mình không tiên đoán. Những gì chúng tôi làm là: t

heo dõi các thay đổi diễn ra ngày này qua ngày khác; giúp mọi người nhìn thấy ảnh hưởng của những thay đổi này đối với tổ chức của họ; xác định các ưu tiên cần thực hiện cho các thay đổi này; xác định các phương án trí tuệ cho việc thực hiện các thay đổi này và chọn phương án tốt nhất; tiếp tục xem xét những ảnh hưởng của các thay đổi liên hoàn đối với các ưu tiên đã được lựa chọn và đang thực hiện; xây dựng kế hoạch trung hạn và dài hạn để đạt được các mục tiêu ưu tiên; giúp khách hàng nắm bắt các cơ hội trước đối thủ của họ và hạn chế các rủi ro; đào tạo khách hàng thành những người có tư duy chiến lược.

Chúng tôi biết rằng, ông và Mạng lưới Shaping Tomorrow đã thành công trong việc dự báo tương lai cho những lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, kĩ thuật và giáo dục… Ông có thể chia sẻ một số kết quả dự báo về các tương lai của giáo dục?

TS. Michael Jackson: “Một cách ngắn gọn là, các tương lai của giáo dục đến năm 2025 có vẻ như không được nhận biết ở tất cả các nước.

Các thế lực ảnh hưởng đến các thay đổi gồm:

- Các nguồn lực kĩ thuật và công nghệ như các bài học điện tử, các mạng xã hội, iPad, Google, YouTube, Podcasting, Augmented reality (đưa thực tiễn vào thế giới ảo - PV), các tương tác dạy học qua bảng điện tử, dich trực tiếp các ngôn ngữ nước ngoài, các mạng giáo dục điện tử, mạng các máy tính…

- Các thế lực kinh tế gồm: cạnh tranh, hợp tác, các chương trình linh hoạt theo yêu cầu công việc của thị trường, giáo dục linh hoạt và thích ứng, kết thúc của các công việc suốt đời, tư duy tức thì (Just-in-time, Lean thinking)…

- Các thế lực giáo dục gồm: sự chuyển dịch sang các hình thức học tập tham gia cộng tác, đầu ra của học tập rộng hơn, kiểm định bằng điện tử, chuyên môn hóa, hợp tác và cộng tác nhiều hơn...

Ngoài ra, còn rất nhiều thế lực ảnh hưởng khác như môi trường, địa lí, nhân trắc học, nghiên cứu, công nghiệp và ngân sách…

Sử dụng các thế lực này để xây dựng bản đồ trí tuệ về các tương lai khác nhau giúp tổ chức chọn được tương lai phù hợp cho tổ chức mình để theo đuổi những gì họ đang làm một cách cẩn thận và liên tục trong môi trường mà họ phải đối mặt.

Vì Việt Nam chưa phát triển chương trình Khoa học Giáo dục Tương lai, ông có lời khuyên gì về việc phát triển và một chương trình đào tạo về Khoa học Giáo dục Tương lai này?

TS. Michael Jackson: Bước đầu tiên trong bất kì chương trình nào là nhận thức được sự tiên phong và vai trò tiên phong trong việc xác định kế hoạch hành động và xây dựng chương trình “Khoa học Giáo dục Tương lai”.

Chẳng có cái gì xảy ra mà không có một ước muốn điên cuồng về việc cải tiến nâng cao chất lượng công việc.

Phần còn lại thì khá đơn giản, bởi vì có rất nhiều tài liệu và chuyên gia giúp các bạn có thể xây dựng thành công chương trình Khoa học Giáo dục Tương lai. Mọi việc có thể xảy ra nếu chúng ta có ý chí thay đổi và phần còn lại là công việc của lịch sử.

Cảm ơn ông!

  • Hạ Anh - Tuyển Sinh (Thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,