221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1272697
Khốn đốn thả con ngược dòng vào lớp 1
1
Article
null
Khốn đốn thả con ngược dòng vào lớp 1
,

- Nghe theo tư vấn của quan chức giáo dục không cho con đi luyện trước khi vào lớp 1, nhiều phụ huynh khốn dở khóc dở mếu vì con không theo kịp các bạn. Nhưng cũng có những trường hợp kiên định "ngược dòng" và gặp được cô tận tình nên con trẻ vẫn "bơi" rất tốt.

"Ngược chiều" chết đứng

Mô tả ảnh.
Bỡ ngỡ con vào lớp 1. (Ảnh minh họa: Bích Ngọc)

Ngành Giáo dục khuyến cáo không nên dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1 vì lo ngại trẻ biết chữ trước sẽ chủ quan hoặc viết sai tư thế... Thực tế, chủ trương này đã khiến nhiều ông bố, bà mẹ rơi vào cảnh "dở khóc, dở mếu".

Trên diễn đàn webtretho, không khó khăn gì để tìm được những lời tâm sự của các phụ huynh về việc này. Phụ huynh có nickname "lamgiatrang66" kể lại chuyện con gái vào lớp 1 của năm trước. Theo tâm sự của phụ huynh này thì chỉ cho con tập tô, tập đánh vần mà không hề bắt ép con phải học trước.

"Vì tôi muốn khi vào lớp 1, các cô sẽ rèn luyện và dạy cháu theo đúng phương pháp. Nhưng không ngờ, vào học mấy buổi mới thấy hầu hết các bạn trong lớp đều đã học trước, luyện chữ từ trước rồi. Thậm chí, có cháu bỏ cả học mẫu giáo lớn chỉ để học trước và luyện chữ trước. Thế nên con gái tôi bị chậm hơn so với các bạn. Cháu bị xếp vào 5 cháu viết chữ xấu nhất trong tổng số 38 cháu của lớp.

Vậy là, sau thời gian học bán trú ở trường cả ngày, tối về nhà cháu lại còng lưng ngồi tập viết mà không dám đi chơi".

Nhớ lại chuyện xảy ra với cô con gái nay đã học lớp 3 tại Trường tiểu học Trần Quốc Toản (Hoàn Kiếm, HN), anh Đức “chết cay chết đắng” vì đã không cho con đi học trước khi vào lớp 1.

Tôi không cho con đi học trước vì nghe các quan chức giáo dục nói thế. Họ bảo rằng không cho học trước vì sẽ không đúng phương pháp, không tốt. Đấy là sai lầm lớn” - anh Đức nói.

Theo anh Đức thì “cả làng học trước”, nên bé nhà anh đuổi theo khổ sở. Đang chơi suốt ngày, đùng một cái phải học 5 - 7 môn liền, nên không thể theo được.

Anh Đức kể, vào học, cô giáo thường xuyên chấm điểm kém vì chữ con anh thuộc diện “chữ giun chữ dế”.

“Gốc gác là chương trình lớp 1 quá nặng. Đã bắt viết chữ, mà còn nhìn trên bảng viết theo, trong khi cháu còn chưa thuộc mặt chữ”, anh Đức nói thêm.

Vì vậy nên thời gian đó, vợ anh kèm con học như “đánh vật”, ngày nào cô bé cũng học đến hơn 10h đêm, và viết rã cả tay…

May mắn hơn, dù cũng có tư tưởng là không cho con học trước nhưng nickname "caotuyetnga" trên webtretho lại được mẹ đẻ cứu cho bàn thua trông thấy. Phụ huynh này viết: "Sở giáo dục cấm các trường dạy A, B, C trước cho trẻ nhưng các trường mẫu giáo vẫn "lén" dạy theo yêu cầu phụ huynh học sinh.

Tôi nghĩ đơn giản ngày xưa tôi có biết học thêm là gì? Có ai dạy trước cho con chữ bao giờ, đến tuổi là đến trường, nên giờ cũng áp dụng cho cháu. Mẹ tôi phản đối dữ dội, bà lập luận: tại sao mình phải theo vậy, không biết chữ trước con kém bạn sẽ chán học... Tôi cũng phải theo ý bà nhờ cô mẫu giáo dạy cháu trước mấy con chữ, vài con toán. Khi cháu vào lớp 1, tôi mới nhận ra mẹ tôi đúng.

Rất nhiều trẻ vào học, chưa biết ABC bị rớt lại thảm hại, bị bạn cùng lớp chê bai, không cho chơi chung.... Nghe cháu tâm sự , tôi thật sự hốt hoảng cho cái sự vô tư của mình".

Nhưng "ngược chiều" cũng "bơi" tốt

Đầu tháng 3 hàng năm, các bậc phụ huynh đã tấp nập đi tìm lớp cho những cô, cậu 5 tuổi học chữ trước khi vào lớp 1. Quan niệm của họ là "cả làng đi học", con mình đứng ngoài cuộc sẽ thua. Các lớp này chủ yếu là của cô giáo về hưu dạy bán trú hoặc ở trung tâm dạy chữ hay cô giáo tiểu học dạy ngoài giờ.

Trong khi rất nhiều người theo trào lưu cho con đi học trước, trong khi rất nhiều người khác "ngược chiều" để con rơi vào tình cảnh đuổi theo không kịp thì vẫn còn không ít phụ huynh "mỉm cười" với sự "ngược chiều" của mình.

Một năm học của trẻ Quý Mùi đã gần trôi qua, cô con gái chị Minh Nguyệt (quận Hoàng Mai, HN) là một trong 5 bạn dẫn đầu lớp. Trước đó, chị Nguyệt không cho con đến bất cứ lớp luyện chữ nào vì chị nhận thấy cô chị đang học lớp 5 cũng không phải học trước mà vẫn đạt học sinh giỏi không khó.

Chị Nguyệt cho biết, tuy nhiên, để rèn nền nếp và làm quen cô - trò, chị cũng cho con đi học khoảng hơn chục buổi. Mục đích của chị là muốn cho con học để làm quen và muốn vào lớp cô - đã từng dạy chị cháu.

"Con gái "mè nheo" đòi học lớp cô giáo nào hiền nhất, không khi nào quát mắng học sinh", chị Nguyệt kể. Không học trước nhưng khi vào lớp, con chị vẫn học bám chương trình rất tốt, không thua kém gì các bạn đã học rồi.

"Ngược chiều" bơi tốt, theo những phụ huynh, có lẽ con của họ may mắn gặp được cô giáo tận tâm và học trong một lớp không quá đông, chỉ khoảng 40 HS/lớp.

Đó cũng là trường hợp của con chị Ngọc Bích (quận Đống Đa, Hà Nội) đang theo học ở một trường tiểu học trên địa bàn quận Cầu Giấy. Không học trước khi vào lớp 1 nhưng sắp kết thúc năm học, cậu bé Quý Mùi nhà chị đã đọc thông viết thạo rất tốt.

Cu cậu này rất hiếu động, khi nhập học lớp 1, chị cũng khá lo lắng. Tuy vậy, chị vẫn cương quyết không cho đi học trước, bất kể sự hối thúc của những người bạn có con đồng trang lứa.

Quan điểm của chị Bích là, không cho con học trước mà để trẻ có thời gian vui chơi theo đúng lứa tuổi. Vào lớp 1 cô giáo phải có trách nhiệm dạy chữ cho trẻ.

"Có lẽ, con mình cũng may mắn gặp được cô giáo tốt và lớp không đông", chị Bích chia sẻ.

  • Bảo Anh - Lan Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,