-“Đừng đòi hỏi cá nhân phải đóng góp quá nhiều nếu bạn đãi ngộ họ quá tệ, và khi họ có ý kiến thì bạn cho rằng họ "chảnh", "hay đòi hỏi"” – Lời tâm sự của một nghiên cứu sinh đã có 8 năm học tập và tu nghiệp ở nước ngoài
TIN LIÊN QUAN |
---|
Tôi chưa bao giờ hối hận vì đã rời khỏi nghề giáo
Có nhiều bạn có thể chưa bao giờ đặt mình ở môi trường giáo dục và tiếp xúc với các nền giáo dục phát triển nên tư duy vẫn luẩn quẩn và cho rằng nếu ở Việt Nam thì nên chịu những vấn nạn như vậy và đừng kêu ca.
Tôi cũng từng đứng ở vai trò giảng viên và cũng đi học tại nước ngoài và đã trải qua tất cả những điều tác giả nói ở trên.
Sau ba lần làm đơn xin ra khỏi ngành thì tôi đã thực hiện được điều đó.
Hai lần trước tôi không thực hiện được việc bỏ nghề giáo vì tôi còn yêu nghề còn thấy những học trò của mình chào đón mỗi khi vào lớp.
Nhưng sau 8 năm tôi đã nghĩ rằng nếu để thực hiện đam mê mà cuộc sống gia đình không ổn định thì có nên không?
Khi tôi chưa có gia đình tôi có thể vượt qua được khó khăn về vật chất. Nhưng khi tôi có gia đình và có con tôi không thể chỉ sống bằng tinh thần được.
Tôi là con người nên tôi buộc phải tính toán cho cuộc sống vật chất hiện hữu của mình.
Tôi cũng nghĩ như các bạn đã nghĩ và những người lãnh đạo đã nói: Nếu không chấp nhận được gian khổ thì ra khỏi nghề giáo! Vâng, tôi đã ra khỏi ngành và tôi chưa từng bao giờ ân hận về quyết định đó.
Có điều kiện kinh tế tốt thì hãy ở lại với nghề giáo
Vì ra khỏi môi trường giảng viên tôi được làm hết sức mình và thành quả nhận được là cuộc sống vật chất và tinh thần tốt hơn rất nhiều.
Tôi không còn cảm giác ức chế vì những mớ bùng nhùng, những tư tưởng phe cánh nữa.
Tôi không còn phải lo tiền sinh hoạt, tiền học của con cái. Con cái của tôi có đủ điều kiện tài chính để sử dụng những dịch vụ sức khỏe, giáo dục tốt hơn nhiều nếu tôi chỉ có mức thu nhập của giảng viên như trước.
Theo quan điểm của cá nhân tôi, nếu một giảng viên trẻ nào đó không có điều kiện kinh tế thì các bạn nên dừng việc làm giảng viên và đi ra làm ngoài. Mặc dù giai đoạn đầu rất buồn và day dứt.
Nhưng khi bạn tham gia vào môi trường làm việc mới mà ở đó họ cần bạn và họ cho bạn một cuộc sống tốt hơn, tinh thần bạn sẽ thoải mái và lúc đó bạn sẽ được cả hai thứ đó là cống hiến và nhận lại những thành quả xứng đáng của mình.
Chắc lúc đó bạn sẽ thấy mình có ích với cuộc sống này hơn là cố trụ lại làm giảng viên rồi chẳng cống hiến được gì và chẳng có thu nhập cho sinh hoạt gia đình.
Còn những ai có điều kiện kinh tế tốt hơn và yêu nghề giáo. Tôi nghĩ các bạn nên ở lại vì tài năng của bạn giúp được cho nhiều thế hệ tiếp sau của đất nước.
Nhưng về lâu dài các bạn cũng phải đấu tranh để làm tốt dần lên môi trường mà các bạn đang làm việc.
Nếu bạn không có tinh thần đấu tranh chỉ vài năm bạn sẽ đi vào vết bùn của những người đi trước.
Và bạn sẽ lại tiếp tục làm việc trong một môi trường "ô nhiễm" và tiếp tay cho việc "ô nhiễm" đó trở nên nặng nề hơn theo thời gian.
10 người về nước thì 8 người ra khỏi ngành
Tôi lấy ví dụ một anh bạn đồng nghiệp của tôi đi làm NCS ở Bỉ về. Lúc đầu anh ta rất yêu nghề, khi gặp anh ta thì tôi và anh ta chủ yếu nói về nghiên cứu. Nhưng khi về VN được một thời gian, do hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, anh lăn ra làm đủ các việc, dạy hai ba trường.
Khi bộ môn anh ấy thiếu trưởng bộ môn, anh ấy nghĩ việc lên trưởng bộ môn sẽ giúp cải thiện kinh tế nên theo đuổi bằng con đường không chính thống.
Lúc đó anh ta đã tham gia vào tiếng nói của những người có "quan niệm cũ". Anh ta đã đạt được mục đích là lên làm trưởng bộ môn.
Nhưng như là luật bất thành văn, anh phải đi theo con đường của các bậc tiền bối đã nâng đỡ.
Và từ đó anh gật cả những điều mà tôi nghĩ trước đây anh không bao giờ chấp nhận.
Tôi nhận thấy con người anh ta đã thay đổi hoàn toàn chỉ sau 3 năm. Đồng nghiệp của anh đã nói rằng anh ấy làm việc và hành xử như chưa bao giờ ra khỏi lũy tre làng (nghĩa là đi du học), như chưa bao giờ được tiếp xúc với môi trường giáo dục hiện đại.
Tôi xin nêu ra một thực tế ở nơi tôi làm việc trước đây tại một trường Đại học tại TP HCM.
Thời điểm tôi bắt đầu làm việc ở đó, bộ môn của tôi có 12 giảng viên thì đến 7 giảng viên trẻ. Tất cả đều tốt nghiệp đại học loại giỏi và có giải quốc gia cấp 3. Sau đó lần lượt đều đi nước ngoài tu nghiệp.
Sau vài năm có hai người trở về là tôi và một đồng nghiệp khác. Tôi về làm việc thêm ba năm thì đành rút lui nhường sân cho các đồng nghiệp.
Đồng nghiệp còn lại thì ở về công tác được một năm và anh đã sang Singapore làm giáo sư.
Hiện nay nhân sự của bộ môn là 5 người trong đó có 2 thạc sỹ học trong nước và 3 người đang học thạc sỹ trong nước đảm nhiệm.
Sẽ thế nào nếu như cứ 10 người về nước thì 8 người ra khỏi ngành? Liệu 2 người còn lại có cải cách được chất lượng giáo dục không? Sẽ có bước tiến nào nếu 2 người ở lại phải thích ứng với những bậc tiền bối để tồn tại?
- Lục Bảo – Hà Nội
1. Điều đáng nói là khi đọc qua những ý kiến bạn đọc (rất nhiều), tôi thấy người viết bài này rất … cô đơn. Rất nhiều người chê trách anh ta không biết luồn lách, không biết sử dụng hệ thống để tồn tại, thậm chí có người nói không trụ được thì đi ra ngoài làm. Nhưng tôi thấy những ý kiến này [nói theo tiếng Anh là] “miss the point”, đi lạc điểm chính mà anh ta muốn nêu. Điểm chính mà anh ta muốn nói là hệ thống (THE system) chưa/không tạo điều kiện để anh làm việc có hiệu quả. Vấn đề không phải là luồn lách, là biết sử dụng hệ thống, mà hệ thống phải làm gì để phát huy tài năng của người trong hệ thống. Vấn đề là “luật chơi” phải công bằng và minh bạch, để không có chuyện luồn lách. Giáo sư Tuấn ( Úc) 2. Người có tài thì có quyền yêu cầu đãi ngộ phù hợp. Tôi biết điều này vẫn còn "chướng tai" với nhiều vị làm trong nhà nước, nhưng ở các doanh nghiệp ngoài, nhất là doanh nghiệp nước ngoài, bạn hoàn toàn có quyền đàm phán lương theo năng lực bạn có, người ta vẫn vui vẻ Tất nhiên chuyện được hay không còn xem lại, nhưng hành động đó chứng tỏ người ta tôn trọng bản thân và năng lực bản thân. Rồi người ta còn đánh KPI, làm đánh giá năng lực cho từng người cuối năm để xét thưởng mức riêng. Tôi không đòi hỏi khu vực kinh tế công phải được y chang như vậy, nhưng phấn đấu đạt được như vậy là cần thiết. Đừng đòi hỏi cá nhân phải đóng góp quá nhiều nếu bạn đãi ngộ họ quá tệ, và khi họ có ý kiến thì bạn cho rằng họ "chảnh", "hay đòi hỏi". Làn sóng công chức đổ ra ngoài làm trong máy năm trở lại đây đã nói lên tất cả. Giang (Sài Gòn) 3. Tôi cũng cũng có 7 năm học tập khó khăn để lấy được tấm bằng TS của Pháp. Năm 2005, tôi quay về cơ quan cũ, một Bộ lớn của Việt Nam, để tiếp tục công tác nhưng chỉ sau khoảng 1 năm thì tôi hiểu mình phải làm gì để không phí hoài những gì mà mình đang có. Tôi có vài lời khuyên cho bạn: Nguyễn Đức Đại Hữu (Hà Nội) |