221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1276390
Nhà báo&Công luận cảnh báo hội chứng "bắt chước Vàng Anh"
1
Article
null
Nhà báo&Công luận cảnh báo hội chứng 'bắt chước Vàng Anh'
,

Dẫn lại một số chuyện tương tự và ý kiến của học sinh sau khi một clip dài gần 3 phút quay cảnh đánh bài cởi cúc áo ở Hà Nội được tung lên mạng, báo Nhà báo và Công luận cho hay, một số vụ chụp ảnh khoe thân thể hở hang bị người lớn phát hiện, bọn trẻ khai làm vậy là do “bắt chước Vàng Anh”.

TIN LIÊN QUAN

Mô tả ảnh.
Hình ảnh trong clip.
"Chuyện bài bạc trong lớp rồi bắt người thua phải cởi quần áo là chuyện không mới" - tờ báo viết.

Tại nhiều diễn đàn, đã có những ý kiến cho thấy nhiều học sinh "không lạ với mấy cái trò này". Nhiều em học sinh đã vô tư cho rằng đó là chuyện bình thường.

Vào giữa năm 2009, báo chí đã từng đưa tin giáo viên một trường THCS ở Biên Hoà, Đồng Nai bắt quả tang tới 2 vụ việc mà học sinh chơi trò “oẳn tù tì” cởi quần áo và những tấm ảnh chụp kèm khá "sốc". Trả lời trước Ban giám hiệu, các em này nói chỉ muốn ghi lại hình ảnh cho mai sau.

Một học sinh khác kể rằng các em đã từng chơi “oẳn tù tì” ăn… hôn, ăn…vuốt (vuốt vào đâu là tuỳ vào người thắng)… Một số vụ chụp ảnh khoe thân thể hở hang bị người lớn phát hiện, bọn trẻ khai thật sở dĩ chúng làm vậy là do “bắt chước Vàng Anh”.

Trên báo Dân Trí, thạc sĩ tâm lý giáo dục Trần Văn Thức nhận định, việc nữ sinh chơi bài cởi áo ngay trong lớp có thể là hành động bộc phát nhưng cần tìm hiểu.

"Phải chăng, những việc chúng ta cho là bất bình thường thì giới trẻ lại thấy… bình thường?’, ông Thức đặt câu hỏi.

Ngoài các yếu tố "mặt trái của cơ chế thị trường, của văn hóa phẩm độc hại, sự thiếu quan tâm của gia đình, tệ nạn xã hội…", ông Thức đề cập đến nguyên nhân xuất phát từ khía cạnh chủ quan ở thiếu niên nói chung, đó là đặc trưng tâm sinh lý lứa tuổi.

"Học sinh phổ thông rất nhạy cảm trước các ảnh hưởng từ môi trường, nhất là những yếu tố mới lạ. Mọi học sinh dường như không bao giờ muốn mình là một “con số không”, nên bằng cách này hay cách khác, đều muốn khẳng định một “giá trị” nào đó của mình. Vì vậy sẽ có những em học sinh tuy học kém nhưng vẫn “tự tin” bởi mình là người sành điệu hay nổi tiếng với vai trò là thủ lĩnh của một nhóm. Điều này dẫn đến xu thế khẳng định “giá trị ngược” ở học sinh, ngược lại với mong muốn của người lớn" - ông Thức lý giải.

  • Tiến Ngọc (Tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,