Nhận ra điều tốt. Phấn đấu để được hoan nghênh. Giải quyết các bài tập về nhà. Haley Moss đã làm được những điều đó, trong khi, đồng thời phải đối phó với một thách thức tiềm ẩn: bệnh tự kỷ.
TIN LIÊN QUAN
Haley Moss. |
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, tự kỷ là một sự rối loạn trong cách phát triển, làm cản trở giao tiếp và tương tác xã hội. Nó thường bao gồm các hành vi lặp đi lặp lại. Nghiên cứu ở trẻ em cho thấy, căn bệnh này đã ngăn không cho một số em học cách nói chuyện. Ở Mỹ, cứ 110 trẻ em thì có 1 em bị mắc chứng bệnh này-.
Mặc dù mắc chứng tự kỷ rất nặng nhưng Haley luôn tham dự các các lớp học bình thường. Cô bé còn là một học sinh loại A ở một trường tư nhân có uy tín ở Nam Florida.
"Hầu hết, mọi người đều nhận thấy rằng tôi nhút nhát, không ăn nhiều thức ăn ở trường. Trừ những điều đó ra, tôi đã vượt qua căn bệnh này bình thường."
Haley đã mắc chứng tự kỷ trong thời gian dài. Cô bé được chẩn đoán là mắc bệnh tự kỷ khi đã được 3 tuổi mà không thể nói chuyện được. Haley đã không bắt đầu nói chuyện cho đến khi lên 4 tuổi. Cha mẹ đã đưa cô đi trị liệu ngôn ngữ nhằm tăng cường khả năng giao tiếp bằng lời.
“Có lẽ thách thức lớn nhất đối với người mắc bệnh tự kỷ như Haley là phải làm sao hiểu biết được các sắc thái của sự tương tác trong xã hội”, Tiến sĩ Bob Sears, bác sĩ nhi khoa và tác giả của cuốn “Sách tự kỷ” nói.
"Những lời nói châm chọc đôi khi làm tôi thật sự bối rối," Haley nói. "Tôi không có cảm giác gì với những lời nói đùa của bạn bè."
Haley nói chuyện trôi chảy và rành mạch. Cô bé cũng rất thông thạo khi nói trước đám đông, nhưng vẫn gặp những rắc rối khi bắt đầu các cuộc hội thoại.
Cô bé nói rằng sẽ dễ dàng hơn nếu như mọi người bắt bắt chuyện với cô trước. Haley có niềm đam mê nghệ thuật và thích chơi các trò chơi video, nhưng đây không phải là sở thích chung của các nữ sinh trong trường.
"Tôi không biết phải nói gì với một số bạn cùng trang lứa với mình, bởi vì tôi không thể tham gia được vào các cuộc thảo luận một cách dễ dàng như họ".
Tuy nhiên, Haley cũng tin rằng, chứng tự kỷ này cũng có lợi đối với mình ở trong trường học. Cô bé có thể nhớ mọi thứ nhanh hơn hầu hết các bạn cùng lớp, do đó cô không mất nhiều thời gian để ôn thi. Và bạn bè cũng nhờ cô bé đưa ra những lời khuyên về những tình huống xảy ra trong xã hội.
Gia đình: Từ bí mật đến công khai
Gia đình luôn luôn thông báo cho các nhà quản lý trường học về chứng tự kỷ của Haley. Tuy nhiên, họ vẫn giữ bí mật những vấn đề riêng tư cho đến khi Haley phát huy được khả năng nghệ thuật của mình, khi các bức vẽ của cô được trưng bày tại nhiều phòng triển lãm khác nhau ở Nam Florida năm ngoái.
Mẹ của Haley nói: "Khi con bé bắt đầu trở nên nổi tiếng, tôi đã nói như thế này: "Đã đến lúc rồi Haley! Bây giờ, con phải đối mặt với chứng tự kỷ và hãy cho mọi người biết những gì chúng ta đã trải qua, và mang hi vọng đến với họ".”
Haley đã được mọi người trong trường học biết đến khi cô giáo khuyến khích em nói về chứng tự kỷ thông qua cuộc triển lãm nghệ thuật đầu tiên của mình. Haley cũng đã phát biểu tại hội thảo về bệnh tự kỷ của Mỹ vào năm ngoái.
Giờ đây, khi Haley đã công khai về chứng tự kỷ của mình, cả gia đình đều cảm thấy nhẹ nhõm. Haley cũng nghĩ việc “công khai” trước trường học sẽ khiến mọi thứ dễ dàng hơn.
"Chứng tự kỷ đã giúp người khác hiểu tại sao tôi nhút nhát. Nó chẳng tốt gì với cả xã hội, nhưng đã giúp những người trong hoàn cảnh như tôi phần nào hiểu ra, tại sao mình lại có tính cách như vậy.”
Những lời khuyên từ Haley Nhiều lời khuyên của Haley trong cuốn sách được áp dụng rộng rãi cho học sinh trung học. Thêm vào đó, cô bé cũng tổng hợp những câu chuyện được viết từ những đứa trẻ bị bệnh tự kỷ khác và quan điểm của giáo viên về vấn đề này. Cô cũng đưa ra những kinh nghiệm cá nhân của mình từ 3 trường đã theo học ở các lớp 6, 7 và 8. 1. Hãy đề nghị được giúp đỡ nếu bạn không hiểu điều gì đó Những người bị mắc chứng tự kỷ thường đi sâu vào những điều nhỏ lẻ mà bỏ lỡ những vấn đề lớn hơn, Haley nói. Mẹ của Haley đã cùng đọc những cuốn sách tiếng Anh và thảo luận về các chủ đề cùng với cô bé để giúp cô hiểu được vấn đề một cách rõ ràng hơn. Haley khuyên các bạn có vấn đề gì thì nên nhờ cha mẹ, anh chị em, hay giáo viên tư vấn giúp, hoặc có thể đọc sách để tìm hiểu. 2. Tìm hiểu các xu hướng để có thể nói chuyện về chúng Haley tiếp cận với nền văn hóa chung một cách có phương pháp và khách quan: tìm hiểu về các xu hướng để làm cho mình phù hợp với chúng, ngay cả khi bạn không thích. Cô bé đã xem toàn bộ các phần của bộ phim “chạng vạng” suốt đêm mặc dù cô không thích nó cho lắm. Cô có thể nhận ra được bài hát Jonas Brothers nổi tiếng. Nắm bắt được những điều mới sẽ giúp bạn tránh được việc bị chế giễu, Haley nói. "Ở trường trung học, tất cả mọi người chỉ quan tâm rằng bạn có giống họ không, và nếu bạn khác biệt với họ, bạn sẽ không được chấp nhận." 3. Hãy tin tưởng cha mẹ mình Haley viết, những người bị chứng tự kỷ có xu hướng cho rằng tất cả mọi người đều đáng tin cậy, và điều có thể làm cho họ dễ dàng bị lôi kéo. Cô bé khuyên các bạn nên có một mối quan hệ tốt với cha mẹ mình và nói những bí mật của bạn với họ thay vì một người nào đó ở trường học. Bố mẹ đã giúp Haley giải quyết các vấn đề ở nhà trường và xã hội. Ngoài ra, cô ấy nhờ mẹ giải thích cho mình hiểu những lời bình luận của các bạn trong lớp thay vì vội vàng đưa ra kết luận. Haley nói, dự án lớn tiếp đây của cô sẽ là một cuốn sách về trường trung học hoặc một cuốn hình ảnh tự kỷ. thăm trang web của cô tại http://www.haleymossart.com
-
Nguyễn Phượng (Theo CNN)