Tiền 'trên hết' ở trường THPT Dân lập Bắc Hà?
Cập nhật lúc 06:46, Thứ Năm, 01/04/2010 (GMT+7)
Từ đầu năm học 2009 – 2010 đến nay, trường THPT Dân lập Bắc Hà đã dạy HS ý thức kỉ luật bằng cách “đánh vào kinh tế”: Phạt tiền từ 10.000 đồng – 50.000 đồng nếu HS đi học muộn.
Dạy HS ngoan bằng “tiền”
8h sáng một ngày cuối tháng 3, dù đã đến giờ học nhưng vẫn còn vài HS đang ngồi ăn sáng trước cổng trường PT dân lập Bắc Hà (Đống Đa, Hà Nội).
TIN LIÊN QUAN |
---|
Trường THPT Dân lập Bắc Hà |
Dạy HS ngoan bằng “tiền”
8h sáng một ngày cuối tháng 3, dù đã đến giờ học nhưng vẫn còn vài HS đang ngồi ăn sáng trước cổng trường PT dân lập Bắc Hà (Đống Đa, Hà Nội).
Một cô bé lớp 12 với đôi môi đỏ chót một nửa (chỉ tô son nửa đôi môi theo “mốt” giống ca sĩ Thủy Tiên) thản nhiên: Đợi hết tiết, sẽ nộp tiền phạt để vào lớp.
Một cậu HS khác nhìn có vẻ lành hơn, đang ngồi uống nước gần đó thì cho biết, nếu “may” mà không gặp thầy giám thị ngồi ở chân cầu thang, thì nhiều khả năng sẽ không phải nộp tiền phạt. Số tiền phạt cũng dao động tùy hứng, chứ không cố định. Cũng đi học muộn, nhưng có HS nộp phạt 10.000 đồng, nhưng có HS sẽ phải nộp 50.000 đồng…
Ngoài ra, anh Nguyễn Hải (Thanh Xuân, Hà Nội), phụ huynh của một HS lớp 12 đang học tại trường cho biết, trường còn áp dụng cả hình thức này đối với HS không làm bài tập về nhà, hoặc vi phạm các quy định của trường….
Thừa nhận hình thức này, ông Đỗ Sang, hiệu trưởng nhà trường cho biết: HS của trường tinh thần kỉ luật không cao, hay vi phạm nội quy. Do đó, “đầu năm họp với phụ huynh, chúng tôi bàn với phụ huynh là phải đưa ra quy chế để quản HS và phụ huynh đã đồng tình”, ông Sang nói.
Cũng theo ông Sang thì số tiền này nhà trường không thu, mà sẽ được chuyển trở lại quỹ hội phụ huynh để làm phần thưởng cho các em HS ngoan, HS khá, giỏi (!).
Cô Bùi Thị Bắc (chủ nhiệm lớp 11A1, kiêm phụ trách công việc chung của nhà trường) khẳng định: Biện pháp này rất hiệu nghiệm. Rồi cô Bắc dẫn chứng: 2 tháng nay, 100% HS lớp cô đi học đúng giờ, dù đầu năm số HS đi muộn là rất nhiều.
“Biên bản của phụ huynh đầu năm là nếu các cháu vi phạm sẽ phạt thế này, vì khi phạt thì các cháu phải về xin tiền bố mẹ, phụ huynh sẽ biết…. Có phụ huynh còn đến đây nộp phạt cho con… “, cô Bắc nói.
Tại thời điểm trả lời VietNamNet, cô Bắc cho biết chưa tìm thấy biên bản này.
Tuy nhiên, anh Hải khẳng định: trong cuộc họp phụ huynh học kì 1 mà anh tham gia thì hầu hết phụ huynh đều nói là không nên áp dụng việc phạt tiền HS, tuy nhiên nhà trường vẫn làm.
Anh Hải cũng cho rằng, phạt tiền HS đi học muộn để khen thưởng HS giỏi là 1 biện pháp… không nên làm.
Đồng thời, anh Hải cho biết không hề có chuyện tiền được chuyển về quỹ hội phụ huynh HS, bởi việc nộp phạt không có biên lai, giấy tờ gì, không thấy có sổ sách. Hơn nữa, trong các cuộc họp phụ huynh, không hề thấy giáo viên thông báo.
“Nhốt” HS 12 tiếng: Sáng kiến để luyện HS “kém”?
Cũng theo phản ánh của một số phụ huynh và HS trường THPT Dân lập Bắc Hà thì từ 1/4 trường “ép” HS khối 12 phải học tại trường từ 7h30 sáng đến 19h tối. Đi cùng với đó, HS phải đóng tiền học thêm và ăn cơm trưa tại trường.
Việc ăn uống, nghỉ trưa cũng sẽ diễn ra ngay tại phòng học.
Theo khảo sát trước cổng trường, một số HS cho biết phải đóng cho trường 750.000 – 800.000 đ/tháng tiền ăn trưa, và đóng trong 2 tháng. Buổi học đầu tiên dự kiến bắt đầu từ 30/4, song không hiểu vì lí do gì đã bị hoãn lại.
Tuy nhiên, ông Đỗ Sang, hiệu trưởng nhà trường đã phủ nhận thông tin này.
Cô Bùi Thị Bắc cho biết, việc để HS học tại trường từ sáng đến tối là mong muốn của phụ huynh, không hề có chuyện nhà trường "ép" HS.
Hơn nữa, bà Hoàng Thị Vịnh, hiệu phó nhà trường nói thêm: Chính phụ huynh các lớp kêu ca HS về nhà không chịu học, nên nhờ nhà trường quản HS học tại chỗ, cơm nước thì phụ huynh tự lo, nhà trường không thu một đồng nào, mà nhà trường chỉ làm phúc thôi, cho mượn địa điểm để học. Đã thế, nhà trường còn mất thêm tiền trả lương cho giáo viên, và dọn dẹp…
Theo bà Vịnh thì, sau khi học hết 1 buổi chính, giáo viên sẽ động viên HS thuộc bài ngay tại lớp, có sự giám sát thì HS mới chịu học. “Vào đây, HS vừa dốt, vừa lười, không làm thế này thì làm sao mà đỗ được” – Bà Vinh thẳng thắn.
Còn ông Đỗ Sang thì cho rằng: đây là 1 sáng kiến của trường Bắc Hà, chỉ có trường Bắc Hà làm được.
Ông Sang lí giải: “Nếu các cháu học xong khoảng 4h30 chiều, từ 4h30 đến 7h sẽ không về nhà ngay mà lại lang thang chơi ngoài đường. Do đó, phụ huynh kiến nghị quản đến 19h là để cô giáo giúp đỡ chúng nó học thêm, để nó học bài, thuộc bài ngay tại trường, nó về đến nhà là bố mẹ cũng đã về, có cơm để mà ăn. Còn nếu sớm hơn thì bố mẹ chưa về…”
Trường THPT Dân lập Bắc Hà thành lập từ năm 1999. Hiện nay, trường có khoảng 200 HS và 40 giáo viên. Trong đó, có 4 lớp 12 với hơn 100 HS, học phí đối với lớp 12 là 800.000đ/tháng. |
Ngoài ra, anh Nguyễn Hải (Thanh Xuân, Hà Nội), phụ huynh của một HS lớp 12 đang học tại trường cho biết, trường còn áp dụng cả hình thức này đối với HS không làm bài tập về nhà, hoặc vi phạm các quy định của trường….
Thừa nhận hình thức này, ông Đỗ Sang, hiệu trưởng nhà trường cho biết: HS của trường tinh thần kỉ luật không cao, hay vi phạm nội quy. Do đó, “đầu năm họp với phụ huynh, chúng tôi bàn với phụ huynh là phải đưa ra quy chế để quản HS và phụ huynh đã đồng tình”, ông Sang nói.
Cũng theo ông Sang thì số tiền này nhà trường không thu, mà sẽ được chuyển trở lại quỹ hội phụ huynh để làm phần thưởng cho các em HS ngoan, HS khá, giỏi (!).
Cô Bùi Thị Bắc (chủ nhiệm lớp 11A1, kiêm phụ trách công việc chung của nhà trường) khẳng định: Biện pháp này rất hiệu nghiệm. Rồi cô Bắc dẫn chứng: 2 tháng nay, 100% HS lớp cô đi học đúng giờ, dù đầu năm số HS đi muộn là rất nhiều.
“Biên bản của phụ huynh đầu năm là nếu các cháu vi phạm sẽ phạt thế này, vì khi phạt thì các cháu phải về xin tiền bố mẹ, phụ huynh sẽ biết…. Có phụ huynh còn đến đây nộp phạt cho con… “, cô Bắc nói.
Tại thời điểm trả lời VietNamNet, cô Bắc cho biết chưa tìm thấy biên bản này.
Tuy nhiên, anh Hải khẳng định: trong cuộc họp phụ huynh học kì 1 mà anh tham gia thì hầu hết phụ huynh đều nói là không nên áp dụng việc phạt tiền HS, tuy nhiên nhà trường vẫn làm.
Anh Hải cũng cho rằng, phạt tiền HS đi học muộn để khen thưởng HS giỏi là 1 biện pháp… không nên làm.
Đồng thời, anh Hải cho biết không hề có chuyện tiền được chuyển về quỹ hội phụ huynh HS, bởi việc nộp phạt không có biên lai, giấy tờ gì, không thấy có sổ sách. Hơn nữa, trong các cuộc họp phụ huynh, không hề thấy giáo viên thông báo.
“Nhốt” HS 12 tiếng: Sáng kiến để luyện HS “kém”?
Cũng theo phản ánh của một số phụ huynh và HS trường THPT Dân lập Bắc Hà thì từ 1/4 trường “ép” HS khối 12 phải học tại trường từ 7h30 sáng đến 19h tối. Đi cùng với đó, HS phải đóng tiền học thêm và ăn cơm trưa tại trường.
Việc ăn uống, nghỉ trưa cũng sẽ diễn ra ngay tại phòng học.
Theo khảo sát trước cổng trường, một số HS cho biết phải đóng cho trường 750.000 – 800.000 đ/tháng tiền ăn trưa, và đóng trong 2 tháng. Buổi học đầu tiên dự kiến bắt đầu từ 30/4, song không hiểu vì lí do gì đã bị hoãn lại.
Tuy nhiên, ông Đỗ Sang, hiệu trưởng nhà trường đã phủ nhận thông tin này.
Cô Bùi Thị Bắc cho biết, việc để HS học tại trường từ sáng đến tối là mong muốn của phụ huynh, không hề có chuyện nhà trường "ép" HS.
Hơn nữa, bà Hoàng Thị Vịnh, hiệu phó nhà trường nói thêm: Chính phụ huynh các lớp kêu ca HS về nhà không chịu học, nên nhờ nhà trường quản HS học tại chỗ, cơm nước thì phụ huynh tự lo, nhà trường không thu một đồng nào, mà nhà trường chỉ làm phúc thôi, cho mượn địa điểm để học. Đã thế, nhà trường còn mất thêm tiền trả lương cho giáo viên, và dọn dẹp…
Theo bà Vịnh thì, sau khi học hết 1 buổi chính, giáo viên sẽ động viên HS thuộc bài ngay tại lớp, có sự giám sát thì HS mới chịu học. “Vào đây, HS vừa dốt, vừa lười, không làm thế này thì làm sao mà đỗ được” – Bà Vinh thẳng thắn.
Còn ông Đỗ Sang thì cho rằng: đây là 1 sáng kiến của trường Bắc Hà, chỉ có trường Bắc Hà làm được.
Ông Sang lí giải: “Nếu các cháu học xong khoảng 4h30 chiều, từ 4h30 đến 7h sẽ không về nhà ngay mà lại lang thang chơi ngoài đường. Do đó, phụ huynh kiến nghị quản đến 19h là để cô giáo giúp đỡ chúng nó học thêm, để nó học bài, thuộc bài ngay tại trường, nó về đến nhà là bố mẹ cũng đã về, có cơm để mà ăn. Còn nếu sớm hơn thì bố mẹ chưa về…”
- Phù Sa
,