221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1271415
Teen Hà thành cũng cắt váy đồng phục ngắn trên đầu gối
1
Article
null
Teen Hà thành cũng cắt váy đồng phục ngắn trên đầu gối
,

- Không chỉ teen Sài Gòn, các teen còn cắp sách đến trường ở Hà Nội cũng tìm cách “xì-tin hoá” đồng phục: bóp ống quần nhỏ lại, chiết eo áo, cắt bớt chân váy lên cao quá gối.

VAY2.jpg Mô tả ảnh.
“Em bị nhầm với bác lao công!”

Câu chuyện bị nhầm với bác lao công của Tùng, HS lớp 10 Trường THPT Nguyễn Tất Thành đã trở thành “giai thoại” để miêu tả về chiếc áo đồng phục mùa đông của các bạn.

Cậu hồn nhiên kể: “Hôm ấy, em đi học sớm lắm! Gần đến cổng trường, em làm rơi tiền, cúi xuống nhặt. Một anh sinh viên đi qua, không biết có phải là trêu hay không nhưng vỗ vai: "Cháu chào bác ạ! Sao hôm nay bác đi làm sớm thế ạ?”.

Tiếp đó là bộ mặt đau khổ của Tùng và một tràng những lời phàn nàn về màu sắc, kiểu dáng của chiếc áo đồng phục mùa đông.

“Lúc mới vào, em cứ tưởng đây là áo mưa dành cho học sinh, sau mới biết đây là chiếc áo đồng phục phải mặc hàng ngày!” - Một nữ sinh lớp 10 ví von.

"Màu của nó quá “độc đáo”. Đi đâu ra ngoài, em ngại lắm! Không thể khoác nó đi như cái áo đồng phục cấp II của em được" - một số khác góp lời.

Áo đồng phục màu xanh lục đậm, có thêm một đường viền màu ghi xám, may theo kiểu thụng từ trên xuống chỉ là khởi đầu “nỗi buồn đồng phục” của học sinh trường này.

Một nam sinh tả quần đồng phục: thụng từ trên xuống, gần như ba vòng bằng nhau, khi chưa may lại, ống quần trùm gần hết mũi giầy, bước đi cứ “bay phần phật”.

“Bạn em mặc quần bò bên trong rồi, sau đó nó mặc trùm cái quần đồng phục ra ngoài vẫn không có gì khó khăn cả.” My, nữ sinh khối 10 góp thêm.

Và tất nhiên, để cải thiện hình ảnh cho thật trẻ trung năng động, nhiều bạn mang quần đi sửa lại hoặc mặc quần khác có kiểu khá giống với quần đồng phục của trường. My cho biết, bây giờ trong trường rất khó tìm ra chiếc quần nguyên bản.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.

Chiếc quần này (trái) đã được nam sinh thu hẹp ống, vẫn rộng thùng thình. Và một chiếc quần của nữ sinh (phải) cũng đã được thu hẹp ống.

Trường THPT Nguyễn Tất Thành là một trong những trường cấp 3 ở Hà Nội có đồng phục váy cho học sinh nữ. Và những chiếc váy của các teen Hà Nội này cũng cùng chung số phận với váy của các teen Sài Gòn.

Cô Hải, giáo viên, cho biết, trường cũng khá “thời trang” khi thiết kế váy chỉ dài đến trùm quá đầu gối, không quá rộng. Nhưng các em vẫn thích "thời trang hơn nữa" nên mang đi cắt cao quá đầu gối. Để bảo vệ cho chiếc váy của mình, các em viện lý do “con cao nhanh lắm”.

My cho biết, “hầu như các bạn mang váy đi cắt, có bạn còn cắt cao quá cơ, qua đầu gối một chút là đẹp lắm rồi. Còn cao lên đến tận nửa đùi, trông phản cảm lắm! Nhưng mà em không thích váy dài quá gối chút nào.” Cô bé bình luận.

Tìm hiểu ở một số trường, nhiều "teen" cấp 3 không còn “ngoan ngoãn” vâng lời với bộ đồng phục may sẵn như hồi cấp 1, cấp 2 nữa. "Teen" luôn tìm cách “cải tiến” đồng phục: may lại cho áo bó sát hơn, thêm phụ kiện, bóp ống quần...

Một "teen" Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ cho biết, ở trường em đồng phục váy là tự nguyện nhưng các bạn không “tự nguyện” với kiểu dáng váy trùm gối, hầu như đều mang đi cắt ngắn đến quá gối.

Các nữ sinh không “yêu” chiếc váy hay bộ quần áo “nguyên bản” với lý do “nhìn già lắm, trông như cái nơm”, thậm chí là giống như “áo trong bệnh viện phụ sản”.

Giấc mơ áo dài của người lớn, “ác mộng” của nữ sinh

Không ít phụ huynh vẫn hoài niệm giấc mơ những tà áo dài trắng bay lượn mềm mại trên sân trường và có người ước áo dài trở lại là đồng phục của nữ sinh cấp 3.

Các phụ huynh kỳ vọng: “Con gái mặc áo dài trông dịu dàng, nữ tính lắm. Hơn nữa, mặc thế, sẽ không nghịch ngợm, không đánh nhau, không ngồi lê la mà ăn quà được!”

Mô tả ảnh. vay.jpg
Những chiếc váy đồng phục được chỉnh ngắn trên đầu gối

Nhưng chiếc áo dài đầy nữ tính và tôn dáng ấy lại bị hầu hết các học sinh và sinh viên nữ mà chúng tôi hỏi chuyện phản đối “kịch liệt”.

“Khi đi xe đạp, xe bus, nếu bị móc vào đâu hoặc tụt ra trong hoàn cảnh đó, không ai giúp mình thì…không dám tưởng tượng nữa!” - Mai Thanh, sinh viên ĐH Luật Hà Nội nói.

“Em rất thích mặc áo dài, kiểu dáng rất đẹp nhưng một số bạn dáng không đẹp lắm hoặc hơi mập một chút thì rất ngại mặc. Áo dài cũng khá vướng víu, lại phải đi giày cao gót và nhất là những ngày đi trực nhật, quét lớp, đổ rác thì không tiện chút nào.” Lan Hương, lớp 10, THPT Chuyên Ngoại ngữ chia sẻ.

Giao thông trở thành nguyên nhân quan trọng khiến các nữ sinh cảm thấy “sợ” áo dài: “Có những bạn nhà ở xa, cách trường đến 15 km mà bắt đạp xe hoặc đứng trên xe bus chật cứng với chiếc áo dài và đôi giày cao gót thì thật là khổ! Nếu mặc thường xuyên thì đúng là cực hình!” Thảo Vy, lớp 10 chuyên Ngoại ngữ bày tỏ.

Hiện nay ở Hà Nội không có trường THPT nào quy định đồng phục nữ sinh là áo dài trắng. Những bộ áo dài duyên dáng chỉ xuất hiện ở các trường trong những ngày lễ đặc biệt.

Việc thực hiện đồng phục cho học sinh ở Hà Nội cũng không đạt được đồng loạt hoàn toàn, nhất là khi mùa đông đến.

Học sinh vẫn khoái diện những bộ cánh "3Đ": đẹp, độc, điệu để khoe phong cách. Khi đó, thời tiết quá lạnh và áo đồng phục tỏ ra không đủ độ giữ ấm để đảm bảo sức khoẻ cho các em. Vì vậy, không ít trường cũng “linh động” để các em ăn mặc khá tự do như Trường THPT Việt Đức, THPT Chuyên Ngoại ngữ…

  • Thủy Văn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,