221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1280828
"99% học sinh giỏi không phải bệnh thành tích"
1
Article
null
'99% học sinh giỏi không phải bệnh thành tích'
,

- Sau khi đăng tải bài viết:"Lại thêm thế hệ mới toe è cổ vì ’thành tích’, toà soạn nhận được phản hồi của nhiều bạn đọc cho rằng câu chuyện này đã xảy ra tại Trường Tiểu học Ban Mai (Hà Nội). VietNamNet đã tới trường để tìm hiểu thực hư. Dưới đây là nội dung trao đổi với bà Phạm Thị Thu Phương, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của trường.

Phụ huynh phản ánh: khi thi giữa kỳ, cô giáo môn tiếng Anh lớp 1 đã cho các em chép bài của nhau. Vậy nhà trường có biết hiện tượng này không? Trường Ban Mai tổ chức thi cử như thế nào?

- Trường Ban Mai khẳng định là không hề có hiện tượng đó. Không có chuyện cô giáo cho phép chép bài của bạn trong kỳ thi. Nếu phụ huynh có bằng chứng thì nhà trường sẽ xử phạt cô giáo đó vì vi phạm quy chế chuyên môn.

Kết quả đánh giá cuối học kỳ 2 mới là kết quả chính thức đánh giá học sinh, theo thông tư mới của ngành giáo dục năm nay.

Nếu mắc bệnh thành tích phải là ở khâu ấy. Còn kiểm tra hàng tháng hay giữa kỳ chỉ là để kiểm tra trình độ các cháu, giúp cha mẹ và giáo viên trong trường biết được học lực của HS.

Tuy nhiên, năm ngoái, kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ vẫn là các đợt kiểm tra quan trọng.

Trong các lần thi kiểm tra giữa kỳ hay cuối kỳ, các em thi đề chẵn, đề lẻ và ngồi theo số báo danh. Như vậy, rất khó có thể quay sang chép bài của nhau.

Giáo viên được đổi chéo để coi thi theo hình thức bốc thăm, giáo viên lớp 1 có thể coi thi lớp 4 hoặc ngược lại.

Tôi phải ghi lại cô nào coi lớp nào để quản lý. Việc chấm thi cũng như vậy, là hình thức chấm chéo, giáo viên chủ nhiệm không được chấm bài của lớp mình. Mỗi bài chấm thi đều phải qua hai người và người cuối cùng chấm là thanh tra.

Mô tả ảnh.
Học sinh trường Ban Mai chuẩn bị kiểm tra tháng


Bà nghĩ như thế nào khi phụ huynh phản ánh Trường tiểu học Ban Mai có quá nhiều học sinh giỏi: tỉ lệ HS giỏi của một lớp 1 lên tới 99%. Phản ánh đó cũng khá phù hợp với thông tin đăng trên website của nhà trường khi sơ kết học kỳ I năm nay: 367 HS xếp loại học lực Giỏi, 49 HS Khá; 1 HS Trung bình?Liệu có phải ra đề dễ để HS có điểm cao hay nhà trường có kinh nghiệm gì trong đào tạo?

- Nhà trường, như mọi trường khác đều ra đề theo Chuẩn kiến thức kỹ năng (có từ lớp 1 đến lớp 5) của Bộ GD-ĐT.

Chuẩn kiến thức này quy định rõ mỗi bài học các em phải nắm được nội dung gì và thậm chí GV kiểm tra cái gì. Như vậy, không phải nhà trường thích ra đề như thế nào thì ra.

Đó là chưa kể, trường cũng phải chịu thanh tra về chuyên môn, thi cử của Phòng GD, Sở GD-ĐT Hà Nội, thanh tra liên ngành.

Mỗi một trường bao giờ cũng có định hướng chuyên môn, đó là nắm chắc chương trình của Bộ GD-ĐT, phát triển tư duy và đạt được mặt bằng chung của các trường hiện nay và thậm chí có thể hơn.

Tuần nào GV cũng phải lên kế hoạch dạy học cho tuần đấy, đồng thời cũng có kế hoạch dạy học để gửi về cho phụ huynh. Phụ huynh đều biết hôm nay con mình học cái gì. Nhà trường thường xuyên đi dự giờ để có nhận xét về chuyên môn cho các cô giáo.

Trường Ban Mai có hình thức khen thưởng hay kỷ luật GV nếu chất lượng của lớp GV đó phụ trách đạt kết quả cao hay yếu kém không?

- Việc xếp loại GV hiện nay đang tuân theo chuẩn GV tiểu học của Bộ GD-ĐT ban hành năm 2007.

Trong tiêu chuẩn đó, người ta không đưa tỉ lệ học sinh giỏi, khá, trung bình… để làm tiêu chí khen thưởng cho GV.

Tiêu chuẩn đó chỉ đưa ra tiêu chí rất chung chung cho GV là: HS đạt yêu cầu. Như vậy, GV không có động lực gì mà phải ép lớp mình có tỉ lệ HS khá, giỏi cao.

Phụ huynh có thắc mắc là mới có lớp 1 mà cháu đã viết được những từ tiếng Anh khá khó nhớ. Xin bà cho biết đối với lớp 1, các cháu được học tiếng Anh như thế nào?

- Hiện nay, các cháu lớp 1 đang học giáo trình tiếng Anh nước ngoài. Học kỳ I, các cháu học nghe nói, tập phản xạ là chủ yếu. Học kỳ II mới bắt đầu chuyển sang viết từ kết hợp với nghe nói. Đến cuối lớp 2 các em có thể thi được chương trình Starter của Cambridge. Hết lớp 1 thì có thể học được một nửa chương trình đó.

Trường Ban Mai có cách rèn vở sạch chữ đẹp cho các em như thế nào khiến phụ huynh nghi ngờ về bệnh phong trào, thành tích?

- Năm nay nhà trường coi vở sạch chữ đẹp là một nhiệm vụ trọng tâm, đề ra từ đầu năm.

Hàng tháng nhà trường tổ chức cho các em thi viết chữ đẹp ở các lớp, sau đó chọn bài xuất sắc của lớp để trường trao giải.

Sau đó trường lại tiếp tục gửi đi dự thi cấp quận. Tuy nhiên, việc rèn chữ cho các em không nhằm mục đích để có thành tích, đó là một hoạt động giáo dục cần có ở bậc tiểu học.

Ban-Mai-tap-viet_3652.jpg
Các em học sinh Ban Mai trong giờ tập viết

Trước hiện tượng rất nhiều phụ huynh có con học giỏi mà vẫn không hài lòng vì họ lo sợ bệnh thành tích làm cho các em không biết rõ thực lực của mình, với tư cách là một nhà giáo dục, chị nghĩ về hiện tượng này như thế nào?

- Tôi cho rằng, là một người mẹ thì luôn luôn động viên con mình để cố gắng hết sức ở khả năng của mình.

Ngày hôm nay con mình chưa đạt yêu cầu thì ngày mai, khi có tiến bộ hơn thì mình phải ghi nhận nỗ lực ấy.

Con người bao giờ cũng có sơ đồ hình sin trong năng lực của mình. Trong giai đoạn này có thể mình ở một mức cao, nhưng giai đoạn khác có thể ở một mức rất thấp.

Vì thế, luôn luôn phải có sự động viên để con tiến bộ, chuyển từ mức thấp lên mức cao. Cha mẹ không nên quá bi quan khi mình nhìn rõ được năng lực của con. Trường cũng luôn có hình thức động viên kịp thời đối với tất cả các em.

Nhưng khen nhiều thì dễ dẫn đến tự mãn và khiến cho các cháu ảo tưởng là mình rất tốt rồi, không cần phải phấn đấu nữa?

- Điều đó lại phụ thuộc vào cách khen, cách động viên. Đó là lý do vì sao bên cạnh điểm số, bao giờ cô cũng có lời phê. Lời phê ấy sẽ khiến cho các con được điểm cao mà không tự mãn, hay bị điểm thấp mà không buồn phiền.

Hiện nay trang diễn đàn của trường Ban Mai đang sửa chữa và phụ huynh không vào đó góp ý được. Vậy phụ huynh phải góp ý cho nhà trường bằng cách nào?

- Trên trang web của nhà trường có địa chỉ, điện thoại của ban giám hiệu, các phụ huynh có thể góp ý trực tiếp hoặc viết thư. Rất mong những góp ý mang tính xây dựng và nếu có bằng chứng vi phạm của giáo viên, nhà trường sẽ có biện pháp xử lý.

Xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi này.

  • Hương Giang (Thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,