Hơn 200 người, tuổi từ 22 trở lên đã cùng tham gia một trò chơi “ lạ” mang tên “Quản trị cuộc đời”. Thế nào là con người? Sống để làm gì? Rốt cuộc là mình nên dùng cuộc đời mình vào việc gì và việc đó có đáng để dùng không?... những câu hỏi tưởng chừng đơn giản ấy lại cuốn hút tất cả những người tham gia.
Tin mới trên VNN:
’Sốt’ du học từ trong bụng mẹ
Đau đớn gia đình cô gái bị vùi xác xuống sông
Cô ca sĩ tái nghiện và khát vọng hoàn lương
Chương trình “ Quản trị cuộc đời” diễn ra lần đầu tiên ở Việt Nam giữa tháng 4 tại Tp Hồ Chí Minh do Trường Quản trị cuộc đời LiMA tổ chức với diễn giả là chuyên gia giáo dục Giản Tư Trung - Chủ tịch sáng lập Tổ chức giáo dục PACE.
Chơi là làm những điều mà mình thích
“Theo ban tổ chức, chúng ta sẽ kết thúc chương trình vào 16h30. Nhưng, nếu việc chưa xong thì ta cứ chơi tiếp”. Học viên cười ồ lên ngay sau câu nói đầu tiên của diễn giả. Họ khoan khoái vì cả một ngày giam mình trong khán phòng tưởng sẽ “buộc phải” làm việc cật lực song lại được “chơi”! Mà đã là “chơi” thì ai lại chán và mệt mỏi bao giờ?
Chuyên gia giáo dục Giản Tư Trung đang diễn thuyết trong chương trình “Quản Trị Cuộc Đời” |
Và những gì diễn ra trong ngày thứ Bảy đó đã đúng như tuyên bố của tác giả và diễn giả của chương trình đào tạo. Suốt từ 8h30 đến gần 19h là một sê-ri “trò chơi” về Quản trị cuộc đời. Người chơi giật mình vì những câu đố đơn giản: Con người là gì? Cuộc đời là gì? Thế nào là cuộc đời đáng sống? Thế nào là thành công và hạnh phúc?...; Người chơi ưu tư nhìn vào chính mình với lý thuyết “Con người 4 phần, cuộc đời 4 món”; Người chơi vỡ òa trong sung sướng khi giải được bài toán hóc búa của cuộc đời mình…
Khóa học là minh chứng sinh động cho quan điểm của giảng viên: “Chơi là làm những gì mà mình thích, còn làm là chơi những gì mình không thích”, đây cũng là một khía cạnh thú vị của môn học Quản trị cuộc đời. Một thông điệp nữa của môn học là: nếu chúng ta tìm thấy niềm vui và ý nghĩa của những việc đang làm thì sẽ làm nó y như chơi, mình sẽ làm nó với một tình yêu lớn và nhất định sẽ thành công mà ít thấy mệt mỏi, áp lực và thậm chí là nô lệ của công việc.
Theo chuyên gia giáo dục Giản Tư Trung thì: “Bản chất con người vốn dĩ là ích kỷ. Nhưng giáo dục được sinh ra không phải để giết chết tính ích kỷ của con người, mà để giúp con người chuyển từ “ích kỷ ngu ngốc” thành “ích kỷ khôn ngoan”. Nếu sống mà chỉ biết vì mình thì sẽ không được người khác chấp nhận, còn nếu lúc nào cũng sống vì người khác thì có khi mình lại chẳng được gì. Theo tôi, khi biết đặt cái riêng nằm lọt trong cái chung thì khi đó vì cái chung ta sẽ có cái riêng, khi đó,“vì người” là cách “vì mình” khôn ngoan nhất”.
Có một môn học mang tên “Quản trị cuộc đời”
Nhắc đến quản trị, thường gợi đến quản trị quốc gia hay quản trị doanh nghiệp, chứ ít ai nghĩ đến “quản trị cuộc đời” hay “quản trị bản thân”. Một quốc gia thành công phải được quản trị tốt, để một doanh nghiệp thành công thì doanh nghiệp đó phải được quản trị tốt, và để có một cuộc đời thành công, chắc chắn cuộc đời đó cũng phải được quản trị tốt
Toàn cảnh khóa học “Quản trị cuộc đời” do Trường Quản trị cuộc đời LIMA tổ chức |
“Quản trị cuộc đời” được xây dựng trên tinh thần cuộc đời cần thiết phải được quản trị và hoàn toàn có thể quản trị được. Năm vấn đề quan trọng của môn học là: Hiểu rõ bản thân, Hoài bão và Lẽ sống, Chiến lược cuộc đời, Năng lực cốt lõi và Hệ giá trị nền tảng. Nền tảng cho 5 trụ cột này là hệ thống các khái niệm và kiến thức liên quan đến con người, cuộc đời, cuộc sống. Và những kỹ năng sống mà chúng ta cụ thể hóa từ năng lực và sự trải nghiệm được áp dụng vào trong đời sống hàng ngày.
Học viên Nguyễn Thị Mai (Chủ tịch HĐQT MEDICOAST Vũng Tàu) chia sẻ "Chương trình không những giúp cho cha mẹ biết cách giáo dục và dạy dỗ con cái, mà còn hữu ích đối với những doanh nhân đang quản lý và điều hành doanh nghiệp như chúng tôi. Đặc biệt, chương trình cũng trang bị cho giới trẻ những kiến thức hữu hiệu để biết sống hạnh phúc hơn và làm việc thành công hơn trong bối cảnh nhiều rủi ro như hiện nay."
TS. Quách Thu Nguyệt - Hiệu trưởng Trường Quản trị cuộc đời LiMA (một thành viên của Tổ chức giáo dục PACE) - đơn vị tổ chức chương trình khẳng định: “Sự tham gia đông đảo của học viên trong khóa đầu tiên cho thấy nhu cầu về tìm hiểu, nghiên cứu chính mình để làm sao mình sống tốt hơn, có một cuộc đời thành công và được mến trọng của người Việt Nam là rất lớn. Chúng tôi cũng đã có một chương trình học bổng sâu rộng để mọi người có thể có cơ hội tham gia chương trình này nhiều hơn nữa”.
“Chúng ta đang sống trong một thời kỳ của những thay đổi khó lường, bởi vậy nếu bạn có hoài bão, có chiến lược tốt cho cuộc đời của mình, thì bạn sẽ nhanh chóng chinh phục được đỉnh cao sự nghiệp trong cuộc đời bạn. Và sự thật, chính mỗi chúng ta mới là "nhà quản trị" của cuộc đời mình.” Peter Drucker, “cha đẻ” khoa học quản trị hiện đại của thế giới, cũng là người khởi xướng chuyên ngành “Quản trị cuộc đời”. |
-
Oanh Trần