221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1282099
Lớp học thần đồng và tham vọng cho con hơn người
1
Article
null
Lớp học thần đồng và tham vọng cho con hơn người
,

Yang Zhihui – 8 tuổi ở quận Chaoyang đã đi một mình tới dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp học cho thần đồng. Cậu nài nỉ các nhân viên được nộp đơn mặc dù chưa đủ tuổi. Yang nói: “Tốc độ học ở trường quá chậm. Cháu muốn học nhanh hơn nữa". Và cuối cùng thì đơn đăng ký của cậu bé cũng được chấp nhận.

TIN LIÊN QUAN

Mô tả ảnh.
Các bậc phụ huynh xếp hàng đăng ký cho con thi tuyển vào lớp học thần đồng ở trường Trung học số 8 Bắc Kinh.

1 "chọi" 56

Theo Thời báo Bắc Kinh, có hơn . học sinh từ 9 đến 10 tuổi đã tham dự kì thi tuyển sinh vào lớp học dành cho thần đồng ở trường Trung học số 8 Bắc Kinh để cạnh tranh 30 suất.

Những HS trúng tuyển sẽ hoàn thành chương trình học từ lớp 5 tới lớp 12 trong vòng 4 năm, sau đó sẽ tham dự kỳ thi tuyển sinh đại toàn quốc.

Nhiều ông bố, bà mẹ đã tới đăng ký cho con trong khi bọn trẻ còn bận rộn với những lớp học thêm cuối tuần.

Chị Li Yanru – 35 tuổi đã thuyết phục cậu con trai 9 tuổi của mình đồng ý đăng ký chương trình học này. Chị cũng không chắc con mình có phải là một thần đồng hay không.

“Tôi thấy cháu thông minh hơn những đứa trẻ cùng tuổi khác. Mức độ cạnh tranh của cuộc thi này là rất khắc nghiệt, vậy nên chúng tôi cũng chỉ muốn thử xem sao.”

Các thí sinh sẽ phải trải qua 3 bài kiểm tra năng khiếu, bao gồm các bài kiểm tra tiếng Trung, Toán học và tư duy.

Những bài kiểm tra này hoàn toàn khác với những bài kiểm tra học kỳ ở trường, bởi vì các câu trả lời và bài tập không hề có trong sách giáo khoa. Bài kiểm tra tư duy thì giống với những bài kiểm tra IQ.

Theo bà Wang – phát ngôn viên của nhà trường, chỉ có 60 em được lọt vào vòng 3 và các em sẽ được học thử 6 ngày. Và chỉ một nửa trong số đó được nhận vào lớp học này.

Dù tỷ lệ ‘chọi’ là rất cao song nhà trường không có ý định tăng thêm số lượng tuyển sinh.

Có cầu ắt sẽ có cung

TIN LIÊN QUAN

Ngày nay, phụ huynh Trung Quốc đều quen thuộc với câu nói “Đừng để con bạn thua kém những đứa trẻ khác khi chúng đứng ở cùng vạch xuất phát”. Nhiều cặp vợ chồng chỉ có một con, vì thế họ đặt nhiều kì vọng vào đứa trẻ.

Từ đó, như một kết quả tất yếu, xuất hiện những lớp học dành cho các thần đồng. Những lớp học này phổ biến trên cả nước, lan truyền từ bậc đại học cho đến tiểu học, trung học. Thậm chí, nhiều tổ chức giáo dục mầm non cũng đề nghị những chương trình đào tạo thần đồng cho trẻ em trước tuổi đến trường.

Đi tiên phong trong việc thành lập những chương trình học này phải nói đến ĐH Khoa học và Công nghệ - một trong những đại học hàng đầu Trung Quốc. Trường mở những lớp học này từ năm 1978.

Mục đích là khai thác một cách hiệu quả nhất những người trẻ có tài năng bẩm sinh và cho họ cơ hội tốt nhất để tận hiến tài năng của mình. Sự khác biệt lớn nhất giữa những lớp học thông thường và lớp học đặc biệt này nằm ở cách tổ chức chương trình giảng dạy.

Những học sinh khác cùng độ tuổi đó sẽ phải mất 8 năm để hoàn thành bậc tiểu học và 6 năm cho bậc trung học. Song những học sinh ở lớp học thần đồng chỉ mất 4 năm để hoàn thành chương trình học 8 năm.

Có 85% những người tốt nghiệp chương trình này tiếp tục học cao hơn ở trong nước và cả nước ngoài. Hầu hết trong số họ hiện đang là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ cao, kinh doanh.

Tạo điều kiện hay chỉ gây ảo tưởng?

Lẽ dĩ nhiên, ông bố bà mẹ nào cũng muốn con mình ‘hơn người. Son,g đã có những tranh cãi xung quanh chương trình giáo dục dành cho những thiên tài bẩm sinh này. Nhiều nhà tâm lý học nghi ngờ về việc liệu để những đứa trẻ này bước vào thế giới của người lớn quá sớm có phải là điều tốt hay không.

Một số người cũng lo ngại rằng giáo dục thần đồng có thể sẽ gây ra ảo tưởng cho những ông bố bà mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái. Khi các em bước vào đại học ở độ tuổi còn quá nhỏ, sẽ gây ra nhiều khó khăn hơn cho các em trong việc quản lý cuộc sống riêng và các mối quan hệ cá nhân.

Tờ Nhật báo Thanh niên Trung Quốc đã từng đề cập đến trường hợp của cậu bé Xie Yanbo – người được nhận vào ĐH Khoa học và Công nghệ Trung Quốc khi mới 11 tuổi. Cậu đã nhanh chóng tốt nghiệp và tìm được một việc làm. Song, sau đó là một thời kỳ khó khăn bởi cậu không thể hòa nhập được với những đồng nghiệp ở cơ quan.

Các nhà giáo dục cho rằng các bậc phụ huynh không nên chỉ chú trọng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ mà phải quan tâm tới cả việc phát triển tính cách và các kĩ năng sống cho trẻ.

Sự thật thì không phải tất cả những đứa trẻ thần đồng khi trưởng thành đều là những người thành công như người ta vẫn thường trông mong.

  • Nguyễn Thảo (Tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,