221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1280658
“Trường trong trường”: Giải pháp cho giáo dục Đại học?
0
Article
null
“Trường trong trường”: Giải pháp cho giáo dục Đại học?
,

Giáo dục Đại học hiện nay vẫn gặp nhiều bế tắc để khơi thông và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Một trong những “nút thắt cổ chai” quan trọng nhất đã được bàn thảo rất nhiều trong thời gian qua, đó chính là cơ chế quản lý Giáo dục đại học hiện nay và khả năng tự chủ của các trường đại học, cao đẳng trước đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Tin bài mới trên VNN:
"Nếu xa dân thì chúng ta không còn lí do gì để tồn tại”
Xin được ’chỉ mặt’, ’ăn tát’ để đào bới lòng đất
Đại gia đi ôtô, lĩnh lương hàng nghìn đô...ở nhà thuê

Vậy đâu là lối thoát phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay cho các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam để cạnh tranh được với các trường đại học quốc tế đang hiện diện ngày càng nhiều ở Việt Nam? Mô hình “trường trong trường” rất phổ biến ở các trường đại học hàng đầu thế giới có thể là một trong nhiều giải pháp hữu hiệu.

Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS - TS Lê Quân, Chủ tịch Hội đồng Chuyên gia EduViet Corporation, Tổng Giám đốc Trường Quốc tế EduViet Business School – Trường Đại học Công nghệ Đông Á.

Xin ông giới thiệu đôi chút về mô hình trường trong trường?

Mô hình trường học trong trường đại học khá phát triển trên thế giới. Mô hình này được hiểu là thay vì thành lập nhiều trường đại học, nhà nước cho phép thành lập các trường “con” trong các trường đại học lớn.

Ở nước ngoài, các trường con trong trường đại học lớn rất phổ biến với tên gọi là các School hay College, ví dụ điển hình nhất được nhiều người biết tới là trường kinh doanh Harvard Business School (HBS) thuộc trường Đại học Harvard danh tiếng.

vmc
Ngày Nhân sự Việt Nam 2009 do EduViet Corporation
chủ trì tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

Các trường con này được tự chủ và độc lập tương đối với trường đại học lớn. Mô hình này thường được triển khai với các trường đại học đa ngành, cho phép thành lập các trường con “đơn ngành” hoặc “chuyên ngành”. Các trường con được định hướng phát triển cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, khác biệt so với mặt bằng chung của trường lớn mà nó trực thuộc.

Ông có thể cho biết các ưu điểm chủ yếu của mô hình quản lý “trường trong trường”?

Tại nước ta, mô hình này nên được khuyến khích phát triển thay vì thành lập ra quá nhiều trường đại học mới. Có thể kể ra ba ưu điểm lớn của mô hình này:

Thứ nhất, mô hình này cho phép huy động và xã hội hóa mạnh mẽ đào tạo. Cùng với quá trình thành lập trường con, trường lớn có điều kiện để huy động sự tham gia của nhiều nhà đầu tư mới.

Với trường công lập, trường con thường có cơ chế linh hoạt nên có thể huy động tư nhân đầu tư. Với trường tư thục, nhiều nhà đầu tư thích bỏ vốn vào các trường con hơn vì nó cho phép đảm bảo sự tự chủ của cả nhà đầu tư cũ lẫn nhà đầu tư mới.

Thứ hai, mô hình này cho phép thu hút được nhiều nhân lực giỏi nhờ cơ chế tự chủ và độc lập trong quản lý của trường con. Trong một số trường hợp, thành lập trường con cho phép xây dựng cơ chế hấp dẫn về đãi ngộ và môi trường làm việc, là tiền đề để thu hút nhân lực giỏi.

Thứ ba, mô hình này cho phép phân cấp quản lý toàn diện và giảm tải công tác quản lý hành chính trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Thông thường, một đại học đa ngành, đa cấp thường gặp khó khăn trong quản lý nếu áp dụng mô hình quản lý tập trung.

Hiện nay, việc các trường phân cấp mạnh xuống cho các khoa trực thuộc cho phép giảm tải phần nào cho bộ máy quản lý cấp cao của trường, nhưng chưa giảm tải được nhiều trong quản lý đầu tư, hạch toán kế toán. Việc thành lập trường con cho phép phân cấp toàn diện hơn trên tất cả các phương diện từ khoa học, học thuật, đến quản lý, hạch toán kế toán và đầu tư.

Trên cơ sở các ưu điểm đó, thành lập các trường con cho phép tạo ra cơ chế bứt phá phát triển một số lĩnh vực tiềm năng. Trường con thường được xây dựng theo mô hình trường “chuyên”, có quy mô nhỏ nhưng chất lượng cao.

Thưa ông, vậy hiện nay mô hình này đã phổ biến ở Việt Nam chưa?

Mô hình này cũng đã có ở Việt Nam, chủ yếu tập trung ở các Đại học Quốc gia, đại học vùng. Các trường “con” về thực chất là các trường đại học tương đối lớn đã có và được “gom” về Đại học Quốc gia, đại học vùng.

Một số ví dụ rất thành công có thể kể đến như Khoa Quản trị kinh doanh HSB (Hanoi School of Business) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, hay Trung tâm Pháp Việt Đào tạo về Quản lý thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân – CFVG (dự án hợp tác Pháp Việt) cũng là một điển hình. Hai trường con này đều vừa được xếp hạng nhất nhì trường kinh doanh tốt nhất Việt Nam do Eduniversal bầu chọn.

Trong trường hợp của Trường Quốc tế EduViet, các lợi ích cụ thể mang lại là gì?

Nhận thức được tính ưu việt của mô hình quản lý này, Trường Đại học Công nghệ Đông Á đã hợp tác cùng Tổ chức Tư vấn Giáo dục Việt Nam (EduViet Corporation) thành lập Trường Quốc tế EduViet International School (EIS).

EIS về bản chất có thể được hiểu là một Khoa hay một Trung tâm trực thuộc Trường Đại học Công nghệ Đông Á, nhưng được quản lý điều hành bởi EduViet Corporation. Sự hợp tác này đến nay đã đạt được ba mục tiêu lớn:

Thứ nhất, Đại học Công nghệ Đông Á đã thu hút được một số vốn lớn vào phát triển trường, nhưng không làm thay đổi cơ cấu sở hữu hiện nay của trường.

Thứ hai, nhờ có cơ chế tự chủ, cho phép nhà giáo được làm chủ, EIS đã thu hút được nhiều nhà giáo, nhà quản lý giáo dục quốc tế giỏi trong và ngoài nước. Nhiều tiến sỹ “ngoại” đang đến với EIS không phải vì cơ chế đãi ngộ tài chính, mà vì họ thấy đây là môi trường họ được tự chủ và được triển khai áp dụng các phương thức quản lý giáo dục mới nhằm cung ứng các dịch vụ chất lượng cao cho xã hội.

EIS áp dụng hoàn toàn hệ thống giáo dục tín chỉ theo tiêu chuẩn Châu Âu vào công tác quản lý giáo dục và đào tạo, cho phép thực hiện tốt nhất cả mô hình phối hợp 3 bên đang được nói tới nhiều là nhà trường – doanh nghiệp và sinh viên để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.

Về phía Đại học Công nghệ Đông Á, phát triển EIS cho phép trường nhanh chóng hội nhập quốc tế và cung ứng các dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng chuẩn quốc tế cho xã hội.

Vậy mô hình này có hạn chế gì và việc phân cấp mạnh như vậy, liệu có những rủi ro về chất lượng?

Mô tả ảnh.
PGS - TS Lê Quân.
Bên cạnh các ưu điểm nêu trên, mô hình trường trong trường có thể tiềm ẩn nhiều hạn chế. Hạn chế lớn nhất có thể nhìn nhận là mô hình này có thể làm giảm sự phối hợp giữa các đơn vị trong trường lớn do trường con hoạt động độc lập tự chủ.

Nếu trường lớn không có chiến lược phát triển tổng thể tốt, mô hình này có thể tạo ra nhiều trường con lấn sân nhau trong hoạt động, do đó có thể gây ra các hiệu ứng lãng phí về nguồn nhân lực và vật lực.

Phân cấp không có nghĩa là buông lỏng quản lý. Công tác kiểm định chất lượng luôn phải được đặt lên hàng đầu. Trường con được tự chủ, nhưng trường lớn có quyền thanh tra, kiểm tra và giám sát liên tục.

Ngoài ra, khi lựa chọn đối tác để phát triển các trường con, cần hết sức lưu ý tiêu chí lựa chọn. Cần chọn các cá nhân và tổ chức tâm huyết với giáo dục, có năng lực quản lý và điều hành, luôn coi thương hiệu là yếu tố sống còn trong phát triển. Nếu tất cả đều hướng tới khách hàng là người học, thì chất lượng sẽ luôn được coi là số một.

Ông có thể giới thiệu rõ hơn về mô hình và các chương trình đào tạo của EIS?

Tại EIS, chúng tôi chuyên thực hiện đào tạo liên kết cấp bằng quốc tế tại Việt Nam với các trường đại học hàng đầu của Pháp, Anh, Mỹ, Úc… Các chương trình đào tạo của EIS thuộc khối kinh tế, quản trị kinh doanh và tài chính ngân hàng đều là các lĩnh vực có nhu cầu lao động lớn nhất hiện nay cũng như trong tương lai cùng với tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam.

EIS áp dụng hoàn toàn hệ thống giáo dục tín chỉ theo tiêu chuẩn Châu Âu vào công tác quản lý giáo dục và đào tạo. Sinh viên tuỳ theo điều kiện có thể lựa chọn học chuyển tiếp sang các trường đối tác sau 1 hoặc 2 năm học tại Việt Nam, hoặc có thể học lấy bằng quốc tế tại Việt Nam nhưng với chuẩn đầu ra tiếng Anh TOEIC 650 hoặc tương đương.

Ngoài ra, sinh viên năm thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba đang theo học tại các trường cùng khối ngành tại Việt Nam đạt chuẩn đầu vào tiếng Anh đều có thể học chuyển tiếp tại EIS để lấy bằng cấp quốc tế.

Được biết ông đang đảm nhận vị trí Trưởng bộ môn, Trưởng dự án đào tạo quốc tế của một trường đại học lớn, tại sao ông lại quyết định xin ra khỏi biên chế để mở EIS?

Tôi không phải là trường hợp duy nhất. Nhiều bạn bè của tôi đồng hành cùng tôi. Trường đại học nơi tôi công tác đã tạo rất nhiều thuận lợi cho tôi trong công tác, tôi cũng có nhiều thành công tại trường và tôi tự hào, cũng như luôn ghi nhớ điều đó.

Tuy nhiên, hệ thống giáo dục công lập hiện chưa có cơ chế cho phép phát triển các mô hình trường “con” như đề cập bên trên. Với EIS, chúng tôi mong muốn được thực hiện triết lý “Small is Beautiful”, “nhỏ” nhưng “đẹp”, mang lại cho xã hội dịch vụ đào tạo chất lượng cao.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này.

  • Thu Trang (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,