221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1284655
3 trường ĐH gặp nguy cơ hạ cấp, giải thể
1
Article
null
3 trường ĐH gặp nguy cơ hạ cấp, giải thể
,

- "Đề nghị Chính phủ tăng cường hậu kiểm và có biện pháp xử lý nghiêm khắc, giải thể hoặc hạ cấp với những trường phạm quy định, không thực hiện đúng cam kết thành lập trường, đặc biệt với các trường ngoài công lập đã thành lập được hơn 10 năm nay vẫn chưa có cơ sở riêng".

Đây là một trong những kiến nghị của đoàn giám sát Quốc hội được GS Đào Trọng Thi trình bày hôm nay trước Quốc hội.

TIN LIÊN QUAN

Mô tả ảnh.
Một cơ sở được Trường ĐH Đông Đô thuê đào tạo.

Theo đoàn giám sát, hiện có 15 cơ sở đào tạo chưa xây dựng theo cam kết và đang phải thuê cơ sở để đào tạo.

"Nguy cơ cao" phải kể đến các trường đã thành lập từ năm 1997 như Đông Đô, Hùng Vương, Văn Hiến.

Trường ĐH Đông Đô chưa có diện tích đất và cũng không có tiền để xây dựng. Trường đang thuê 4 cơ sở để đào tạo. Trường ĐH Văn Hiến (TP.HCM) đã được thành phố cấp 56.900 m2 nhưng chưa giải phóng mặt bằng, chưa có kế hoạch xây dựng. Còn Trường ĐH Hùng Vương cũng được cấp 24 ha ở cùng huyện Bình Chánh với Văn Hiến, giải phóng mặt bằng được 2 ha và cũng chưa có kế hoạch xây dựng.

Những trường ĐH mới mở khác, dù thời gian đến "10 tuổi" còn xa nhưng cũng được lưu ý.

Trường ĐH FPT thành lập cách đây 4 năm, có diện tích 30ha, dự kiến hết tháng 10 sẽ hoàn thành phần xây dựng. Ra đời cùng năm, ĐH tư thục Chu Văn An ở Hưng Yên có diện tích xây dựng 20 ha, đã giải phóng mặt bằng được 7ha và đang tổ chức đào tạo tại tru sở cũ của UBND và trường Đảng tỉnh.

3 trường ĐH ở TP.HCM "sinh năm 2007" đang trong tình trạng đi thuê cơ sở vật chất.

Trong đó, Trường ĐH Công nghệ Thông tin Gia Định với diện tích 2,6 ha đã giải phóng mặt bằng, đang xin phép xây dựng; trường đang thuê đào tạo tạ cơ sở của Bộ Tư lệnh thành phố và xí nghiệp may. Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn đã xin thành phố 30ha và mua 6.000 m2 tại quận Thủ Đức, đồng thời thuê một tòa nhà trong 10 năm để hoạt động. Với diện tích 45h tại Nam Sài Gòn, giải phóng mặt bằng được 4ha, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM dự kiến đến năm 2011 bắt đầu xây dựng.

4 trường ĐH được thành lập năm 2007 tại Hà Nội, cũng mắc nhiều khó khăn để hoàn thiện cơ sở vật chất.

ĐH Quốc tế Bắc Hà dự kiến xây dựng cơ sở ở Bắc Ninh, hiện nay đã giải phóng mặt bằng, nhưng chưa có đường vào khu đất nên chưa xây dựng được và đang thuê 3 tầng của trường Việt - Úc để đào tạo. Trường ĐH Đại Nam dự kiến giữa năm nay xong phần 1. Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị có đất nhưng chưa giải phóng mặt bằng, đang thuê cơ sở của một tổng công ty xây dựng để đào tạo. Còn Trường ĐH Thành Tây, với 30 ha đất, đã giải phóng xong mặt bằng, xây dựng được ký túc xá và phòng học, nhà điều hành.

"Sinh" sau 1 năm, Trường ĐH Nguyễn Trãi trong kế hoach có 34 ha đất ở Hà Đông nhưng hiện tại đang thuê cơ sở cả ở sân vận động Mỹ Đình để dạy giáo dục thể chất và xưởng thực hành.

Cùng thời điểm ra đời, Trường ĐH Hòa Bình có 60 ha đất ở Lương Sơn nhưng chưa xong thủ tuc lấy đất, dù đã nộp 8 tỷ để đền bù. Trường đang thuê Viện Khoa học Kỹ thuật bảo hộ lao động để hoạt động.

Tại Quảng Nam, với 40 ha đất ở Hội An, Trường ĐH Phan Châu Trinh đang làm thủ tục về đất và mượn cơ sở để đào tạo tại Trường quân sự tỉnh này.

Theo ông Đào Trọng Thi, trong hệ thống giáo dục đại học, so với yêu cầu đào tạo thì cơ sở vật chất của phần lớn các trường ĐH, CĐ vẫn ở trong tình trạng yếu kém, trong số đó có không ít trường công lập.

Đa số các trường có mặt bằng rất hẹp; phần lớn chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích phòng học, giảng đường theo quy định (6m2SV). Thậm chí, chưa có trường nào đủ diện tích để bố trí chỗ làm việc cho GS, PGS và giảng viên chính.

Đáng lưu ý, nhiều địa phương chưa dành quỹ đất cho các trường; những trường được giao đất vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng. Ngược lại, có trường tận dụng ưu đãi về đất đai dành cho giáo dục, đầu tư phần lớn lợi nhuận vào kinh doanh bất động sản chứ chưa đầu tư để xây dựng hạ tầng, tăng cường trang thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Khi thảo luận về báo cáo giám sát tại hội trưởng, đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) cho rằng, nhiều trường ngoài công lập mở ra vì mục tiêu lợi nhuận nên việc đầu tư một trường đại học không hơn và không khác gì thành lập một công ty mà mục đích đầu tiên là tiền.

Tuy nhiên, các đại biểu vẫn chưa đồng thuận việc có nên giải thể ĐH ngoài công lập không đủ điều kiện hay không. Luồng ý kiến bảo vệ, như đại biểu Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang) khẳng định "phải cảm ơn các nhà đầu tư cho giáo dục ngoài công lập, bởi họ phải chịu thiệt thòi đủ đường nhưng vẫn cố gắng cầm cự được, trong khi các trường công lập được nhà nước bao cấp toàn bộ mà vẫn gặp khó". XEM TƯỜNG THUẬT CHI TIẾT TẠI ĐÂY

  • Ngọc Lê
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,