221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1285347
Bán 1.700 lâu đài, vẫn tham vọng lập ’siêu’ đại học
1
Article
null
Pháp:
Bán 1.700 lâu đài, vẫn tham vọng lập ’siêu’ đại học
,

Mặc dù đang trong thời kỳ suy thoái kinh tế, thậm chí sẽ bán giảm giá 1.700 bất động sản, gồm lâu đài, doanh trại và dinh thự Paris nhằm giảm bớt khoản nợ lớn đang đè nặng, nhưng chính phủ Pháp vẫn quyết định dành ra hàng tỷ euro nhằm cải thiện chất lượng và nâng cao vị thế của các trường đại học mang thương hiệu Pháp trên trường quốc tế.

TIN LIÊN QUAN

Mô tả ảnh.
Tiến sĩ Chambaz, một người rất ủng hộ chính sách cải cách giáo dục của tổng thống Sarkozy

“Đây sẽ là một cuộc cách mạng văn hóa của nước Pháp”, tiến sĩ Chambaz, phó giám đốc nghiên cứu tại trường ĐH Paris VI, cho biết.

Chính phủ của tống thống Pháp, Nicolas Sarkozy, đã hứa sẽ dành ra hàng tỷ euro để cảnh cách hệ thống giáo dục ĐH học ở nước này thông qua một chương trình có tên Operation Campus.

Theo đó, Pháp sẽ đầu tư xây dựng 10 “siêu” ĐH trên cả nước nhằm mục đích đào tạo những sinh viên ưu tú nhất và có những công trình nghiên cứu khoa học chất lượng trong tương lai có thể sánh ngang với ĐH Harvard hay MIT của Mỹ.

Các thế hệ doanh nhân và các nhà lãnh đạo chính trị của Pháp không chỉ tốt nghiệp từ các trường đại học bình thường mà họ thường học song song một ĐH trong hệ thống grandes écoles – tập hợp những trường danh tiếng nhất ở Pháp.

Không giống như những người tiền nhiệm của mình, tổng thống Sarkozy không theo học ĐH thuộc nhóm grande école. Điều này đã giúp ông nhận thấy những yếu kém và hạn chế của hệ thống giáo dục của Pháp và quyết định đưa ra những chính sách cải cách mang tính đột phá.

Theo chương trình này, các nghiên cứu khoa học của Pháp trước đây thường được sự hỗ trợ của các tổ chức, như Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia (CNRS) và Viện nghiên cứu Y tế và Sức khỏe quốc gia (INSERM). Tuy nhiên, cơ cấu này đang được thay đổi với trung tâm của các nghiên cứu sẽ là các trường ĐH.

Chủ nghĩa quân bình

Mô tả ảnh.
Đại học Paris VI bên dòng sông Seine.

Trong bảng xếp hạng 100 ĐH danh tiếng nhất thế giới mới đây do trường đại học Giao Thông Thượng Hải (Trung Quốc) bình chọn, trường đại học được xếp hạng cao nhất của Pháp là ĐHParis VI, chỉ đứng khiêm tốn ở vị trí thứ 40.

Tất nhiên, đây không phải là kết quả đánh giá chính thức về chất lượng và uy tín của các ĐH trên toàn thế giới, nhưng tiến sĩ Belloc cho rằng bảng xếp hạng của ĐH Giao thông Thượng Hải là một hồi chuông cảnh báo đối với chính phủ Pháp cần xem lại tại sao các trường ĐH của nước này không được coi là hàng đầu thế giới.

Cũng như các hệ thống giáo dục khác ở châu Âu, điểm hạn chế của các ĐH ở Pháp là chủ nghĩa quân bình.

Các trường ĐH ở nước này không có sự khác nhau nhiều về các ngành đào tạo. Tất cả những học sinh vượt qua kỳ thi có tên baccalauréat đều có thể tự do lựa chọn trường đại học. Vì thế, những học sinh thi đỗ thường chọn những ĐH gần nơi họ ở.

Thêm nữa, phần lớn các trường đại học của Pháp không nổi tiếng bằng tên của chúng mà chủ yếu được biết đến qua tên thành phố mà những ĐH này đặt trụ sở.

Những điều này khiến cho hệ thống giáo dục của Pháp tạo ra được sự cạnh tranh về chất lượng và gây dựng danh tiếng như các ĐH hàng đầu khác trên thế giới.

Trao quyền tự chủ cho các trường ĐH

Những động thái đầu tiên của chính phủ Pháp trong cuộc cách mạng hệ thống giáo dục là trao nhiều quyền tự quyết định hơn cho các trường ĐH.

Theo chính sách mới, các hiệu trưởng của các trường ĐH có nhiều quyền hạn hơn trong vấn đề tài chính và những vấn đề nội bộ khác, như vấn đề đánh giá và khen thưởng cho các giáo viên theo năng lực.

Tuy nhiên, chính sách này khiến nhiều nhà khoa học lo ngại vì họ cho rằng các hiệu trưởng có thể lạm dụng chức vụ.

Đây sẽ là một cuộc cách mạng văn hóa của nước Pháp”

Tiến sĩ Chambaz, phó giám đốc nghiên cứu tại trường ĐH Paris VI
Hiện tại, 51 trường ĐH học của Pháp đã được chuyển đổi theo chính sách mới này và tất cả các ĐH còn lại cũng sẽ thực hiện theo chính sách mới chậm nhất là vào năm 2012.

Simone Bonnafous, hiệu trưởng trường ĐH Paris-Est Créteil Val de Marne và là chủ tịch hội các hiệu trưởng ĐH, đánh giá: “Chính sách mới giúp các trường Đh chủ động hơn trong vấn đề tình chính là lương cho giáo viên. Đây là nguyện vọng mà chúng tôi đã chờ từ rất lâu rồi.”

Trong khi đó, tiến sĩ Chambaz phó giám đốc nghiên cứu tại trường ĐH Paris VI – một trong 18 trường ĐH đầu tiên của Pháp được trao quyền tự chủ năm 2009, cho biết:

“Trước khi được trao quyền tự chủ, chúng tôi đã có những kế hoạch thay đôi riêng của mình và khi chính sách mới được áp dụng chúng tôi chỉ cần hiện thực mục tiêu mà chúng tôi đã đề ra trước đây. Chúng tôi đã tăng đầu tư vào nghiên cứu công nghệ từ 1 triệu euro trước đây lên tới 5 triệu euro vì phát triển công nghệ là mục tiêu hàng đầu của chúng tôi.”

Khuyến khích các ĐH mở rộng hợp tác

Theo chính sách mới, phần lớn nguồn tài chính vẫn được lấy từ chính phủ, nhưng các trường ĐH cũng được khuyến khích tìm các nguồn thu khác từ bên ngoài để nâng cao tính cạnh tranh về chất lượng.

“Chúng tôi sẽ hợp tác nhiều hơn với các công ty tư nhân”, tiến sĩ Vincent Lamande, phó giám đốc văn phòng chuyển giao công nghệ của mạng lưới 4 trường ĐH ở Brittany, cho biết.

Tuy nhiên, đối với những người phản đối tham vọng của tổng thống Sarkozy, việc cho phép các trường ĐH tìm thêm nguồn thu bên ngoài có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống giáo dục của nước này.

Giáo dục ĐH của Pháp đang bị tấn công và nguy hiểm hơn điều này có thể làm sụp đổ cả một hệ thống giáo dục

Tiến sĩ Laurence Giavarini
Tiến sĩ Laurence Giavarini, một giáo sư Văn học tại ĐH Bourgogne và là người phát ngôn của tổ chức Hãy cứu lấy các trường ĐH - Let’s Save the University, lo ngại: "Giáo dục ĐH của Pháp đang bị tấn công và nguy hiểm hơn điều này có thể làm sụp đổ cả một hệ thống giáo dục.”

Bà Giavarini đã đưa ra một ví dụ về mô hình hợp tác mở rộng của trường ĐH bà đang làm việc.

ĐH Bourgogne với 27.000 sinh viên đang có ý định hợp tác với các trường đại học trong vùng khác để tạo thành một ’siêu’ đại học với khoảng 50.000 sinh viên. Tuy nhiên, bà cho rằng việc sát nhập này chẳng đem lại một chút lợi ích nào.

“Chính sách mở rộng của các ĐH ở Pháp là nhằm giúp họ lọt vào danh sách những trường đại học quốc tế danh tiếng nhất. Nhưng điều này không thể giúp cải thiện về mặt chất lượng cũng như những chính sách hành chính linh hoạt”, bà Giavarini nói.

Trong khí đó, tiến sĩ Alain Trautmann, một nhà phản đối chính sách cải cách khác, cũng lập luận rằng tuy hệ thống giáo dục trước đây chưa hoàn hảo, nhưng nó vẫn phù hợp với tình hình thực tế ở nước Pháp.

Tiến sĩ Trautmann hiện là một chuyên gia nghiên cứu về dịch tễ học tại Viện nghiên cứu Cochin – thành viên của INSERM, cho rằng cách tổ chức các dự án nghiên cứu được đứng đầu bởi các tổ chức nghiên quốc gia thay vì các trường ĐH như trước đây, vẫn tạo ra những kết quả khoa học có chất lượng cao.

  • Thanh Xuyên (Theo Chronicle)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,